Thế giới không Internet, được không?
Thế giới vừa tưng bừng mừng sinh nhật thứ 25 của ba chữ “WWW” quen thuộc. Không gian mạng đã có những bước tiến rất xa so với ngày nó sinh ra, nhưng sẽ ra sao nếu một ngày không có Internet?
Ngày 23-8-1991, nhà khoa học máy tính Tim Berners-Lee, khi ấy đang làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), “mở mạng” cho cả nhân loại, giúp mọi người có thể tiếp cận thông tin xuyên biên giới.
Nền văn minh của chúng ta
Ngày 23-8-1991, nhà khoa học máy tính Tim Berners-Lee, khi ấy đang làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), “mở mạng” cho cả nhân loại, giúp mọi người có thể tiếp cận thông tin xuyên biên giới.
Nền văn minh của chúng ta
Hiện có một thế hệ vừa sinh ra là đã sống trong thế giới Internet trong tầm tay, thiết bị thông minh đủ kiểu. Những người thuộc thế hệ này sẽ khó hình dung thế giới không Internet là như thế nào.
Internet đã ăn sâu vào cuộc sống của chúng ta đến mức nào? Clay Shirky, chuyên gia về tác động kinh tế - xã hội của Internet tại Đại học Yale, mô tả trên The Atlantic: thế giới ngày nay mà không có Internet chẳng khác nào nghĩ đến London những năm 1840 không có động cơ hơi nước, New York những năm 1930 không thang máy và Los Angeles những năm 1970 chẳng xe hơi.
“Internet và đời sống cũng giống như những dây nho đã dính quá chặt vào giàn, ta không thể tách lìa chúng được và sẽ là vô ích nếu cố làm điều đó. Viễn tưởng của chúng ta về thế giới hậu Internet thường là sự sụp đổ của nền văn minh với các thảm họa zombie, dịch bệnh, hạt nhân - Shirky nói vớiThe Atlantic - Điều này ngụ ý không còn Internet thì không còn văn minh và có nghĩa Internet đã là văn minh của chúng ta vậy”.
Cho dù như thế, vẫn có thể ngồi lại và nghĩ đến một ngày bỗng dưng không còn Internet thì sao? Cuộc sống hẳn sẽ đảo lộn ở mọi mặt, nhưng đến thế nào? Lối sống nhanh, tức thời của ta sẽ chuyển ngay về tốc độ rùa bò: hãy đi bộ đến thư viện gần nhất để tra cứu thông tin và hãy sẵn sàng chờ hàng tuần, thậm chí hàng tháng, để nhận thư hồi âm từ một đối tác nước ngoài.
Không còn mạng xã hội, ta phải liên lạc với gia đình và bạn bè thế nào đây? Đành gọi điện thoại bàn vậy. Làm sao để khoe hình ảnh chuyến du lịch mới nhất? Hãy cùng hẹn nhau ra quán cà phê, mỗi người vác theo vài quyển album và chỉ cho nhau xem.
Chuyện giao tiếp hẳn cũng khó khăn hơn khi phải mặt đối mặt, thay vì đứng sau những Facebook Messenger hay WhatsApp, nơi ta muốn nói gì thì nói, dùng đủ loại emoji mà không phải ngượng ngùng. Công sở cũng sẽ trở nên hỗn loạn vì mọi thứ đều phải tự làm, tra cứu bằng tay.
Và nếu công ty hoạt động hoàn toàn dựa vào Internet thì sẽ sập tiệm ngay tức khắc. Từ quy mô công ty nhìn ra nền kinh tế toàn cầu sẽ thấy hậu quả của một thế giới không Internet như thế nào.
“Thải độc công nghệ”
Internet đã ăn sâu vào cuộc sống của chúng ta đến mức nào? Clay Shirky, chuyên gia về tác động kinh tế - xã hội của Internet tại Đại học Yale, mô tả trên The Atlantic: thế giới ngày nay mà không có Internet chẳng khác nào nghĩ đến London những năm 1840 không có động cơ hơi nước, New York những năm 1930 không thang máy và Los Angeles những năm 1970 chẳng xe hơi.
“Internet và đời sống cũng giống như những dây nho đã dính quá chặt vào giàn, ta không thể tách lìa chúng được và sẽ là vô ích nếu cố làm điều đó. Viễn tưởng của chúng ta về thế giới hậu Internet thường là sự sụp đổ của nền văn minh với các thảm họa zombie, dịch bệnh, hạt nhân - Shirky nói vớiThe Atlantic - Điều này ngụ ý không còn Internet thì không còn văn minh và có nghĩa Internet đã là văn minh của chúng ta vậy”.
Cho dù như thế, vẫn có thể ngồi lại và nghĩ đến một ngày bỗng dưng không còn Internet thì sao? Cuộc sống hẳn sẽ đảo lộn ở mọi mặt, nhưng đến thế nào? Lối sống nhanh, tức thời của ta sẽ chuyển ngay về tốc độ rùa bò: hãy đi bộ đến thư viện gần nhất để tra cứu thông tin và hãy sẵn sàng chờ hàng tuần, thậm chí hàng tháng, để nhận thư hồi âm từ một đối tác nước ngoài.
Không còn mạng xã hội, ta phải liên lạc với gia đình và bạn bè thế nào đây? Đành gọi điện thoại bàn vậy. Làm sao để khoe hình ảnh chuyến du lịch mới nhất? Hãy cùng hẹn nhau ra quán cà phê, mỗi người vác theo vài quyển album và chỉ cho nhau xem.
Chuyện giao tiếp hẳn cũng khó khăn hơn khi phải mặt đối mặt, thay vì đứng sau những Facebook Messenger hay WhatsApp, nơi ta muốn nói gì thì nói, dùng đủ loại emoji mà không phải ngượng ngùng. Công sở cũng sẽ trở nên hỗn loạn vì mọi thứ đều phải tự làm, tra cứu bằng tay.
Và nếu công ty hoạt động hoàn toàn dựa vào Internet thì sẽ sập tiệm ngay tức khắc. Từ quy mô công ty nhìn ra nền kinh tế toàn cầu sẽ thấy hậu quả của một thế giới không Internet như thế nào.
“Thải độc công nghệ”
Internet hữu ích là thế, nhưng phàm cái gì quá cũng không tốt. Nếu Internet không đột nhiên mất đi, mà chính ta chủ động tách rời nó thì sao? Ngày nay đã có khái niệm “digital detox” để chỉ việc này.
Giống như phương pháp ăn uống detox nhằm thải độc ra khỏi cơ thể, những người muốn “thải độc công nghệ” sẽ chủ động tránh xa các thiết bị kỹ thuật số như smartphone hay máy tính (mà thực chất là tránh xa Internet, vì những thiết bị đó sẽ làm được gì nếu không nối mạng?). Mục đích của việc “thải độc” này nhằm giảm stress hoặc tập trung vào các mối quan hệ xã hội trong đời thực thay vì thế giới ảo.
Cây bút nữ người Úc Brigid Delaney hôm 26-8 có bài viết lý thú trên tờ The Guardian (Anh) về trải nghiệm digital detox trong một tuần khi bà đi cắm trại ở bán đảo Cape York, nơi không có điện và sóng điện thoại.
Bà Delaney mô tả: các thiết bị kỹ thuật số “gần như là trong xương tủy chúng ta, thành ra sống xa chúng một tuần sẽ cảm thấy giống như mất một phần cơ thể”. Việc sống không có Internet cũng gây sợ hãi và “cảm giác kỳ lạ kiểu ta bị tách rời khỏi không gian và thời gian” - nữ tác giả viết.
Bà Delaney liệt kê một cách hài hước những suy nghĩ sẽ đeo bám lấy ta trong một tuần sống không Internet, tức không liên lạc được với thế giới bên ngoài, không lên mạng xem tin tức, không cập nhật được thông tin từ mạng xã hội.
“Trong một tuần đó biết đâu thế giới lại có một cuộc chiến tranh, những cuộc đảo chính, biết đâu ai đó trong gia đình đã qua đời hay ngôi sao nhạc rock mà ta cho là vĩnh cửu đã mất mà ta không biết?” - bà viết. Sống “offline” là bỏ mặc trang cá nhân - đại diện của ta trên thế giới ảo. Biết đâu ai đó đã vào comment xúc phạm ta hàng loạt thì sao?
Nhưng việc “thải độc công nghệ” cũng sẽ giúp bạn nhận ra cuộc sống sẽ tốt hơn nếu không có Facebook và trân trọng sự tĩnh lặng quý giá khi không có tin báo email, tin nhắn mới trên Facebook... liên tục từ điện thoại. “Sự im lặng đó đẹp và thanh khiết đến mức những tiếng ồn do thiết bị kỹ thuật số gây ra giống như những con sóng khuấy động đại dương một cách tàn nhẫn” - bà Delaney mô tả.
Cuối cùng, tác giả kết luận: một khi đã quen với việc điện thoại nằm yên trong túi và ta không gửi đi bất kỳ tín hiệu nào với thế giới bên ngoài, mà “chỉ ngồi đó, là chính ta và trở về nhà (sau kỳ nghỉ) là một cảm giác dễ chịu”.
Giống như phương pháp ăn uống detox nhằm thải độc ra khỏi cơ thể, những người muốn “thải độc công nghệ” sẽ chủ động tránh xa các thiết bị kỹ thuật số như smartphone hay máy tính (mà thực chất là tránh xa Internet, vì những thiết bị đó sẽ làm được gì nếu không nối mạng?). Mục đích của việc “thải độc” này nhằm giảm stress hoặc tập trung vào các mối quan hệ xã hội trong đời thực thay vì thế giới ảo.
Cây bút nữ người Úc Brigid Delaney hôm 26-8 có bài viết lý thú trên tờ The Guardian (Anh) về trải nghiệm digital detox trong một tuần khi bà đi cắm trại ở bán đảo Cape York, nơi không có điện và sóng điện thoại.
Bà Delaney mô tả: các thiết bị kỹ thuật số “gần như là trong xương tủy chúng ta, thành ra sống xa chúng một tuần sẽ cảm thấy giống như mất một phần cơ thể”. Việc sống không có Internet cũng gây sợ hãi và “cảm giác kỳ lạ kiểu ta bị tách rời khỏi không gian và thời gian” - nữ tác giả viết.
Bà Delaney liệt kê một cách hài hước những suy nghĩ sẽ đeo bám lấy ta trong một tuần sống không Internet, tức không liên lạc được với thế giới bên ngoài, không lên mạng xem tin tức, không cập nhật được thông tin từ mạng xã hội.
“Trong một tuần đó biết đâu thế giới lại có một cuộc chiến tranh, những cuộc đảo chính, biết đâu ai đó trong gia đình đã qua đời hay ngôi sao nhạc rock mà ta cho là vĩnh cửu đã mất mà ta không biết?” - bà viết. Sống “offline” là bỏ mặc trang cá nhân - đại diện của ta trên thế giới ảo. Biết đâu ai đó đã vào comment xúc phạm ta hàng loạt thì sao?
Nhưng việc “thải độc công nghệ” cũng sẽ giúp bạn nhận ra cuộc sống sẽ tốt hơn nếu không có Facebook và trân trọng sự tĩnh lặng quý giá khi không có tin báo email, tin nhắn mới trên Facebook... liên tục từ điện thoại. “Sự im lặng đó đẹp và thanh khiết đến mức những tiếng ồn do thiết bị kỹ thuật số gây ra giống như những con sóng khuấy động đại dương một cách tàn nhẫn” - bà Delaney mô tả.
Cuối cùng, tác giả kết luận: một khi đã quen với việc điện thoại nằm yên trong túi và ta không gửi đi bất kỳ tín hiệu nào với thế giới bên ngoài, mà “chỉ ngồi đó, là chính ta và trở về nhà (sau kỳ nghỉ) là một cảm giác dễ chịu”.
TRƯỜNG SƠN
(Bài đã đăng Tuổi Trẻ Cuối Tuần)
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.