Công nghệ đang giết sự thật
Facebook và Twitter vừa tham gia liên minh do Google khởi xướng nhằm ngăn chặn “tin vịt” lan truyền trên mạng xã hội. Điều mỉa mai là chính những ông lớn này đã tạo điều kiện tối đa cho tin đồn nhảm sinh sôi trên nền tảng của họ!
Ngày 13-9, Facebook và Twitter chính thức đứng chung hội với các tờ báo, hãng tin lớn như Washington Post, New York Times, AFP, BuzzFeed News và CNN trong First Draft, liên minh do Google thành lập tháng 6-2015 và sẽ chính thức hoạt động vào cuối tháng 10 tới. First Draft sẽ thúc đẩy nâng cao kỹ năng “thông hiểu tin tức/truyền thông” (media/news literacy) cho người dùng mạng xã hội đồng thời đặt ra các quy chuẩn, tiêu chí để “nói không với tin sai sự thật” trên các nền tảng báo mạng cũng như mạng xã hội. Trong thời bùng nổ thông tin, kỹ năng news literacy rất quan trọng, vì ai cũng biết đọc nhưng biết cảnh giác, đặt câu hỏi và kiểm tra các tin tức mình tiếp cận được trên mạng là điều không phải ai cũng biết (hoặc muốn) làm.
Cụ thể, mỗi đối tác trong liên minh phải cam kết “chia sẻ kiến thức, xây dựng chính sách và tổ chức huấn luyện trong việc giúp nhà báo sử dụng mạng xã hội để tìm và tường thuật tin tức” – giám đốc điều hành First Draft, ông Jenni Sargent, giải thích. Áine Kerr, giám đốc mảng đối tác với báo chí của Facebook, cho biết mạng xã hội này sẽ tham gia bằng cách cung cấp cho giới báo chí các công cụ, sản phẩm và dịch vụ để hỗ trợ giới báo chí, đồng thời cũng “liên tục học hỏi và lắng nghe phản hồi từ ngành báo để hoàn thiện các sản phẩm đó”. Tuy nhiên, Facebook không nói rõ các sản phẩm đó sẽ là gì. Trong khi đó, Twitter tuyên bố sẽ xem First Draft là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm trong việc tìm và xác minh tin nóng do người dùng (thường là nhân chứng) gửi và cập nhật liên tục trên Twitter mỗi khi có sự cố xảy ra.
Trang TechTimes cho rằng First Draft cũng hướng đến việc xây dựng bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn về vấn đề đạo đức trong đưa tin. Các thành viên trong liên minh cũng sẽ cùng nhau tạo ra bộ công cụ để phóng viên tự kiểm tra nội dung tin bài của mình trước khi đưa lên mạng xã hội. Cuối cùng, theo TechTimes, First Draft cũng sẽ xây dựng một hệ thống giúp phóng viên có thể xác minh và bổ sung các thông tin do nhân chứng gửi lên mạng xã hội, để tránh trường hợp vì chạy theo tin nóng mà xem nhẹ việc xác minh tính chính xác của thông tin. Có thể thấy vì chưa chính thức khởi động nên kế hoạch hành động của First Draft chỉ ở dạng bản thảo và chưa rõ liên minh này sẽ thực sự làm gì, hiệu quả ra sao.
Trước khi tham gia First Draft, hồi tháng 8, Facebook cũng tuyên bố đã phát triển thuật toán phát hiện tin bài có tựa giật gân nhằm lừa người đọc click vào. Theo đó, các trang liên tục share tin bài với tít úp mở kiểu “Người này cho tỏi vào giày và bạn không tin được chuyện gì xảy ra kế tiếp đâu” sẽ bị Facebook phạt bằng cách khiến cập nhật của họ ít hiện thị lên newsfeed của người theo dõi hơn. Facebook cũng đang sử dụng thuật toán để tổng hợp các chủ đề nóng trong ngày (Trending topic). Trước đó, các tin này do đội ngũ biên tập viên của Facebook lựa chọn, nhưng mạng xã hội này buộc phải chuyển sang dùng trí thông minh nhân tạo sau khi vấp phải chỉ trích các tin nóng được lựa chọn tùy tiện và chủ quan.
Điều trớ trêu là hai mảnh đất màu mỡ nhất cho những tay chuyên buôn tin vịt, tin đồn nhảm và lừa đảo trên mạng xã hội lại tham gia First Draft trễ đến vậy. Facebook với 1,7 tỉ thành viên thường bị chỉ trích vì “tiếp tay” cho việc phát tán tin vịt, còn mạng Twitter với 140 triệu người dùng thì là nơi cập nhật tin nóng “breaking news” ngay khi vụ việc xảy ra nhanh hơn bất kì cơ quan truyền thông nào.
Tràn lan tin vịt
Sáng 23-4, hàng trăm ngàn người hâm mộ siêu sao bóng rổ người Mỹ Michael Jordan cùng viết lời tiếc thương vĩnh biệt thần tượng khi tin anh qua đời được đăng tải trên một trang Facebook. Như trang Australia Network News thuật lại, trang Facebook mới được lập với tên “RIP Michael Jordan” đăng vỏn vẹn dòng status thông báo “cầu thủ bóng rổ yêu thích của chúng ta đã qua đời vào khoảng 11g trưa nay (23-4)... Hãy bày tỏ lòng tiếc thương với anh bằng cách comment và like trang này”. Chỉ chừng ấy đã đủ thu hút hơn 1 triệu like dĩ nhiên, trên Twitter cũng nhanh chóng tràn ngập tweet “khóc thương” ngôi sao vắn số.
Thật ngạc nhiên vì có đến hơn 1 triệu người không chịu làm một động tác đơn giản là kiểm tra các tờ báo nổi tiếng có đăng tin gì về chuyện này không. Một ngôi sao lớn như Michael Jordan không thể qua đời mà truyền thông chính thống lại im tiếng. Nhưng tiếc thay, như nhiều trường hợp người của công chúng bị “cho qua đời” chỉ bằng một status vu vơ trên Facebook, người ta tin ngay, like ngay, share ngay và khóc thương ngay mà không cần kiểm chứng độ xác thực của thông tin.
Ngay hôm sau, ngày 24-4, người phát ngôn của Jordan chính thức xác nhận anh vẫn còn sống và khỏe mạnh, và phàn nàn: “Anh ấy chỉ là nạn nhân mới nhất của trò đồn thổi trên mạng xã hội (...) hãy thôi tin vào những gì bạn thấy trên mạng đi”.
Trò đùa như vậy không hiếm, và với Facebook, việc tạo ra và lan truyền nó còn dễ hơn trở bàn tay. Hãy nghĩ đến thời chưa có mạng xã hội mà xem. Phải đi rỉ tai bao nhiêu người để tin đồn có thể lan xa đến hàng vạn hay thậm chí hàng triệu người trong thời gian nhanh như vậy?
Ngoài những bản “cáo phó láo”, những tin sốc, giật gân khiến mọi người cuống cuồng bấm share mà “quên” kiểm chứng kiểu Hà Nội đã có người nhiễm Ebola đầu tiên cũng đầy rẫy trên mạng xã hội. Ngày 12-7, Facebook lan truyền thông tin ông Riek Machar, khi đó còn là phó tổng thống thứ nhất của Nam Sudan đang bị lực lượng của tổng thống Salva Kiir bắt giữ tại phủ tổng thống. Dù đây chỉ là tin vịt, nhưng ngay khi nó bắt đầu lan truyền, lực lượng ủng hộ ông Machar lập tức tấn công vào thủ đô Juba hòng giải cứu chủ tướng. Giao tranh kéo dài đến 5 ngày khiến 272 người, gồm nhiều thường dân, thiệt mạng và hàng ngàn người phải rời khỏi chỗ ở. Tờ The Star (Kenya) đã tường thuật câu chuyện trên với dòng tít “Một tin vịt trên Facebook vừa khiến 272 người thiệt mạng ở Nam Sudan”.
(Bài đã đăng Tuổi Trẻ Cuối Tuần)
Ngày 13-9, Facebook và Twitter chính thức đứng chung hội với các tờ báo, hãng tin lớn như Washington Post, New York Times, AFP, BuzzFeed News và CNN trong First Draft, liên minh do Google thành lập tháng 6-2015 và sẽ chính thức hoạt động vào cuối tháng 10 tới. First Draft sẽ thúc đẩy nâng cao kỹ năng “thông hiểu tin tức/truyền thông” (media/news literacy) cho người dùng mạng xã hội đồng thời đặt ra các quy chuẩn, tiêu chí để “nói không với tin sai sự thật” trên các nền tảng báo mạng cũng như mạng xã hội. Trong thời bùng nổ thông tin, kỹ năng news literacy rất quan trọng, vì ai cũng biết đọc nhưng biết cảnh giác, đặt câu hỏi và kiểm tra các tin tức mình tiếp cận được trên mạng là điều không phải ai cũng biết (hoặc muốn) làm.
Cụ thể, mỗi đối tác trong liên minh phải cam kết “chia sẻ kiến thức, xây dựng chính sách và tổ chức huấn luyện trong việc giúp nhà báo sử dụng mạng xã hội để tìm và tường thuật tin tức” – giám đốc điều hành First Draft, ông Jenni Sargent, giải thích. Áine Kerr, giám đốc mảng đối tác với báo chí của Facebook, cho biết mạng xã hội này sẽ tham gia bằng cách cung cấp cho giới báo chí các công cụ, sản phẩm và dịch vụ để hỗ trợ giới báo chí, đồng thời cũng “liên tục học hỏi và lắng nghe phản hồi từ ngành báo để hoàn thiện các sản phẩm đó”. Tuy nhiên, Facebook không nói rõ các sản phẩm đó sẽ là gì. Trong khi đó, Twitter tuyên bố sẽ xem First Draft là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm trong việc tìm và xác minh tin nóng do người dùng (thường là nhân chứng) gửi và cập nhật liên tục trên Twitter mỗi khi có sự cố xảy ra.
Trang TechTimes cho rằng First Draft cũng hướng đến việc xây dựng bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn về vấn đề đạo đức trong đưa tin. Các thành viên trong liên minh cũng sẽ cùng nhau tạo ra bộ công cụ để phóng viên tự kiểm tra nội dung tin bài của mình trước khi đưa lên mạng xã hội. Cuối cùng, theo TechTimes, First Draft cũng sẽ xây dựng một hệ thống giúp phóng viên có thể xác minh và bổ sung các thông tin do nhân chứng gửi lên mạng xã hội, để tránh trường hợp vì chạy theo tin nóng mà xem nhẹ việc xác minh tính chính xác của thông tin. Có thể thấy vì chưa chính thức khởi động nên kế hoạch hành động của First Draft chỉ ở dạng bản thảo và chưa rõ liên minh này sẽ thực sự làm gì, hiệu quả ra sao.
Trước khi tham gia First Draft, hồi tháng 8, Facebook cũng tuyên bố đã phát triển thuật toán phát hiện tin bài có tựa giật gân nhằm lừa người đọc click vào. Theo đó, các trang liên tục share tin bài với tít úp mở kiểu “Người này cho tỏi vào giày và bạn không tin được chuyện gì xảy ra kế tiếp đâu” sẽ bị Facebook phạt bằng cách khiến cập nhật của họ ít hiện thị lên newsfeed của người theo dõi hơn. Facebook cũng đang sử dụng thuật toán để tổng hợp các chủ đề nóng trong ngày (Trending topic). Trước đó, các tin này do đội ngũ biên tập viên của Facebook lựa chọn, nhưng mạng xã hội này buộc phải chuyển sang dùng trí thông minh nhân tạo sau khi vấp phải chỉ trích các tin nóng được lựa chọn tùy tiện và chủ quan.
Điều trớ trêu là hai mảnh đất màu mỡ nhất cho những tay chuyên buôn tin vịt, tin đồn nhảm và lừa đảo trên mạng xã hội lại tham gia First Draft trễ đến vậy. Facebook với 1,7 tỉ thành viên thường bị chỉ trích vì “tiếp tay” cho việc phát tán tin vịt, còn mạng Twitter với 140 triệu người dùng thì là nơi cập nhật tin nóng “breaking news” ngay khi vụ việc xảy ra nhanh hơn bất kì cơ quan truyền thông nào.
Tràn lan tin vịt
Sáng 23-4, hàng trăm ngàn người hâm mộ siêu sao bóng rổ người Mỹ Michael Jordan cùng viết lời tiếc thương vĩnh biệt thần tượng khi tin anh qua đời được đăng tải trên một trang Facebook. Như trang Australia Network News thuật lại, trang Facebook mới được lập với tên “RIP Michael Jordan” đăng vỏn vẹn dòng status thông báo “cầu thủ bóng rổ yêu thích của chúng ta đã qua đời vào khoảng 11g trưa nay (23-4)... Hãy bày tỏ lòng tiếc thương với anh bằng cách comment và like trang này”. Chỉ chừng ấy đã đủ thu hút hơn 1 triệu like dĩ nhiên, trên Twitter cũng nhanh chóng tràn ngập tweet “khóc thương” ngôi sao vắn số.
Thật ngạc nhiên vì có đến hơn 1 triệu người không chịu làm một động tác đơn giản là kiểm tra các tờ báo nổi tiếng có đăng tin gì về chuyện này không. Một ngôi sao lớn như Michael Jordan không thể qua đời mà truyền thông chính thống lại im tiếng. Nhưng tiếc thay, như nhiều trường hợp người của công chúng bị “cho qua đời” chỉ bằng một status vu vơ trên Facebook, người ta tin ngay, like ngay, share ngay và khóc thương ngay mà không cần kiểm chứng độ xác thực của thông tin.
Ngay hôm sau, ngày 24-4, người phát ngôn của Jordan chính thức xác nhận anh vẫn còn sống và khỏe mạnh, và phàn nàn: “Anh ấy chỉ là nạn nhân mới nhất của trò đồn thổi trên mạng xã hội (...) hãy thôi tin vào những gì bạn thấy trên mạng đi”.
Trò đùa như vậy không hiếm, và với Facebook, việc tạo ra và lan truyền nó còn dễ hơn trở bàn tay. Hãy nghĩ đến thời chưa có mạng xã hội mà xem. Phải đi rỉ tai bao nhiêu người để tin đồn có thể lan xa đến hàng vạn hay thậm chí hàng triệu người trong thời gian nhanh như vậy?
Ngoài những bản “cáo phó láo”, những tin sốc, giật gân khiến mọi người cuống cuồng bấm share mà “quên” kiểm chứng kiểu Hà Nội đã có người nhiễm Ebola đầu tiên cũng đầy rẫy trên mạng xã hội. Ngày 12-7, Facebook lan truyền thông tin ông Riek Machar, khi đó còn là phó tổng thống thứ nhất của Nam Sudan đang bị lực lượng của tổng thống Salva Kiir bắt giữ tại phủ tổng thống. Dù đây chỉ là tin vịt, nhưng ngay khi nó bắt đầu lan truyền, lực lượng ủng hộ ông Machar lập tức tấn công vào thủ đô Juba hòng giải cứu chủ tướng. Giao tranh kéo dài đến 5 ngày khiến 272 người, gồm nhiều thường dân, thiệt mạng và hàng ngàn người phải rời khỏi chỗ ở. Tờ The Star (Kenya) đã tường thuật câu chuyện trên với dòng tít “Một tin vịt trên Facebook vừa khiến 272 người thiệt mạng ở Nam Sudan”.
Công nghệ đã giết sự thật thế nào?
Thật éo le khi các ông lớn Google, Facebook và Twitter phải chung tay để ngăn tin thất thiệt lan truyền trên chính nền tảng do họ phát triển.
Tác giả bắt đầu bằng cách nhắc lại các bài báo loan tin cựu thủ tướng Anh David Cameron từng tham gia một nghi thức tôn giáo bằng cách cho bộ phần nhạy cảm vào đầu heo được lan truyền trên mạng hồi tháng 9 năm ngoái. Dù rõ ràng là một tin khó tin, câu chuyện này lại được tờ Daily Mail và hàng tá báo khác đưa tin và được hàng triệu người share lại trên Facebook và Twitter. Khi tin đồn đã lan khắp địa cầu, nữ phóng viên đưa tin này thừa nhận “chỉ thuật lại những gì nguồn tin nói mà không xác minh thông tin”.
Câu chuyện trên, như nhà báo Viner viết trên Guardian, “là một ví dụ cho thấy dường như báo giới giờ đây không quan tâm điều họ viết đúng hay không - và thậm chí không cần cung cấp bằng chứng cho những gì mình viết, vì quyền tin hay không đã nằm ở người đọc”. Nhưng họ sẽ dựa vào gì để tin một câu chuyện đọc trên mạng xã hội? Bản năng, trực giác hay tâm trạng khi đó? Dù câu trả lời là gì, theo Viner, thì có lẽ “sự thật khôn còn quan trọng nữa”.
Vậy công nghệ có lỗi gì trong chuyện này? Đầu tiên dễ thấy công nghệ cho ta nền tảng để đăng tải và chia sẻ lại thông tin “với tốc độ và sức lan tỏa mà những người sống cách đây chỉ một thập niên thôi đã không tượng tượng nổi”. Không thiếu ví dụ cho chuyện này: bản tin vịt về ông Cameron xuất hiện buổi sáng thì đến chiều cả thế giới đã biết, “chứ không phải chỉ những người sống ở Anh và đọc đúng tờ báo đó như trước đây” - Viber bình luận.
Nhưng vẫn còn 2 lý do khác.
Liên hoàn thông tin và bong bóng lọc
Ngay sau vụ khủng bố liên hoàn ở Paris tháng 11-2015, có 3 thông tin lan truyền chóng mặt trên Facebook và Twitter: một bức ảnh người đàn ông đạo Sikh mặc áo khoác gắn bom và cầm trên tay cuốn kinh Koran; thông tin tháp Eiffel sẽ tắt điện để tượng niệm nạn nhân và chuyện Uber tính phụ phí cho chuyến đi đến Paris Nhưng sự thật thì sao? Bức ảnh kia là sản phẩm của Photoshop (cuốn kinh Koran thật ra là chiếc iPad trong ảnh gốc), tháp Eiffel tối nào cũng tắt đèn từ 1g sáng và Uber hoàn toàn không thu thêm phí gì cả.
Vậy vì sao người dùng Facebook và Twitter dễ dàng tin vào mọi thứ họ thấy và lập tức chia sẻ lại mà không mảy may nghi ngờ tính xác thực của nó? “Hiện tượng này là hệ quả của cái gọi là chuỗi liên hoàn thông tin (information cascade) - Coye Cheshire, nhà tâm lý xã hội hiện là giáo sư Đại học California, nói với trang Engadget – Điều này xảy ra khi một người thấy người khác hành động và làm theo ngay lập tức, bất kể nó trái với niềm tin cũng như suy nghĩ của họ”.
Cheshire đưa ra một ví dụ nôm na dễ hiểu hơn cho chuỗi liên hoàn thông tin: khi lưỡng lự trước quầy hàng trong siêu thị vì không biết chọn sao giữa hai loại xà bông, ta thường chọn cái nào còn ít hàng trên kệ hơn, vì chúng hẳn được nhiều người mua hơn. Thông tin lan truyền trên mạng xạ hội cũng vậy.
Con người nói chung sẽ chọn “lối tắt” bằng trực giác như vậy, bởi “nó dễ dàng hơn là bỏ công nghiên cứu tới lui mỗi khi đọc thấy thông tin gì trên mạng”. Vẫn theo Cheshire, chúng ta có khuynh hướng tin vào thông tin mình thấy đầu tiên và rất khó thay đổi ấn tượng đầu tiên này. Và truyền thông chính thống, trong thời mạng xã hội, không thể nói là vô tội.
Ngoài “chuỗi liên hoàn thông tin”, một cơ chế khác, hoàn toàn là sản phẩm của mạng xã hội, cũng giúp tin đồn dễ lây lan hơn và khiến người ta có khuynh hướng tin vô tội vạ hơn. Trong một bài diễn thuyết tại TED năm 2011, Eli Pariser, đồng sáng lập Upworthy, trang web chuyên tổng hợp các tin đang sốt (viral) trên mạng, cho rằng thông tin mà ta thấy trên mạng thật ra đã được lọc trước bằng thuật toán và “Internet chỉ cho ta chỉ thấy cái mà nó nghĩa ta muốn thấy, nhưng không nhất thiết là cái ta cần thấy”.
Theo Pariser, dù hai người cùng gõ một từ khóa trên Google, họ sẽ nhận được hai kết quả khác nhau, vì thuật toán của Google chỉ chọn thể hiện những thông tin người dùng sẽ thích (dựa trên lịch sử tìm kiếm và các thông tin khác thu thập được của người dùng). Do đó, những thông tin đúng đắn, có giá trị nhưng trái quan điểm và thói quen của người dùng sẽ không hiện ra. Thuật toán hiển thị tin trên newsfeed của Facebook cũng tương tự như thế. Facebook âm thầm theo dõi thói quen của người dùng và tự quyết định sẽ hiện gì trên bản tin. Facebook sẽ biết bạn thích đội Real Madrid và dần dà sẽ “vùi” tin do những người ủng hộ Barcelona xuống đáy newsfeed của bạn vì cho rằng bạn không cần cập nhật tin từ người ủng hộ đội bóng đối thủ, bất kể thông tin họ chia sẻ là gì đi chăng nữa.
Pariser cho rằng khi gom tất cả những hệ thống "lọc" này lại với nhau, sẽ được cái mà ông gọi là "bong bóng lọc" (filter bubble). “(Đó) là một thế giới thông tin duy nhất của riêng bạn mà bạn sống trong đó trên thế giới mạng (…) những thứ có trong đó phụ thuộc vào việc bạn là ai, và bạn làm gì. Nhưng vấn đề là bạn không thể quyết định điều gì sẽ được đưa vào cũng như không thể thấy điều gì đã được bỏ đi” – ông giải thích.
Cơ chế này sẽ khiến tin sai sự thật tiếp cận được với số đông nhiều hơn vì những tin trái với quan điểm của đám đông sẽ bị Facebook liệt vào dạng tin tức có thể bạn không muốn thấy.
Thật éo le khi các ông lớn Google, Facebook và Twitter phải chung tay để ngăn tin thất thiệt lan truyền trên chính nền tảng do họ phát triển.
“Chính các thuật toán kiểm soát cách người dùng tiếp cận thông tin trên mạng của những công ty này cũng đã làm méo mó sự thật trong thời mạng xã hội” - tổng biên tập tờ Guardian (Anh), bà Katharine Viner, nói trong bài viết hôm 12-7.
Tác giả bắt đầu bằng cách nhắc lại các bài báo loan tin cựu thủ tướng Anh David Cameron từng tham gia một nghi thức tôn giáo bằng cách cho bộ phần nhạy cảm vào đầu heo được lan truyền trên mạng hồi tháng 9 năm ngoái. Dù rõ ràng là một tin khó tin, câu chuyện này lại được tờ Daily Mail và hàng tá báo khác đưa tin và được hàng triệu người share lại trên Facebook và Twitter. Khi tin đồn đã lan khắp địa cầu, nữ phóng viên đưa tin này thừa nhận “chỉ thuật lại những gì nguồn tin nói mà không xác minh thông tin”.
Câu chuyện trên, như nhà báo Viner viết trên Guardian, “là một ví dụ cho thấy dường như báo giới giờ đây không quan tâm điều họ viết đúng hay không - và thậm chí không cần cung cấp bằng chứng cho những gì mình viết, vì quyền tin hay không đã nằm ở người đọc”. Nhưng họ sẽ dựa vào gì để tin một câu chuyện đọc trên mạng xã hội? Bản năng, trực giác hay tâm trạng khi đó? Dù câu trả lời là gì, theo Viner, thì có lẽ “sự thật khôn còn quan trọng nữa”.
Vậy công nghệ có lỗi gì trong chuyện này? Đầu tiên dễ thấy công nghệ cho ta nền tảng để đăng tải và chia sẻ lại thông tin “với tốc độ và sức lan tỏa mà những người sống cách đây chỉ một thập niên thôi đã không tượng tượng nổi”. Không thiếu ví dụ cho chuyện này: bản tin vịt về ông Cameron xuất hiện buổi sáng thì đến chiều cả thế giới đã biết, “chứ không phải chỉ những người sống ở Anh và đọc đúng tờ báo đó như trước đây” - Viber bình luận.
Nhưng vẫn còn 2 lý do khác.
Liên hoàn thông tin và bong bóng lọc
Ngay sau vụ khủng bố liên hoàn ở Paris tháng 11-2015, có 3 thông tin lan truyền chóng mặt trên Facebook và Twitter: một bức ảnh người đàn ông đạo Sikh mặc áo khoác gắn bom và cầm trên tay cuốn kinh Koran; thông tin tháp Eiffel sẽ tắt điện để tượng niệm nạn nhân và chuyện Uber tính phụ phí cho chuyến đi đến Paris Nhưng sự thật thì sao? Bức ảnh kia là sản phẩm của Photoshop (cuốn kinh Koran thật ra là chiếc iPad trong ảnh gốc), tháp Eiffel tối nào cũng tắt đèn từ 1g sáng và Uber hoàn toàn không thu thêm phí gì cả.
Vậy vì sao người dùng Facebook và Twitter dễ dàng tin vào mọi thứ họ thấy và lập tức chia sẻ lại mà không mảy may nghi ngờ tính xác thực của nó? “Hiện tượng này là hệ quả của cái gọi là chuỗi liên hoàn thông tin (information cascade) - Coye Cheshire, nhà tâm lý xã hội hiện là giáo sư Đại học California, nói với trang Engadget – Điều này xảy ra khi một người thấy người khác hành động và làm theo ngay lập tức, bất kể nó trái với niềm tin cũng như suy nghĩ của họ”.
Cheshire đưa ra một ví dụ nôm na dễ hiểu hơn cho chuỗi liên hoàn thông tin: khi lưỡng lự trước quầy hàng trong siêu thị vì không biết chọn sao giữa hai loại xà bông, ta thường chọn cái nào còn ít hàng trên kệ hơn, vì chúng hẳn được nhiều người mua hơn. Thông tin lan truyền trên mạng xạ hội cũng vậy.
“Nếu một status được like và share thật nhiều, hẳn thông tin đó là thật rồi, đúng không?” – Cheshire nói.
Con người nói chung sẽ chọn “lối tắt” bằng trực giác như vậy, bởi “nó dễ dàng hơn là bỏ công nghiên cứu tới lui mỗi khi đọc thấy thông tin gì trên mạng”. Vẫn theo Cheshire, chúng ta có khuynh hướng tin vào thông tin mình thấy đầu tiên và rất khó thay đổi ấn tượng đầu tiên này. Và truyền thông chính thống, trong thời mạng xã hội, không thể nói là vô tội.
“Trong cuộc chạy đua pageview, nhiều trang mạng cho rằng đưa tin đầu tiên quan trọng hơn là đưa tin chính xác - Cheshire giải thích – Và rồi người ta lại càng tin vào những bản tin nhanh nhưng không chính xác đó”.
Ngoài “chuỗi liên hoàn thông tin”, một cơ chế khác, hoàn toàn là sản phẩm của mạng xã hội, cũng giúp tin đồn dễ lây lan hơn và khiến người ta có khuynh hướng tin vô tội vạ hơn. Trong một bài diễn thuyết tại TED năm 2011, Eli Pariser, đồng sáng lập Upworthy, trang web chuyên tổng hợp các tin đang sốt (viral) trên mạng, cho rằng thông tin mà ta thấy trên mạng thật ra đã được lọc trước bằng thuật toán và “Internet chỉ cho ta chỉ thấy cái mà nó nghĩa ta muốn thấy, nhưng không nhất thiết là cái ta cần thấy”.
Theo Pariser, dù hai người cùng gõ một từ khóa trên Google, họ sẽ nhận được hai kết quả khác nhau, vì thuật toán của Google chỉ chọn thể hiện những thông tin người dùng sẽ thích (dựa trên lịch sử tìm kiếm và các thông tin khác thu thập được của người dùng). Do đó, những thông tin đúng đắn, có giá trị nhưng trái quan điểm và thói quen của người dùng sẽ không hiện ra. Thuật toán hiển thị tin trên newsfeed của Facebook cũng tương tự như thế. Facebook âm thầm theo dõi thói quen của người dùng và tự quyết định sẽ hiện gì trên bản tin. Facebook sẽ biết bạn thích đội Real Madrid và dần dà sẽ “vùi” tin do những người ủng hộ Barcelona xuống đáy newsfeed của bạn vì cho rằng bạn không cần cập nhật tin từ người ủng hộ đội bóng đối thủ, bất kể thông tin họ chia sẻ là gì đi chăng nữa.
Pariser cho rằng khi gom tất cả những hệ thống "lọc" này lại với nhau, sẽ được cái mà ông gọi là "bong bóng lọc" (filter bubble). “(Đó) là một thế giới thông tin duy nhất của riêng bạn mà bạn sống trong đó trên thế giới mạng (…) những thứ có trong đó phụ thuộc vào việc bạn là ai, và bạn làm gì. Nhưng vấn đề là bạn không thể quyết định điều gì sẽ được đưa vào cũng như không thể thấy điều gì đã được bỏ đi” – ông giải thích.
Cơ chế này sẽ khiến tin sai sự thật tiếp cận được với số đông nhiều hơn vì những tin trái với quan điểm của đám đông sẽ bị Facebook liệt vào dạng tin tức có thể bạn không muốn thấy.
Tin tức trong thời công nghệ là gì?
“Ngày nay việc một câu chuyện có thật hay không không quan trọng bằng liệu người ta có click vào xem chúng không” - Neetzan Zimmerman, cựu chuyên viên phân tích các tin tức gây sốt trên mạng, nhận xét. Zimmerman chua chát “sự thật giờ chỉ là di sản của thời báo in, thời mà người đọc không có sự lựa chọn”. Và ngày nay, “nếu một tin tức mà không ai thèm share thì đó không phải là tin tức”.
“Ngày nay việc một câu chuyện có thật hay không không quan trọng bằng liệu người ta có click vào xem chúng không” - Neetzan Zimmerman, cựu chuyên viên phân tích các tin tức gây sốt trên mạng, nhận xét. Zimmerman chua chát “sự thật giờ chỉ là di sản của thời báo in, thời mà người đọc không có sự lựa chọn”. Và ngày nay, “nếu một tin tức mà không ai thèm share thì đó không phải là tin tức”.
TRƯỜNG SƠN
(Bài đã đăng Tuổi Trẻ Cuối Tuần)
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.