Posts

Showing posts with the label góc nhìn

Thiên tai và sự giàu có của các quốc gia

Image
Vì sao các trận động đất có thể chết chóc hơn, tùy vào nơi bạn sống? Theo báo cáo của Cơ quan giảm thiểu rủi ro thiên tai Liên Hiệp Quốc, 90% trường hợp tử vong vì trong giai đoạn 1996-2015 là ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Thực tế cho thấy có sự chênh lệch lớn về số người chết mỗi khi có thảm họa giữa các nước phát triển và đang phát triển, và sự bất cân xứng đó gọi là disaster divide. Theo trang Vox, chính sự thiếu hụt tài nguyên và của cải, khả năng đầu tư hạn chế vào những thứ có thể làm giảm thương vong - từ các tòa nhà kiên cố hơn, năng lực dự báo thời tiết đến cách ứng phó nhân đạo hậu thảm họa, mới là nguyên nhân khiến một trận động đất, một cơn cuồng phong, hay một đợt bão quét trở nên dữ dội hơn, chứ không phải các con số trên thang đo cấp bão hay độ Richter. Tất nhiên, nước giàu không phải miễn nhiễm trước các hiện tượng thời tiết cực đoan hay biến động địa chất, song các quốc gia này có khả năng nâng cấp các tòa nhà, xây dựng hạ tầng chống chịu động đất và đầu

Tom Sawyer thì can hệ gì tới ngành công nghệ?

Image
Trung tuần tháng 11-2022, nhiều người đã phải tìm đọc lại Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (1876, Mark Twain), khi cậu bé nhân vật chính láu cá trong quyển tiểu thuyết từ thế kỷ 19 được nhắc đến trong cuộc "lời qua tweet lại" giữa 2 tên tuổi lớn đương đại - nhà văn Stephen King và ông chủ mới của Twitter, Elon Musk. Mới mua lại Twitter mà Musk đã gây xôn xao với kế hoạch thu phí người dùng có tích xanh (xác nhận tài khoản chính chủ), 8 đô mỗi tháng. Nhà văn 75 tuổi King liền tweet rằng Musk làm ông nghĩ tới Tom Sawyer, người bị phạt sơn hàng rào nhưng lại lừa được lũ bạn, để chúng không chỉ làm thay mà còn trả ơn (bằng táo và nhiều của ngon khác) vì đã được cậu nhường cho "đặc quyền" này. "Đó cũng là thứ Musk muốn làm với Twitter. Không, không, không" - King viết. Có gì giống nhau giữa 2 chuyện này khiến nhà văn nổi tiếng viết truyện kinh dị và siêu nhiên phải phản ứng như thế? Cộng đồng tích xanh - những nhân vật có tên tuổi, đông người theo dõi như c

"Lạm phát" chức danh: Có tiếng mà không có miếng

Image
Nếu ngày mai đến sở làm chào chị lễ tân "chẳng hay đại sứ sảnh chờ hôm nay thế nào", hẳn cô ấy sẽ khuyên bạn về nhà nghỉ chứ ấm đầu quá rồi. Thật ra thì phong trào đặt tên vị trí công việc "kêu như chuông" này đã có từ lâu, xuất phát từ mục đích tốt đẹp, nhưng ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề, khi đã đạt đến tầm "lạm phát". Trong ô "nghề nghiệp" trên phần giới thiệu của Facebook, nhiều người cũng thường tếu táo họ là người "dọn vườn, nhặt chữ" ở tòa báo A, tức làm chuyện viết lách, biên tập, hay "ô sin kiêm gác cổng" ở doanh nghiệp B, mà thực ra là giám đốc. Đó cũng chỉ là đùa vui, không ai in chức danh như thế lên danh thiếp. Nhưng những vị trí như "đại sứ sảnh chờ" kể trên là có thật và là chức danh chính thức. Giới công nghệ là nơi đầu tiên nghĩ ra việc đặt tên công việc theo cách hài hước, cố tình đao to búa lớn này khoảng 15 năm trước, và xu hướng này nhanh chóng lan sang cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Joanna Pi

Chân dung tô hồng của những kẻ sát nhân

Image
Cỗ máy truyền thông đại chúng có thể giữ cho những tay tội phạm dù là khét tiếng nhất sống mãi trong ký ức công chúng. Điều bị bỏ quên là tội ác và những nạn nhân của chúng. Xanthe Mallett, nhà tội phạm học pháp y giảng dạy tại Đại học Newcastle, thường mở phim tài liệu thuộc thể loại true crime (vụ án có thật) cho sinh viên cùng xem và thảo luận về nguyên nhân gây án hay cách kẻ sát nhân chọn nạn nhân. Trong một buổi học như thế năm 2019, Mallett giật mình khi một sinh viên nói vô cùng ngưỡng mộ, thậm chí bị hớp hồn bởi Ted Bundy - kẻ đã giết ít nhất 30 phụ nữ, hành hung nhiều người khác, từng trốn trại 2 lần, cuối cùng bị tử hình trên ghế điện. Bộ phim họ xem là Extremely Wicked and Shockingly Evil and Vile (tạm dịch: Cực kỳ xấu xa, ác ôn và đê tiện khôn cùng), với nam diễn viên điển trai Zac Efron vào vai Bundy. Phim khởi chiếu trên Netflix vào tháng 5-2019, chỉ 4 tháng sau loạt phim tài liệu 4 tập cũng về tay giết người hàng loạt này - Conversations with a Killer: The Ted Bundy Tap

Tâm lý học người hùng

Image
Khi có một ai đó hành động, đôi khi liều cả mạng sống, để cứu tha nhân, người ta thường không khỏi thắc mắc: họ đã lập tức làm theo bản năng hay có dừng lại cân nhắc thiệt hơn, hay thậm chí mưu cầu sự tôn vinh? Năm 2014, David Rand, phó giáo sư tâm lý học Đại học Yale, dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tìm hiểu những người hành động với “lòng vị tha tột độ” làm như vậy mà không mảy may suy nghĩ, hay liệu có cần tự chủ ý thức để vượt qua những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi hay không. Các nhà nghiên cứu tuyển hơn 300 tình nguyện viên và sử dụng thêm thuật toán để đọc và phân tích các phát biểu của 51 người được trao Huân chương anh hùng Carnegie - phần thưởng vinh danh những công dân Mỹ và Canada không ngại tính mạng của bản thân để cứu mạng người xa lạ. Mục tiêu là đánh giá xem những anh hùng giữa đời thường đó đã hành động không chút tính toán hay có ý thức cân nhắc, chế ngự những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi. Kết quả cho thấy những người này đều thực hành phương châm cứu người như cứu hỏa, tức

Đau vì con vật hay khóc cho tha nhân?

Image
  Biểu tình đòi công lý cho chó Arfee bị cảnh sát bắn chết. Những câu chuyện về con vật bị ngược đãi hay có kết cục bi thảm như vụ 15 con chó và 1 con mèo ở Cà Mau thường gây cảm xúc mạnh với công chúng, cả Đông lẫn Tây. Con người dễ cảm thấy giận dữ trước nỗi đau và sự khốn khổ của một con chó, hay họ sẽ còn phẫn nộ hơn nếu cũng nỗi đau và sự khốn khổ ấy lại đổ lên một con người? Giới tâm lý học đã nghiêm túc tìm câu trả lời. Ngày 8-7-2014 ở TP Sandpoint (Idaho, Mỹ), bà mẹ hai con Jeanetta Riley bị bắn chết khi vung dao, trong tình trạng say rượu, về phía ba cảnh sát bên ngoài một bệnh viện. Các sĩ quan có liên quan về sau không gặp rắc rối gì, không có lời xin lỗi nào được đưa ra cho gia đình Riley, vụ việc không thành tin tầm quốc gia.  Cùng ngày, tại một quán cà phê ở TP Coeur d’Alene cách đó 80km, sĩ quan Dave Kelly bắn chết Arfee, một con chó Lab 2 tuổi, đang ngồi trong xe van đậu bên ngoài, đợi chủ ăn trưa. Kelly khai đến hiện trường sau khi người dân báo cảnh sát vì tiếng chó s

Có cần cười nữa không khi ai cũng đeo khẩu trang?

Image
Cười là một cách giao tiếp với nhiều mục đích, chứ không chỉ bày tỏ niềm vui. Vậy có cần cười nữa không khi không ai có thể thấy chúng bởi lớp khẩu trang? Khi chiếc khẩu trang trở thành vật không thể thiếu, người ta mới nhận ra tầm quan trọng của việc… thấy miệng người đối diện.  Biên tập viên Belinda Luscombe của tờ Time hôm 1-6 còn bàn về chuyện “ta mất gì khi nụ cười ẩn sau khẩu trang?”, rằng giờ đây ngay cả chuyện tưởng như bình thường là mỉm cười khi bước sang một bên, nhường ai đó đi trước, cũng trở nên bất khả. Đây là lúc để ý đến tầm quan trọng về sự chuyển động của các cơ gò má, tức việc cười. Theo Luscombe, con người biết cười từ khi mới 42 ngày tuổi và sẽ còn thực hành biểu cảm gương mặt này đến hết đời. “Và rồi đột nhiên tất cả những kỹ năng, những miệt mài tập luyện cười của ta trở nên vô nghĩa - Luscombe viết - Chúng ta đánh mất hình thức giao tiếp ưa thích vào thời điểm mà ta cần nhiều cách để giao tiếp hơn bao giờ hết”. Paula Niedenthal, nhà tâm lý học và chuyên gia ngh