Posts

Áp lực làm người trong xã hội đầy kỳ vọng

Image
Người trẻ Việt ngày nay thường than phiền về chuyện hay nhận những câu hỏi "kém duyên" kiểu sao không tìm việc tử tế, sao không lấy chồng, sinh con. Học hành đỗ đạt, an cư lạc nghiệp, rồi thành gia lập thất có phải là lựa chọn duy nhất và nếu ai từ chối đi theo con đường này cần bị xem là lập dị, một dị vật sớm muộn cũng sẽ bị xã hội đào thải? Những tiêu chuẩn như thế cũng tồn tại ở Nhật Bản và nếu dựa vào đó, Furukura Keiko của Cô nàng cửa hàng tiện ích (An Vy dịch) sẽ là một người siêu bất thường: 36 tuổi, suốt 18 năm chỉ làm công việc duy nhất là nhân viên bán thời gian cửa hàng tiện lợi, không màn chuyện hẹn hò, hôn nhân, con cái. Với Furukura, thật khó để làm một người bình thường theo mong đợi của người khác, tốt nhất là cố gắng sắm một vai nào đó và diễn cho tròn, đẹp lòng cả gia đình và xã hội.  Từ khi 18 tuổi, Furukura nhận ra cả đời mình sẽ mãi đóng vai "nhân viên cửa hàng tiện ích", nơi "chỉ cần mặc đồng phục, hành xử theo đúng hướng dẫn", sao c

Có cần cười nữa không khi ai cũng đeo khẩu trang?

Image
Cười là một cách giao tiếp với nhiều mục đích, chứ không chỉ bày tỏ niềm vui. Vậy có cần cười nữa không khi không ai có thể thấy chúng bởi lớp khẩu trang? Khi chiếc khẩu trang trở thành vật không thể thiếu, người ta mới nhận ra tầm quan trọng của việc… thấy miệng người đối diện.  Biên tập viên Belinda Luscombe của tờ Time hôm 1-6 còn bàn về chuyện “ta mất gì khi nụ cười ẩn sau khẩu trang?”, rằng giờ đây ngay cả chuyện tưởng như bình thường là mỉm cười khi bước sang một bên, nhường ai đó đi trước, cũng trở nên bất khả. Đây là lúc để ý đến tầm quan trọng về sự chuyển động của các cơ gò má, tức việc cười. Theo Luscombe, con người biết cười từ khi mới 42 ngày tuổi và sẽ còn thực hành biểu cảm gương mặt này đến hết đời. “Và rồi đột nhiên tất cả những kỹ năng, những miệt mài tập luyện cười của ta trở nên vô nghĩa - Luscombe viết - Chúng ta đánh mất hình thức giao tiếp ưa thích vào thời điểm mà ta cần nhiều cách để giao tiếp hơn bao giờ hết”. Paula Niedenthal, nhà tâm lý học và chuyên gia ngh

Điều này rồi cũng qua

Image
Có một quyển sách mà tựa của nó là câu được nhiều người dùng để động viên trong mùa dịch bệnh này - Điều này rồi cũng qua (Nhã Nam phát hành tháng 3-2020). Nhưng dường như đó chỉ là bề mặt của câu chữ. Điều này rồi cũng qua. Câu nói như lời trấn an về một tương lai tươi sáng bất kể những ngày đen tối hiện tại là gì này thật ra là ngạn ngữ Ba Tư và đi kèm với nó là một truyền thuyết với nhiều dị bản. Nhưng tựu trung là thế này: Ngày xửa ngày xưa, hoàng đế nọ một hôm cho gọi tất cả các nhà thông thái trong vương quốc và bảo họ hãy nghĩ một câu thật ngắn mà trong cảnh huống nào - hạnh phúc hay bất hạnh - cũng đúng. Các nhà thông thái cuối cùng tâu với hoàng đế rằng câu đó chính là “điều này rồi cũng qua”. Tiểu thuyết chưa đầy 200 trang của nhà văn Tây Ban Nha Milena Busquets mở đầu với cảnh người kể chuyện Blanca vừa lo xong đám tang cho mẹ khởi sự một hành trình để lấy lại cân bằng sau mất mát ở tuổi 40. Đó là chuyến đi đến thị trấn biển Cadaqués, nơi có ngôi nhà nghỉ dưỡng của gia đình

My decade in review

Image
Cuối cùng thì cũng đã qua mùa review tổng kết, năm 2019 không chỉ nhìn lại một năm mà còn cả thập kỷ 2010s. Đọc, viết và xử lý bao nhiêu bài vở về chuyện nhìn lại này, mãi mới có thời gian viết chuyện của mình. Bữa nọ mới nhận ra, trọn một thập kỷ quen biết và hai lần nâng cấp quan hệ với @maianh2710. Cô gái này cũng có trọn tuổi 20 với mình, không biết cổ có review gì không ta. Thấy có người viết Facebook điểm lại đúng 10 năm, mỗi năm một sự kiện nổi bật, có người gạch 10 đầu dòng, hay đáng số từ 1 đến 10, gọn gàng. Mình chả nhớ gì nhiều đến vậy, chuyện tuần trước thì nay đã quên, huống chi 10 năm dài đằng đẵng. * Hóa ra, nhìn lại giai đoạn 2010-2019 là đúng 10 năm mình đến và gắn bó với Tuổi Trẻ. Một thập niên mà mình đút kết lại thành mối quan hệ tỉ lệ nghịch như sau: càng tiến xa trong con đường hiện thực hóa mục tiêu và mơ ước, càng đến gần những gì từng thần tượng ngưỡng mộ, thì nỗi thất vọng càng tăng. Giả thử có thể đồ thị hóa hai đại lượng tỉ lệ nghịch nói trên - (a

Livestream xả súng và sự bất lực của các ông lớn công nghệ

Image
Việc nghi can thảm sát tại hai nhà thờ Hồi giáo ở TP Christchurch (New Zealand) ngày 15-3 quay và phát trực tiếp (livestream) cảnh hắn ra tay trên Facebook có thể đã thành công ngoài mong đợi của kẻ thủ ác.

'Trào lưu' mới thời mạng xã hội: phát cảnh khủng bố!

Image
Truyền thông khi đưa tin về hai vụ xả súng khiến 50 người chết và hàng chục người bị thương tại hai đền thờ Hồi giáo ở TP Christchurch (New Zealand) ngày 15-3 đều nhấn mạnh chi tiết: kẻ thủ ác được cho là đã livestream (phát trực tiếp) cảnh hắn ra tay lên Facebook.

Review: Thú tội

Image
Trong đời đi học, hẳn ai cũng từng trải qua ít nhất một lần mà giáo viên dành buổi học không phải để giảng bài mà là kể một câu chuyện gì đó. Không khí đặc quánh, cả lớp lặng như tờ, và dù giáo viên có mát mẻ “ai không muốn nghe có thể về”, cũng chả ai dám nhúc nhích.