Review Giết con chim nhại
Mình mua quyển này khi Haper Lee vừa mất (2016) nhưng đến sau giỗ lần thứ hai của bà mới đọc.
Như lời mô tả ở bìa 4, Atticus được chỉ định bào chữa cho một người da đen, trong bối cảnh Đại suy thoái 1930 ở miền nam nước Mỹ khi người da màu vẫn bị kỳ thị nặng nề. Vụ án là trung tâm của câu chuyện để từ đó, cô bé xưng tôi trong truyện, Jean Louise Finch, quen gọi là Scout, kể lại cuộc sống của mình với anh trai, người bạn hàng xóm Dill chỉ xuất hiện mỗi mùa hè.
Giết con chim nhại không hổ danh là tiểu thuyết kinh điển xuất sắc nhất nước Mỹ thời hiện đại, khi những vấn đề nặng ký như phân biệt chủng tộc, giai cấp tầng lớp được kể lại với góc nhìn của một bé gái vừa vào lớp một.
Giết con chim nhại cũng dựng nên chân dung một standing man chân chính, một đàn ông theo đuổi công lý, lẽ phải và luôn sẵn sàng đứng lên và bảo vệ những lý tưởng đó. Atticus Finch cũng được xem là hình mẫu của một luật sư luôn hành động đúng với lương tâm của mình, một người cha mẫu mực dù “gà trống nuôi con” vẫn luôn khéo léo dạy dỗ con mình về cách sống, cách chấp nhận sự khác biệt.
Đó là khi Atticus dạy con ông về chấp nhận ý kiến trái chiều và sự khác biệt. "Chắc chắn họ có quyền nghĩ [rằng bố thì sai còn họ thì đúng], và họ có quyền nhận được sự tôn trọng dành cho những ý kiến của họ. Nhưng trước khi bố sống được với người khác, bố phải sống với chính mình. Có một thứ không tuân theo nguyên tắc đa số, đó là lương tâm của con người”.
Rồi khi đứa con trai bất bình và muốn đứng lên “đòi công bằng” cho bố vì những lời mỉa mai lăng mạ rằng ông là “kẻ yêu bọn mọi đen”, ông Atticus chỉ đơn giản khuyên, "nhưng nếu được thì hãy làm cho bố một điều: con hãy ngẩng cao đầu và hạ nắm đấm xuống, cho dù ai nói bất cứ điều gì với con, đừng để chúng khiến con nổi giận. Cố đấu tranh bằng cái đầu của con cho một sự thay đổi.”
Đó là khi Atticus dạy con ông về chấp nhận ý kiến trái chiều và sự khác biệt. "Chắc chắn họ có quyền nghĩ [rằng bố thì sai còn họ thì đúng], và họ có quyền nhận được sự tôn trọng dành cho những ý kiến của họ. Nhưng trước khi bố sống được với người khác, bố phải sống với chính mình. Có một thứ không tuân theo nguyên tắc đa số, đó là lương tâm của con người”.
Rồi khi đứa con trai bất bình và muốn đứng lên “đòi công bằng” cho bố vì những lời mỉa mai lăng mạ rằng ông là “kẻ yêu bọn mọi đen”, ông Atticus chỉ đơn giản khuyên, "nhưng nếu được thì hãy làm cho bố một điều: con hãy ngẩng cao đầu và hạ nắm đấm xuống, cho dù ai nói bất cứ điều gì với con, đừng để chúng khiến con nổi giận. Cố đấu tranh bằng cái đầu của con cho một sự thay đổi.”
Như lời mô tả ở bìa 4, Atticus được chỉ định bào chữa cho một người da đen, trong bối cảnh Đại suy thoái 1930 ở miền nam nước Mỹ khi người da màu vẫn bị kỳ thị nặng nề. Vụ án là trung tâm của câu chuyện để từ đó, cô bé xưng tôi trong truyện, Jean Louise Finch, quen gọi là Scout, kể lại cuộc sống của mình với anh trai, người bạn hàng xóm Dill chỉ xuất hiện mỗi mùa hè.
Dụng ý của tác giả là phản ánh sự kỳ thị về chủng tộc, phân biệt giai cấp, tầng lớp qua cái nhìn trong trẻo của trẻ con, để làm nổi bật hơn cái phi lý của định kiến. Đến trẻ con còn nhận ra như vậy là vô lý và còn mất niềm tin vào cái gọi là công lý, luật pháp, thì tại sao người lớn cứ mãi kỳ thị như thế?
Quyển này ban đầu có tên là Atticus, sau đó bị từ chối và tác giả sửa lại là Giết con chim nhại để cho thấy quyển sách không phải muốn nói về chân dung một người. Nhưng tại sao là con chim nhại? Phải hơn 100 trang đầu, người đọc mới thấy loài chim này được nhắc đến.
“Cứ bắn mọi con giẻ xanh mà con muốn, nếu con có thể bắn trúng, nhưng hãy nhớ giết một con chim nhại là tội lỗi”. “Những con chim nhại chẳng làm gì ngoài việc đem tiếng hót đến cho ta thưởng thức (...) chúng không làm gì ngoài việc hót bằng cả trái tim cho chúng ta nghe. Điều đó lý giải tại sao giết một con chim nhại là tội lỗi”.
Kể từ đó, hình tượng “giết con chim nhại” được nhắc đến để mô tả những tội lỗi chống lại những gì trong sáng và thuần khiết, mà dĩ nhiên xin dành để người đọc tự khám phá. Một quyển sách xuất sắc.
TRƯỜNG SƠN
Quyển này ban đầu có tên là Atticus, sau đó bị từ chối và tác giả sửa lại là Giết con chim nhại để cho thấy quyển sách không phải muốn nói về chân dung một người. Nhưng tại sao là con chim nhại? Phải hơn 100 trang đầu, người đọc mới thấy loài chim này được nhắc đến.
“Cứ bắn mọi con giẻ xanh mà con muốn, nếu con có thể bắn trúng, nhưng hãy nhớ giết một con chim nhại là tội lỗi”. “Những con chim nhại chẳng làm gì ngoài việc đem tiếng hót đến cho ta thưởng thức (...) chúng không làm gì ngoài việc hót bằng cả trái tim cho chúng ta nghe. Điều đó lý giải tại sao giết một con chim nhại là tội lỗi”.
Kể từ đó, hình tượng “giết con chim nhại” được nhắc đến để mô tả những tội lỗi chống lại những gì trong sáng và thuần khiết, mà dĩ nhiên xin dành để người đọc tự khám phá. Một quyển sách xuất sắc.
TRƯỜNG SƠN
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.