Review: Rabbit ơi, chạy đi
"Rabbit ơi, chạy đi" là tập đầu tiên trong series tác phẩm về nhân vật Rabbit (Harry Angstrom) của John Updike.
Mở đầu tiểu thuyết anh đã chạy, khi cùng chơi bóng rổ với một đám nhóc trên đường đi làm về. Chơi xong anh lại chạy về nhà. Về nhà thấy vợ, anh lại ngán ngẩm, lại chạy. Rabbit cứ chạy mãi như thế đến khi anh thực sự bỏ vợ, quen và nhanh chóng chung sống với một cô gái kiểu “bán trôn nuôi miệng”.
Với vai trò cầu nối đó, nhờ Eccles mà ta biết được vì sao Rabbit lại bỏ vợ mang thai ở những tháng cuối cùng để sống chung với một cô “gái điếm bán thời gian”.
Một cặp vợ chồng trẻ, người 26, kẻ 24, kết hôn sớm, có một con trai và sống với nhau thiếu tình yêu. Gia đình nội ngoại còn đầy đủ, sống riêng nhưng cùng khu vực. Chồng chán cuộc sống hiện tại, ra ngoài tìm của lạ, bỏ rơi vợ con, rồi trở về, rồi lại ra đi.
Nguyên liệu quen thuộc và cần thiết cho một bộ phim truyền hình lâm li bi đát. Nhưng khi đưa chúng cho John Updike, tiểu thuyết gia người Mỹ vốn là một trong ba người hiếm hoi được trao Pulitzer cho văn chương hư cấu những hai lần, ông lại “nấu” chúng thành một món rất khác trong “Rabbit ơi, chạy đi”.
Photo (c) maianh2710 |
Harry "Rabbit" Angstrom là ngôi sao bóng rổ khi còn trung học, và vì biệt hiệu “rabbit - thỏ”, đời anh gắn liền với chạy.
Rabbit đã dành những năm thanh xuân trên sân bóng rổ, và khi cưới một cô bé 20 tuổi làm vợ ở tuổi 23, rồi có con trai ngay một năm sau đó, anh lại tiếp tục chạy - chạy khỏi cuộc sống với công việc nhàm chán (giới thiệu sản phẩm cho một cửa hàng giá rẻ), cuộc hôn nhân tồi tệ (vợ mang bầu đứa thứ hai và nghiện rượu).
Rabbit đã dành những năm thanh xuân trên sân bóng rổ, và khi cưới một cô bé 20 tuổi làm vợ ở tuổi 23, rồi có con trai ngay một năm sau đó, anh lại tiếp tục chạy - chạy khỏi cuộc sống với công việc nhàm chán (giới thiệu sản phẩm cho một cửa hàng giá rẻ), cuộc hôn nhân tồi tệ (vợ mang bầu đứa thứ hai và nghiện rượu).
Mở đầu tiểu thuyết anh đã chạy, khi cùng chơi bóng rổ với một đám nhóc trên đường đi làm về. Chơi xong anh lại chạy về nhà. Về nhà thấy vợ, anh lại ngán ngẩm, lại chạy. Rabbit cứ chạy mãi như thế đến khi anh thực sự bỏ vợ, quen và nhanh chóng chung sống với một cô gái kiểu “bán trôn nuôi miệng”.
Nhưng mọi chuyện đâu đã dừng ở đó, hai tháng sau, anh lại chạy về với vợ khi cô sinh con, rồi lại chạy đi một lần nữa, trước khi bi kịch bất ngờ xảy ra vào quãng cuối của tiểu thuyết, và nó lại một lần nữa, khơi mào cho những cú chạy khác của Rabbit. Cứ tưởng “chạy ngay đi trước khi mọi điều dần tồi tệ hơn”, nhưng hoá ra càng chạy càng tệ.
Trên cái sườn chính của câu chuyện đó là những miêu tả tâm lý chi tiết bậc thầy của John Updike, từ khung cảnh diễn ra của từng phân đoạn đến những chuyển biến bên trong đầu của các nhân vật và cử chỉ bên ngoài của họ, khi chồng cãi vã với vợ và bỏ đi, khi một kẻ bỏ vợ tán tỉnh và âu yếm người tình, khi con rể đối mặt với nhạc phụ nhạc mẫu sau khi phụ bạc con gái người ta...
Một nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết là mục sư Jack Eccles, người nóng lòng muốn đưa Rabbit trở về với vợ, và nỗ lực hết sức để làm điều đó, vì ông tin rằng "hôn nhân là chuyện thiêng liêng", ngay cả với một cuộc hôn nhân tồi.
Trên cái sườn chính của câu chuyện đó là những miêu tả tâm lý chi tiết bậc thầy của John Updike, từ khung cảnh diễn ra của từng phân đoạn đến những chuyển biến bên trong đầu của các nhân vật và cử chỉ bên ngoài của họ, khi chồng cãi vã với vợ và bỏ đi, khi một kẻ bỏ vợ tán tỉnh và âu yếm người tình, khi con rể đối mặt với nhạc phụ nhạc mẫu sau khi phụ bạc con gái người ta...
Một nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết là mục sư Jack Eccles, người nóng lòng muốn đưa Rabbit trở về với vợ, và nỗ lực hết sức để làm điều đó, vì ông tin rằng "hôn nhân là chuyện thiêng liêng", ngay cả với một cuộc hôn nhân tồi.
Với vai trò cầu nối đó, nhờ Eccles mà ta biết được vì sao Rabbit lại bỏ vợ mang thai ở những tháng cuối cùng để sống chung với một cô “gái điếm bán thời gian”.
Người chồng, người cha 26 tuổi than phiền rằng cuộc sống của anh sau giờ làm chỉ là “bị dính chặt vào những món đồ chơi sứt mẻ, những cái ly cạn khô, chiếc ti vi lúc nào cũng bật, những bữa ăn trễ hoặc chả bao giờ được ăn, không cách chi thoát ra”.
Rồi đột nhiên, cậu chàng nhận thấy “việc dứt ra mới dễ dàng làm sao, chỉ cần bỏ đi, và mẹ kiếp, nó thật dễ”. Lý do để Rabbit bỏ đi là gì - Eccles sẽ hỏi, và hắn sẽ đáp, “Cô ấy nhờ tôi mua giùm một gói thuốc”.
Ta sẽ thấy Eccles chặn Rabbit trên ngưỡng cửa nhà mình, khi hắn quay về lấy quần áo sạch vì đã quyết tâm ra đi, và mắng hắn: “Quần áo sạch có ý nghĩa với anh nhiều đến thế hả? Tại sao hình thức bề ngoài thì giữ khư khư trong khi giẫm đạp lên người khác dễ dàng đến thế".
Ta cũng sẽ thấy Ruth, người tình hai tháng của Rabbit, mắng hắn khi hắn trơ trẽn trở lại tìm cô sau khi đã làm lành và lại bỏ vợ lần hai, rằng “anh chính là lão thần chết. Không phải chẳng là gì, anh còn tệ hơn chẳng là gì”.
Ta sẽ thấy Eccles chặn Rabbit trên ngưỡng cửa nhà mình, khi hắn quay về lấy quần áo sạch vì đã quyết tâm ra đi, và mắng hắn: “Quần áo sạch có ý nghĩa với anh nhiều đến thế hả? Tại sao hình thức bề ngoài thì giữ khư khư trong khi giẫm đạp lên người khác dễ dàng đến thế".
Ta cũng sẽ thấy Ruth, người tình hai tháng của Rabbit, mắng hắn khi hắn trơ trẽn trở lại tìm cô sau khi đã làm lành và lại bỏ vợ lần hai, rằng “anh chính là lão thần chết. Không phải chẳng là gì, anh còn tệ hơn chẳng là gì”.
Rabbit là gã muốn mọi thứ, vợ con, người tình. Bày đặt ra đi nhưng không dám gật đầu khi Ruth thách thức “anh ly dị cô vợ mà cỡ mỗi tháng một lần anh lại thấy tội nghiệp và cưới tôi”.
Và ta sẽ còn thấy rốt cuộc tay Rabbit này muốn gì trong đời sống này, và cái ám ảnh tình dục mà theo mình là không thể chấp nhận được
Tuy nhiên, mình nhận thấy quyển này khá dài dòng và đọc mệt, và cái tay Rabbit này thực sự là một anti-hero không thể chấp nhận được. Lẽ ra phải gọi là hắn hay gã chứ không phải “anh” như bản dịch. Rốt cuộc có ai thông cảm cho Rabbit được chăng?
Và ta sẽ còn thấy rốt cuộc tay Rabbit này muốn gì trong đời sống này, và cái ám ảnh tình dục mà theo mình là không thể chấp nhận được
Tuy nhiên, mình nhận thấy quyển này khá dài dòng và đọc mệt, và cái tay Rabbit này thực sự là một anti-hero không thể chấp nhận được. Lẽ ra phải gọi là hắn hay gã chứ không phải “anh” như bản dịch. Rốt cuộc có ai thông cảm cho Rabbit được chăng?
Bài viết rất hay, thank bạn
ReplyDeletemình còn thích xem những bộ phim về kinh doanh, những bộ phim hay của leonardo Dicaprio