Panama: từ “bán quốc tịch” tàu biển đến “thiên đường thuế”
Các công ty offshore, tâm điểm tìm hiểu của thế giới sau vụ "Hồ sơ Panama", có lịch sử cách đây gần 90 năm, thời các con tàu dù có chủ người nước ngoài nhưng lại treo cờ Panama vận chuyển hàng hóa khắp đại dương.
Công ty offshore, hiểu nghĩa đen là “ngoại biên”, tức những công ty đăng ký hoạt động ở ngoài lãnh thổ nơi cá nhân hay chủ doanh nghiệp đang ở hay làm ăn. Những nơi cho đăng ký và bảo hộ loại hình doanh nghiệp này được gọi là tax haven, mà người Việt vẫn hiểu nôm na là “thiên đường thuế”, dù một cách chính xác hơn đây là những nơi “trú ẩn thuế”.
Chuyện 90 năm trước
Công ty offshore, hiểu nghĩa đen là “ngoại biên”, tức những công ty đăng ký hoạt động ở ngoài lãnh thổ nơi cá nhân hay chủ doanh nghiệp đang ở hay làm ăn. Những nơi cho đăng ký và bảo hộ loại hình doanh nghiệp này được gọi là tax haven, mà người Việt vẫn hiểu nôm na là “thiên đường thuế”, dù một cách chính xác hơn đây là những nơi “trú ẩn thuế”.
Chuyện 90 năm trước
Hầu hết những người nổi tiếng bị điểm mặt trong “Hồ sơ Panama”, tức bị nghi ngờ rửa tiền hoặc né thuế thông qua công ty offshore, đều khẳng định việc mở một công ty như thế chẳng có gì sai. Và họ không nói dối. Các công ty offshore hoàn toàn hợp pháp, và có thể nói những “thiên đường thuế” như Panama, Bahamas, hay các quần đảo Virgin và Cayman (Anh) đang cung cấp “dịch vụ né thuế hợp pháp” cho giới nhiều tiền lắm của. Và Panama chính là nơi trú ẩn thuế có lịch sử lâu đời nhất - gần một thế kỷ!
Bạn có bao giờ để ý trên thế giới có rất nhiều tàu biển có quốc tịch Panama? Con số chính xác là 8.600 con tàu mang cờ Panama trên khắp thế giới hồi năm 2014, theo BBC. Con số này nhiều hơn toàn bộ tàu của Mỹ (3.400 chiếc) và Trung Quốc (3.700) cộng lại, dù chủ chúng là người nước ngoài. Lý do nằm ở hệ thống đăng ký tàu biển có tên “open registry” (đăng kiểm mở) ở Panama, cho phép tàu nước ngoài đăng ký mang quốc tịch nước này. Các con tàu này sẽ treo cờ Panama và chịu các quy định về hàng hải, thuế phí của quốc gia Trung Mỹ chứ không phải nước của chủ tàu. “Dịch vụ” này rất thu hút các hãng tàu bởi thủ tục vô cùng đơn giản và Panama rất “dễ dãi” với các quy định về an toàn hàng hải, an toàn lao động, và đặc biệt, phí và thuế đăng ký cực kì thấp.
Bạn có bao giờ để ý trên thế giới có rất nhiều tàu biển có quốc tịch Panama? Con số chính xác là 8.600 con tàu mang cờ Panama trên khắp thế giới hồi năm 2014, theo BBC. Con số này nhiều hơn toàn bộ tàu của Mỹ (3.400 chiếc) và Trung Quốc (3.700) cộng lại, dù chủ chúng là người nước ngoài. Lý do nằm ở hệ thống đăng ký tàu biển có tên “open registry” (đăng kiểm mở) ở Panama, cho phép tàu nước ngoài đăng ký mang quốc tịch nước này. Các con tàu này sẽ treo cờ Panama và chịu các quy định về hàng hải, thuế phí của quốc gia Trung Mỹ chứ không phải nước của chủ tàu. “Dịch vụ” này rất thu hút các hãng tàu bởi thủ tục vô cùng đơn giản và Panama rất “dễ dãi” với các quy định về an toàn hàng hải, an toàn lao động, và đặc biệt, phí và thuế đăng ký cực kì thấp.
Năm 1919, theo The Atlantic, công ty Standard Oil (Mỹ) bắt đầu tìm đến Panama để đăng kiểm tàu chở dầu của mình hòng tránh thuế cao và các quy định khắc khe của Hoa Kỳ. Đây được xem là viên đá đầu tiên để Panama sau này trở thành “thiên đường thuế”. Năm 1927, với sự giúp đỡ của các chuyên gia đến từ Phố Wall, Panama ban hành các luật doanh nghiệp cực kỳ lỏng lẻo, cho phép ai cũng có thể đăng ký công ty ẩn danh và không phải đóng thuế “dễ như ăn kẹo”. Đây chính là các công ty offshore đầu tiên. Phần lớn (nhưng không phải tất cả) công ty loại này được lập ra với vai trò “bình phong” cho các hoạt động như giấu tài sản, rửa tiền, né thuế…
Và như thế, từ chín thập niên trước, bắt đầu từ việc “cấp quốc tịch” cho tàu biển nước ngoài, Panama tiến tới biến đất nước mình thành “thiên đường” cho giới làm ăn với tiêu chí “ít luật lệ hơn nhưng kín đáo hơn”, mở đường cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác noi theo để trở thành “nơi trú ẩn thuế”.
Tại “thiên đường thuế” như Panama, thuế thu nhập doanh nghiệp trên các giao dịch quốc tế, thuế doanh thu và các loại phí khác hoàn toàn được miễn. Panama chỉ thu thuế môn bài 300 USD/năm để nộp ngân sách. Một yếu tố “thiên đường” khác là theo luật Panama, các công ty offshore hoàn toàn ẩn danh. Tên chủ công ty và các thông tin cá nhân của họ hoàn toàn bí mật ngay cả với chính phủ. Các công ty luật như Mossack Fonseca (tâm điểm trong vụ “Hồ sơ Panama”) sẽ đứng ra điều hành các công ty offshore này và không phải lưu lịch sử giao dịch. Nếu có, họ cũng không buộc phải cung cấp các thông tin này cho chính phủ nước ngoài hay cơ quan thuế.
Panama cũng đảm bảo quyền riêng tư cho chủ tài khoản của người nước ngoài mở tại đây. Trừ khi có yêu cầu của tòa án, ngân hàng không được tiết lộ thông tin khách hàng cho bất kỳ ai, nếu không muốn bị phạt đến 100.000 USD vì làm thế được xem là phạm pháp theo luật Panama.
“Bạn có thể đến bất kỳ công ty luật lớn hay nhỏ nào ở Panama để mở một công ty bình phong mà chẳng ai hỏi han gì” - Miguel Antonio Bernal, một luật sư Panama, nói với tạp chí VICE
Né thuế cách nào?
Vậy thật ra các công ty offshore đã né thuế hợp pháp như thế nào? Tờ The Guardian đưa ra một ví dụ đơn giản với một công ty chuyên thu gom chuối ở Ecuador và bán sang Pháp. Công ty này mất 1.000 USD để gom hàng và đóng thành container ở Ecuador, sau đó bán cho một siêu thị Pháp với giá 3.000 USD. Vậy quốc gia nào sẽ tính thuế cho khoản lợi nhuận 2.000, Pháp hay Ecuador? Các công ty đa quốc gia sẽ tận dụng “thiên đường thuế” để né khoản thuế này bằng cách lập ba công ty con, EcuadorCo (đăng ký ở Ecuador), HavenCo (đăng ký tại một “thiên đường thuế” bất kỳ) và FranceCo (đăng ký ở Pháp). EcuadorCo sẽ xuất container chuối sang HavenCo với giá 1.000 USD, và HavenCo bán lại cho FranceCo với giá 3.000. Cần lưu ý các giao dịch này đều thực hiện trên giấy tờ và container chuối vẫn được chuyển từ Ecuador sang Pháp chứ không phải ghé qua quốc gia ẩn thuế.
Vậy né thuế chỗ nào? EcuadorCo tốn 1.000 USD để gom và đóng hàng, nhưng lại bán cho HavenCo cũng với giá đó, nghĩa là không có lời và không phải đóng thuế. Tương tự, FranceCo mua chỗ hàng này với giá 3.000 USD và bán lại đúng giá cho siêu thị ở Pháp. Vậy FranceCo cũng không phải đóng thuế vì giao dịch không có lợi nhuận. Mấu chốt chính là HavenCo – công ty này mua vào 1.000 USD và bán ra 3.000 USD, và không mất một xu tiền thuế cho khoản lời 2.000 USD vì tại các “thiên đường thuế”, giao dịch quốc tế được miễn thuế hoàn toàn. Như vậy công ty đa quốc gia nọ đã chuyển lợi nhuận ra khỏi Ecuador và Pháp và để chúng “tan biến” ở “thiên đường thuế”.
Đây chỉ là ví dụ đơn giản nhất cho việc công ty bình phong giúp các công ty né thuế hợp pháp. Theo The Guardian, thực tế phức tạp hơn nhiều và các quốc gia luôn cố gắng ngăn chặn việc né thuế này, trong khi các luật sư luôn nghĩ ra cách để né chính những biện pháp phòng vệ đó, như trò mèo vờn chuột.
Vậy né thuế chỗ nào? EcuadorCo tốn 1.000 USD để gom và đóng hàng, nhưng lại bán cho HavenCo cũng với giá đó, nghĩa là không có lời và không phải đóng thuế. Tương tự, FranceCo mua chỗ hàng này với giá 3.000 USD và bán lại đúng giá cho siêu thị ở Pháp. Vậy FranceCo cũng không phải đóng thuế vì giao dịch không có lợi nhuận. Mấu chốt chính là HavenCo – công ty này mua vào 1.000 USD và bán ra 3.000 USD, và không mất một xu tiền thuế cho khoản lời 2.000 USD vì tại các “thiên đường thuế”, giao dịch quốc tế được miễn thuế hoàn toàn. Như vậy công ty đa quốc gia nọ đã chuyển lợi nhuận ra khỏi Ecuador và Pháp và để chúng “tan biến” ở “thiên đường thuế”.
Đây chỉ là ví dụ đơn giản nhất cho việc công ty bình phong giúp các công ty né thuế hợp pháp. Theo The Guardian, thực tế phức tạp hơn nhiều và các quốc gia luôn cố gắng ngăn chặn việc né thuế này, trong khi các luật sư luôn nghĩ ra cách để né chính những biện pháp phòng vệ đó, như trò mèo vờn chuột.
Phản đối hay ủng hộ?
Các công ty offshore vẫn luôn bị phản đối vì dù hợp pháp, chúng thường được gắn với các hoạt động phi pháp. Tuy nhiên, theo BBC ngày 8-4, việc mở công ty offshore chỉ là “sai về đạo đức nhưng đúng về luật pháp”: “Thật không hợp lẽ lắm nếu những công ty này không phải đóng thuế tại quốc gia mà nó đặt trụ sở, trong khi phần thuế tiết kiệm đó lại được chuyển vào túi các nhà đầu tư”.
Ngoài những trường hợp lạm dụng, nhiều người vẫn tìm đến các “thiên đường thuế” với lý do khá chính đáng. Theo Hãng tin DW (Đức), những người giàu ở Mỹ Latin cần có công ty bình phong để giấu tài sản hòng tránh bị bọn bắt cóc dòm ngó. Các nhà sưu tập nghệ thuật cũng là khách hàng thường xuyên của hãng luật tư vấn mở công ty offshore. Giới chơi du thuyền hay buôn bất động sản cũng thích để công ty ofshore đứng tên tài sản vì giao dịch dễ hơn vì mỗi lần muốn bán du thuyền chỉ cần chuyển nhượng luôn công ty đứng tên là xong. Ngoài ra với các gia đình siêu giàu, con cái sống ở nhiều nước khác nhau, lập một quỹ chung ở Panama là tiện nhất vì khi cần, họ sẽ “khỏi phải lo giải quyết các thủ tục pháp lý khác nhau ở từng nước”.
Tóm lại, công ty offshore là tốt hay xấu tùy thuộc vào ý đồ của người đứng đằng sau chúng. Như Emma Watson, người “bất ngờ” bị “Hồ sơ Panama” nêu tên, đã giải thích cô chỉ muốn khai thác tính bí mật của công ty offshore để bảo vệ an toàn bản thân, chứ không hòng né thuế. Nếu nữ diễn viên series phim Harry Potter nói thật thì công ty offshore đang đóng vai trò tốt cho một lý do chính đáng.
Ngoài những trường hợp lạm dụng, nhiều người vẫn tìm đến các “thiên đường thuế” với lý do khá chính đáng. Theo Hãng tin DW (Đức), những người giàu ở Mỹ Latin cần có công ty bình phong để giấu tài sản hòng tránh bị bọn bắt cóc dòm ngó. Các nhà sưu tập nghệ thuật cũng là khách hàng thường xuyên của hãng luật tư vấn mở công ty offshore. Giới chơi du thuyền hay buôn bất động sản cũng thích để công ty ofshore đứng tên tài sản vì giao dịch dễ hơn vì mỗi lần muốn bán du thuyền chỉ cần chuyển nhượng luôn công ty đứng tên là xong. Ngoài ra với các gia đình siêu giàu, con cái sống ở nhiều nước khác nhau, lập một quỹ chung ở Panama là tiện nhất vì khi cần, họ sẽ “khỏi phải lo giải quyết các thủ tục pháp lý khác nhau ở từng nước”.
Tóm lại, công ty offshore là tốt hay xấu tùy thuộc vào ý đồ của người đứng đằng sau chúng. Như Emma Watson, người “bất ngờ” bị “Hồ sơ Panama” nêu tên, đã giải thích cô chỉ muốn khai thác tính bí mật của công ty offshore để bảo vệ an toàn bản thân, chứ không hòng né thuế. Nếu nữ diễn viên series phim Harry Potter nói thật thì công ty offshore đang đóng vai trò tốt cho một lý do chính đáng.
TRƯỜNG SƠN
(Bài đã đăng Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 19/2016)
Bài viết hay, cảm ơn tác giả.
ReplyDelete