Review Hãy đi đặt người canh gác

“Hãy đi đặt người canh gác” là quyển tiểu thuyết có số phận thật kỳ lạ. 


Được viết trước nhưng không phải là prequel của Giết con chim nhại, mà lại là sequel, và từ một bản thảo bị từ chối, chuyển mình thành tác phẩm kinh điển đưa tác giả của nó lên đỉnh cao sự nghiệp mà không cần xuất bản thêm bất kỳ một quyển sách nào khác.

Người đóng vai trò làm nên số phận kỳ lạ cho quyển tiểu thuyết chính là Tay Hohoff, biên tập viên đã xử lý bản thảo này cho Harper Lee. Bà Hohoff cho rằng nó chưa đủ chuẩn để in thành sách, do lẽ văn bản này “giống như một chuỗi các mẩu chuyện hơn là tiểu thuyết hoàn chỉnh”.

Vì “Hãy đi đặt người canh gác” là chuỗi các câu chuyện xen kỹ giữa hiện thực - cô Jean Louise Finch 26 tuổi và quá khứ - em bé “tomboy” Scout 6 tuổi, người biên tập viên nhân dân Hohoff lại ấn tượng hơn cả với phần quá khứ và cho rằng Harper Lee nên viết lại và dùng phần quá khứ này làm sườn chính cho câu chuyện. Harper Lee đã làm thế, vào thế giới có được, và lập tức yêu, Giết con chim nhại.

Hãy đi đặt người canh gác kể câu chuyện Jean Louise trưởng thành, người vốn đã xa Maycomb để sống tự lập ở New York và chỉ trở về nhà mỗi năm, cảm thấy hụt hẫng và thất vọng về thị trấn, về những mối quan hệ cũ, và nhất là về bố Atticus, người từng đứng ra bào chữa cho một người da đen, nay lại trở thành “một tay thù ghét mọi đen”. Cảm giác này trong tiếng Anh gọi là disillusionment, nghĩa là hụt hẫng khi thực tế khác với những gì ta mong đợi.

Sau khi đọc sách, mình cho rằng có lẽ biên tập viên Hohoff cảm giác rằng độc giả sẽ không thể hiểu được vì sao Jean Louise sẽ sụp đổ và thất vọng nhiều đến thế bởi cái nền cho tất cả mọi chuyện - tức thời thơ ấu của cô, thể hiện quá mỏng và yếu. Và khi câu chuyện được viết lại thành Giết con chim nhại, với góc nhìn của Scout, vấn đề đã được giải quyết. Người đọc ngày nay nếu đã đọc Chim nhại và chuyển sang quyển này, sẽ nắm bắt câu chuyện dễ dàng, và hiểu được nỗi thất vọng ê chề đến buồn nôn, căm tức của Jean Louise.

Nhưng ngay cả như thế, chính người đọc cũng sẽ thất vọng với Hãy đi đặt người canh gác, vì cách viết dài dòng và không tạo được không khí như Chim nhại, vì các nhân vật được mô tả chủ yếu bằng lời của người viết hơn là để người đọc tự hình dung và cảm nhận. Nếu vẫn muốn biết quyển này thế nào, những người đã đọc Chim nhại có thể skim và xoáy vào vấn đề chính duy nhất - tại sao bố Atticus giờ lại ghét mọi đen?

Người đọc Việt Nam có thể thử liên hệ chuyện người dân tộc thiểu số bị giải tỏa và được đền bù những khoản tiền khổng lồ. Chuyện thường thấy là người ta sẽ sắm xe và chạy trước khi lấy bằng lái, xây nhà to, thử các kiểu ăn chơi. Người miền xuôi sẽ không kì thị họ, nhưng họ có sẵn sàng đón nhận những người kia dù rủng rỉnh tiền bạc, nhưng thật lòng mà nói, chưa tiến được bằng sự văn minh của mình, hay không? 

Câu chuyện người da đen cũng vậy. Trong bối cảnh năm 1950 của tiểu thuyết, người ta tin rằng người da đen chưa sẵn sàng để được trao trọn vẹn quyền công dân, vì khi đó, như Atticus cố giải thích cho Jean Louise, các chính phủ tiểu bang “có thể được điều hành bởi những người không biết điều hành nó ra sao không”?

Về chuyện người canh gác - ở đây là tấm gương đạo đức, kim chỉ nam cho mọi người về luân lý, hồi quyển này mới được giới thiệu năm 2015, mình có tìm hiểu tựa gốc nghĩa là gì và viết bài về nó ở đây: http://xumap.blogspot.com/2016/05/go-set-watchman-se-co-tua-viet-hay-i-at.html

TRƯỜNG SƠN

Comments

Popular posts from this blog