Chủ nghĩa hình thức




Nhân chuyện điểm rèn luyện đến hẹn lại lên năm nào cũng gây bực bội cho sinh viên, hôm nay mình chép lại một số chuyện khác cũng đậm đà bản sắc chủ nghĩa hình thức như chuyện điểm rèn luyện này. Những chuyện mà mình sắp kể đây chỉ gói gọn trong phạm vi cuộc sống đại học của mình thôi nhé, vì chuyện hình thức ngoài xã hội chúng ta thì quá nhiều rồi, ai cũng biết, có khi biết còn nhiều hơn mình ấy chứ.


Điểm rèn luyện

Đây là một cụm từ quá mới mẻ với mình khi mình vừa vào đại học. Tuy nhiên, ngay lần đầu tiên mình điền vào cái gọi là phiếu điểm rèn luyện, mình đã thấy nó đúng chính xác là một thứ vớ vẩn, chỉ mang tính hình thức mà chẳng có ý nghĩa gì. Chẳng cần phải rèn luyện gì sấc, bạn cứ vô tư đi rồi điểm của bạn cũng cao, cũng ổn cả thôi.

Bảng điểm rèn luyện không thể nói lên thực chất quá trình rèn luyện của sinh viên, vì những tiêu chí được đưa ra để đánh giá và thang điểm chọn là quá mơ hồ. Hoàn toàn không có cơ sở chính xác để có thể khẳng định rằng quá trình rèn luyện của tôi đạt 20/25 ở tiêu chí này, hay 30/30 ở tiêu chí khác. Cá nhân mình khi chấm điểm rèn luyện chỉ chấm chủ yếu ở mục học tập, vì mình biết rõ các bạn có đi học đầy đủ hay không, có tham gia xây dựng giờ học hay không. Còn những mục phong trào vớ vẩn thì thôi, ai tự đánh giá thế nào thì mình để thế ấy.

Vậy, công dụng lớn nhất của điểm rèn luyện, theo mình, là để khống chế, cưỡng bức sinh viên đi tham dự một hoạt động nào đó, vì không đi sẽ bị trừ điểm rèn luyện. Hay đấy chứ.

Ngoại ngữ 2

Sinh viên ra trường phải đạt trình độ B anh văn (với khoa xã hội) hoặc hoa văn, pháp văn (khoa Ngữ văn Anh), và trước đó sau khi kết thúc năm 2, phải đạt trình độ A. Mình đồng ý là trong một chừng mực nào đó, chủ trương này là đúng đắn, vì thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn trong thời hiện tại, đặc biệt là với tiếng Anh. Nhưng hãy nghĩ lại xem, cách chúng ta thực hiện chủ trương này hoàn toàn là hình thức. Với sinh viên các khoa xã hội, lấy được bằng A tiếng Anh là một thử thách không nhỏ. Nhưng có cố gắng rồi thì các bạn cũng thi đậu được bằng A. Tuy nhiên, có chứng chỉ A không có nghĩa rằng các bạn biết tiếng Anh và có thể sử dụng được tiếng Anh. Với áp lực bắt buộc phải có bằng trong thời gian ngắn, các bạn đã phải chọn con đường không thông qua học hành bài bản để có được tấm bằng A quý giá. Các bạn học bài thi bằng cách cố gắng ghi nhớ những đáp án có sẵn trong đề cương ôn tập, bằng cách học thuộc lòng những bài mẫu để thi speaking, và thi môn listening hoàn toàn bằng niềm tin đánh lụi. Nhưng vẫn đậu, vẫn có bằng. Vừa rồi mình có đọc thấy một trong những mục tiêu đề ra của Hội Sinh viên trong nhiệm kỳ mới nhất này là vận động 50% (có thể hơn, mình không nhớ con số chính xác) sinh viên TP.HCM ra trường sẽ có bằng C tiếng Anh. Nhưng, như đã phân tích ở trên, đạt được chỉ tiêu đó về mặt con số thì dễ, nhưng về thực chất thì có được không?

Mình vẫn luôn thắc mắc tại sao sinh viên không được dạy tiếng Anh trong nhà trường như một môn chính thức, có quy định số tín chỉ, có thi cử đàng hoàng. Làm như vậy các bạn sẽ luôn phải nỗ lực hết mình với môn học ấy, sẽ học tập thực sự và tấm bằng A mà các bạn đạt được sẽ có giá trị thật hơn là cái mà các bạn có được chỉ sau 1 tuần ôn tập cấp tốc, và sau khi thi xong rồi thì lượng kiến thức nhồi nhét ấy cũng trôi cùng năm tháng. Vì việc học ngoại ngữ nếu không trau dồi thường xuyên thì sẽ không bao giờ có thể giỏi được, mà còn bị mai một đi mất.

Sinh viên 3 tốt

Theo mình thì danh hiệu này cũng hình thức nốt. Ba tiêu chí đưa ra cho sự “3 tốt” ở đây là học tập, rèn luyện và sức khỏe. Học tập chỉ cần trên 7.0 là đạt điều kiện, một mức điểm không quá cao. Sức khỏe thì kiểm tra qua loa là đạt. Rèn luyện thì khỏi nói, như đã đề cập ở phần đầu. Thế là thành sinh viên 3 tốt. Mình không phủ nhận có những bạn đáp ứng được 3 tiêu chí trên ở mức cao nhất, và đó là những bạn giỏi thật sự. Nhưng rõ ràng danh hiệu đó cũng chẳng nói lên được gì nhiều.

Kiểm tra phòng KTX

Hết chuyện trong trường rồi, quay về ký túc xá nha các bạn. Nội quy ktx là chúng ta phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, ngay từ chính phòng ở của mình. Đã có quy định thì ắt có kiểm tra, thanh tra. Và cũng như nhiều cuộc thanh tra khác, đã có thanh tra ắt sẽ có báo động trước để “đối tượng” có thời gian chuẩn bị. Trước mỗi lần ban quản lý đến từng phòng kiểm tra, các phòng đều nhận được tin báo của trưởng nhà để lo mà dọn dẹp. Dọn dẹp ở đây không mang nghĩa khác hơn là giấu rác vào kẹt cửa, lấy thau che đống đồ chưa giặt, tất cả những gì bừa bộn đều gom vào một góc khuất nào đó. Cuối cùng là chịu khó lau nhà sạch sẽ thơm tho chào đón bạn thanh tra. Với hiện trường được chuẩn bị kỹ như vậy, dĩ nhiên kết quả thanh tra luôn đạt hàng xuất sắc. Thanh tra về thì đâu lại vào đấy, chờ đợt cảnh báo tiếp theo. Và mỉa mai thay, căn phòng bừa bộn dơ bẩn của mình cũng đã đạt giải 3 trong phong trào xanh sạch đẹp của ktx năm rồi. Đấy không phải hình thức thì là gì?

Điều đáng nói là ai cũng biết đó là hình thức, cả người đưa ra chủ trương lẫn người phải thực hiện chúng, nhưng ai cũng bỏ qua, xem như chuyện bình thường ở huyện. Mình thiệt là thấy u ám cuộc đời. Viết mấy dòng thể hiện quan điểm cá nhân thế thôi, còn lại xin lắng nghe các bạn.

Xuxu.

Comments

  1. bài này bên facebook bà con bình luận rất sôi nổi :)

    ReplyDelete
  2. Comment vô cái mục "Ngoại ngữ 2" nha. Giao cũng đồng ý việc bắt sinh viên khoa xã hội ra trường phải có bằng B tiếng Anh là vớ vẩn. Nói tiếng Anh là một chuyện, viết tiếng Anh đúng và đọc được những tạp chí chuyên ngành (academic journals) đòi hỏi rèn luyện nhiều gấp mấy chục lần so với bằng B. Ý kiến của Giao là, đối với sinh viên khoa xã hội, nên đem tiếng Anh vào làm một môn học (như Xu đã nói), và cho sinh viên làm những bài đặc biệt liên quan tới ngành mình bằng tiếng Anh (một bài luận cuối kì, làm ở nhà, không đòi hỏi vào phòng thi chẳng hạn). Thế mới thấy được giá trị đúng của tiếng Anh đối với sinh viên chứ. Còn bằng B, với cách sinh viên học để đạt được, chắc chỉ giúp sinh viên ra trường đi flirt bằng tiếng Anh thôi :D.

    ReplyDelete
  3. Giao nói đúng, thật ra người ta nên dạy tiếng Anh theo đặc thù của từng ngành như Giao đã nói hơn là cào bằng tất cả vào cái chứng chỉ B quốc gia vốn chẳng có mấy giá trị và cái tiếng Anh học theo kiểu đó cũng ko thể ứng dụng vào thực tiễn.

    ReplyDelete
  4. j ma buc xuc du vay kung.da bik la chuyen thuong ngay o huyen no the rui ma.chui bon chung' chi to^~ ban^~ mom^`.con` chung' thi van phoi phoi',day` mat ra.

    ReplyDelete
  5. comment gay gắt quá nha bạn turtle :P

    ReplyDelete
  6. người Việt thích Hình Thức vậy đó,đành chấp nhận thui! Nhưng cái zụ chấm điểm rèn luyện có cả 2 mặt đó, có những người hoạt động rất tốt nhưng rồi vì điểm rèn luyện ko được loại giỏi mà mất 1 cấp học bổng trở thành học bổng loại khá trong khi điểm những 8. hơn! Nhưng bên cạnh đó cũng có những người chẳng làm gì, chẳng thèm cố gằng mà điểm rèn luyện vẫn cứ cao vun vút ấy! chúng ta nhận thấy sự không kháchs quan đó nhưng cũng biết đứng nhìn thui chứ làm gì được!^-^ Nghe đồn sang năm không còn sv 3 tốt nũa mà là sinh viên 5 tốt đó! không tin ko bít đúng ko nhưng cũng tung lên cho pà con nghe chơi vậy!!!!!!

    ReplyDelete
  7. uh, chính vì hình thức mà lại còn ko công bằng nữa nên mới bực. ko thể vì cái điểm hình thức này mà bị mất học bổng, đó là 1 điều hết sức vô lý nhưng vẫn tồn tại nhiều năm qua. mà đúng là mình ko làm gì đc hen. haiz. chán phèo :)

    sinh viên 5 tốt là thua luôn kaka tui cũng biết zụ này...chán :)

    ReplyDelete

Post a Comment

Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.

Popular posts from this blog

[Truyện ngắn] Am cu ly xe - Thanh Tịnh