Còn ai tắm mưa

Tắm mưa, chuyện tưởng như là đặc quyền của trẻ con ở quê, nhưng giờ đây chính chúng cũng không còn có thể tận hưởng điều đó nữa. 


Hôm nay trời lại mưa, những cơn mưa dầm dề và dai dẳng trong những ngày bão nổi. Cây bằng lăng trước nhà vươn mình đón từng giọt mưa rơi, những cánh hoa tím biếc rơi rụng và trôi theo dòng nước ra phía con đường đất trước nhà. Quan cảnh trước nhà tôi mỗi khi mưa về dường như không có thay đổi gì so với cách đây hơn mười năm, ngày tôi còn là một đứa trẻ. 

Vẫn con đường đất luôn trở nên tù đọng, lầy lội trong mỗi mùa mưa; vẫn những bụi cỏ dại um tùm trở nên xanh mướt sau mưa; vẫn những khóm hoa dại và cả hoa nhà hàng xóm trồng, nép mình trong làn mưa nặng hạt; và vẫn những hàng nước mưa tuôn xối xả từ mái tôn trước nhà. Chỉ khác mỗi một điều: trong cơn mưa ngoài kia, dưới mái hiên những nhà hàng xóm và cả trên con đường đất đang cuồn cuộn chảy những dòng nước mưa, không thấy bóng dáng của lũ trẻ trong xóm ùa ra tắm mưa thỏa thích như năm nào.

Ký ức của những ngày xưa tắm mưa chợt hiện về. Ký ức về một không gian xanh, um tùm những cây xoài, cây mít và con đường đất trước nhà luôn đầy những dấu chân trẻ con nô đùa mỗi khi trời mưa. Ngày ấy, con nít xóm tôi đông lắm, và chúng tôi luôn chơi cùng nhau. Mỗi lần trời mưa, không ai bảo ai, mỗi đứa đều nài nỉ bố mẹ cho được tắm mưa, rồi sau khi được phép thì liền ào ngay ra đường, nơi có những ‘chiến hữu’ đang đợi sẵn.

Chúng tôi bày đủ mọi trò chơi dưới mưa. Hết rượt đuổi nhau trong mưa, ném bùn đất vào nhau, xây lâu đài, hoặc đào những hố nhỏ rồi đào kênh dẫn cho nước chảy vào lại đến trò thử thách sức bền khi thách thức nhau ngồi dưới làn nước đang đổ ầm ầm dưới máng xối nhà thằng Tèo cho nước đổ vào đầu, vào mặt, vào lưng đau nhức nhối. Đứa nào chịu được lâu nhất đương nhiên sẽ là người thắng cuộc.




Mười năm trôi qua, bọn chúng tôi giờ đã lớn, tất cả đều rời quê lên Sài Gòn học hành, làm việc. Mỗi khi về thăm nhà đúng dịp trời mưa, ngồi nhìn mưa rơi mà nhớ chuyện xưa và nghĩ chuyện bây giờ. Xóm tôi vẫn có một lớp trẻ con mới, nhưng còn ai tắm mưa. 

Những đứa bé lớn lên trong thời đại mới, cái thời mà người ta áp dụng đủ mọi phương pháp khoa học nhất, tiên tiến nhất để bảo vệ con mình khỏi những hiểm nguy tưởng như lúc nào cũng đang rình rập xung quanh chúng. Làm gì có chuyện để cho lũ trẻ chạy rong trên nền đất sình lầy, dưới cơn mưa lạnh lẽo. Làm gì có chuyện để con trần mình dưới làn nước ào ào như thác đổ, khi mà có biết bao nhiêu thứ dơ bẩn đang ẩn mình trong đó. 

Cha mẹ chúng hẳn cũng đã từng lớn lên với những ngày tắm mưa, nhưng biết làm sao được, cuộc sống bây giờ quả thật quá phức tạp và nhiều hiểm nguy hơn xưa rất nhiều, ngay cả mưa cũng không còn trong trẻo, mát lành như trước nữa. Và những đứa trẻ ấy, tiếc thay, có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể tắm mưa.

Tắm mưa, chuyện tưởng như là đặc quyền của trẻ con ở quê, nhưng giờ đây chính chúng cũng không còn có thể tận hưởng điều đó nữa. Lỗi không phải do cha mẹ chúng. Cũng chẳng phải do mưa. Chỉ tiếc rằng, không biết mai này, có còn ai tắm mưa?

Comments

  1. Tây Ninh, đồng hương này ^^ blog anh đẹp quá

    ReplyDelete
  2. Xu ở Tây Ninh à?
    Đọc bài này mình thấy nhớ tuổi thơ mình quá, trong bài mình thấy thấp thoáng hình ảnh mình trong đó, cũng tắm mưa, tắm sông, bắt cá, ... và những trò nghịch ngợm mà chỉ những đứa trẻ ở quê như chúng ta mới có. Nhớ quá.
    Cám ơn Xu nhiều.

    ReplyDelete
  3. @Xbadhorse: chào em, cám ơn em đã ghé qua và khen blog anh nhé. thật vui khi gặp đồng hương trong thế giới blog này ^^

    @Kitty: chào chị, em nghĩ ai lớn lên ở quê đều cũng đã trải qua những trò chơi thơ bé như vậy thôi. nhớ thật nhiều chị nhỉ, khi ta nhận ra mình đã xa ngày ấy quá rồi. Mà chị có đồng ý với em rằng, sau này bé kitty khó có thể hưởng được cảm giác tắm mưa là thế nào ko ạ? ^^

    ReplyDelete
  4. uhm tuổi thơ luôn là những j tinh khôi và đẹp đẽ nhât của một đời người mà. Có lẽ đối vs mỗi ng chúng ta, tuổi thơ là bức tranh sống động và chân thực nhất của một thời nghịch ngợm hồn nhiên đang yêu. T chỉ tiếc cuộc sống càng dc hiện đại hóa thì hồn ng càng lạnh lẽo, xa rời thiên nhiên.Trẻ con bi h như trong tủ kính.....

    ReplyDelete
  5. @muitensat:
    bạn nói đúng. vậy sau này, khi bọn trẻ thành người lớn, ký ức về tuổi thơ của chúng sẽ là gì, có bao giờ bạn tự hỏi?

    ReplyDelete
  6. anh là ba Kitty đây Xu, anh cũng ở Trảng Bàng, Tây Ninh.

    ReplyDelete
  7. dạ chào anh, em cứ nghĩ là mẹ của Kitty ^^

    Em ở Hòa Thành :D

    ReplyDelete
  8. Thời buổi này trên trển toàn khói bụi không, nước mưa chứa đầy hóa chất công nghiệp, tắm sẽ bị ghẻ đó cưng, không như ngày xưa nữa đâu.

    Sen,

    ReplyDelete
  9. @A Sen: dạ, hihi, e còn k dám tắm mờ ^^

    ReplyDelete
  10. http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kYRzMv-121c#!

    ReplyDelete
  11. hihi
    bạn viết bài này làm mình nhớ tuổi thơ quá
    ngày đó cứ hồn nhiên vui đùa mà bây giờ đã lớn rồi......

    ReplyDelete
  12. Tắm mưa ..Tắm mưa...Tắm mưa

    ReplyDelete
  13. Ngày xưa ơi, mãi xa tuổi thơ
    Xa cánh diều chở bao ước mơ
    Còn đâu bóng hoàng hôn những chiều mưa tím....
    Nhớ lắm tuổi thơ và những buổi chiều tắm mưa

    ReplyDelete
  14. rất lâu rồi mình không còn thấy những đứa trẻ tắm dưới mưa điều mà trước đây mỗi khi trời mùa hè mưa to mình đểu thích.


    lioa
    on ap
    sua lioa
    sua on ap

    ReplyDelete
  15. Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc, vui và có nhiều bài viết hay chia sẻ cho cộng đồng blog.


    standa
    on ap lioa
    standa 10kva
    standa 10kva
    standa
    standa

    ReplyDelete
  16. Vô tình thấy cái ảnh mấy bé tắm mưa, click vào ra trang blog của bạn. Bài viết cũng đã 13 năm, không chắc bạn còn quay lại chốn blog này nhưng mình nghĩ đây là một cái duyên. Mình cũng ở Tây Ninh, Dương Minh Châu - hàng xóm Hòa Thành của bạn. Gửi lời chào đồng hương!

    ReplyDelete
    Replies
    1. cám ơn bạn nhiều nhé, thật là xúc động khi đọc bình luận này. mình đúng là ít cập nhật thật, nhưng ai còm đều biết. mình cũng có người quen ở DMC ^^

      Delete

Post a Comment

Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.

Popular posts from this blog