“Hãy cứu lấy Internet”
Lời kêu gọi “Hãy cứu lấy Internet” hay “Hãy giữ sự tự do của Internet” hoặc những tít báo kiểu “Internet sẽ không còn giống như ta từng biết” đang tràn ngập các trang tin công nghệ ở Mỹ từ hạ tuần tháng 11. Tại sao vậy?
Network neutrality hay Net neutrality, tức quy tắc “trung lập Internet”, đang là từ khóa nổi bật trong giới công nghệ bởi nếu không còn các nguyên tắc này, mạng Internet ở Mỹ có nguy cơ trở thành giống như truyền hình cáp và trải nghiệm trên “cõi mạng” của người dùng có thể thay đổi hoàn toàn.
“Mọi trang web sinh ra đều bình đẳng”
Chuyện bắt đầu từ hôm 22-11, khi Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) công bố sẽ nhóm họp vào ngày 14-12 để biểu quyết có nên xóa bỏ quy định trung lập Internet, một trong các di sản của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, hay không.
Trung lập Internet là thuật ngữ do Tim Wu, hiện là giáo sư luật tại Đại học Columbia, đặt ra hồi năm 2002.
Trong một bài báo công bố một năm sau đó, giáo sư Wu cho rằng cần phải buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) không phân biệt đối xử với dữ liệu trên mạng để đảm bảo Internet là sân chơi công bằng cho mọi ứng dụng.
Nghĩa là trang web nhắn tin, xem video trực tuyến hay mạng xã hội, dù của cá nhân hay tập đoàn đa quốc gia, đều được quyền tiếp cận người dùng như nhau.
Nếu hình dung Internet như một xa lộ với nhiều làn xe, mỗi làn là một nhóm nội dung (báo mạng, video trực tuyến, mạng xã hội, game online) thì quy tắc trung lập Internet buộc các IPS phải đảm bảo tốc độ cho phép ở mỗi làn là như nhau, không được “phân biệt đối xử”, không chia thành làn nhanh chậm khác nhau hoặc đặt thêm “trạm thu phí”.
Ngược lại, khi không còn trung lập Internet, nhà mạng có quyền yêu cầu các trang web hay nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến trả thêm tiền để được hưởng làn ưu tiên, tức người dùng dễ truy cập hơn.
Ai không chịu móc hầu bao thì cho vào làn chậm. Về mặt lý thuyết, nhà mạng có thể chặn luôn truy cập vào các trang hay dịch vụ mà họ không thích, hoặc buộc người dùng phải trả thêm tiền (ngoài gói cước Internet thông thường) mới được quyền truy cập.
Thế giới Internet tự do, nơi “tất cả mọi trang web sinh ra đều bình đẳng”, vì thế sẽ biến đổi hoàn toàn nếu không còn quy tắc trung lập Internet.
Điều này không phải là chưa có tiền lệ ở Mỹ. Năm 2007, nhà mạng Comcast đã “siết van” truy cập BitTorrent, dịch vụ chia sẻ tập tin bằng giao thức ngang hàng rất được ưa chuộng để tải phim, vì nó cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ truyền hình cáp của Comcast.
Năm 2008, FCC từng “tuýt còi” hành động không đẹp này của Comcast, nhưng phải rút lại quyết định sau đó vì chưa có cơ sở pháp lý.
Tương tự, năm 2012, một nhà mạng (cả di động và Internet) khác của Mỹ là AT&T cũng chặn truy cập FaceTime, dịch vụ gọi điện thoại video của Apple, vì ảnh hưởng đến “nồi cơm” của hãng.
Câu chuyện này không lạ với người dùng Việt Nam, nếu nhớ lại các nhà mạng di động từng đồng loạt đòi tăng cước 3G hay dọa chặn các dịch vụ gọi, nhắn tin miễn phí qua nền Internet như Viber vì khiến họ thất thu tiền cước gọi và nhắn tin theo kiểu thông thường.
Để tránh các hành động “bảo hộ” này của nhà mạng, năm 2015, FCC, dưới triều ông Obama, công bố quy định trung lập Internet trong Đạo luật truyền thông. Giờ đây, FCC, với chủ tịch mới là Ajit Pai do Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, đang muốn rút lại quy định này.
Internet sẽ như truyền hình cáp?
Nhóm ủng hộ trung lập Internet cho rằng xóa bỏ quy tắc này sẽ tạo điều kiện cho các nhà cung cấp Internet băng thông rộng chi phối việc người tiêu dùng được xem gì, đọc gì và tiếp cận nội dung gì trên mạng.
Ngày nay, chuyện một đài truyền hình vừa sản xuất show riêng vừa nhận phát sóng chương trình của các hãng khác không phải là chuyện hiếm. Nếu không bắt buộc phải hành xử trung lập, bao nhiêu đài sẽ “cao thượng”, phân bố lịch phát sóng bình đẳng giữa chương trình của mình và của đối thủ?
Với Internet cũng thế. Tại Mỹ, AT&T, Verizon và Comcast đều ít nhiều lấn sân vào lĩnh vực sản xuất nội dung trực tuyến và các dịch vụ quen thuộc như YouTube, Netflix sẽ là “cái gai” mà các nhà mạng này cần loại bỏ nếu không còn trung lập Internet.
Chẳng hạn, Comcast có thể đòi dịch vụ xem video trực tuyến Netflix phải trả thêm tiền để được “ưu đãi” hơn các đối thủ cạnh tranh.
Điều đáng lo chính là với các dịch vụ không chịu trả thêm tiền, chẳng hạn các công ty khởi nghiệp eo hẹp về tài chính, Comcast hay các nhà mạng khác hoàn toàn có quyền làm cho truy cập đến các trang này chậm đến mức không thể xem video được hay khóa hẳn truy cập.
Thế giới mạng không còn trung lập Internet sẽ giống như truyền hình cáp: không phải cứ thuê bao truyền hình cáp là xem được mọi kênh trên đời, mà tùy thuộc vào gói thuê bao ta chọn.
Các ISP về lý thuyết cũng có thể cung cấp gói thuê bao Internet tương tự truyền hình cáp: trả càng nhiều tiền thì được truy cập càng nhiều dịch vụ, vào được nhiều trang xịn, còn gói cơ bản thì đừng hòng vào Facebook hay xem Netflix chẳng hạn.
Người tiêu dùng phải cắn răng trả thêm tiền để tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến quen thuộc, nếu không thì đành chịu, vào mạng mà chỉ truy cập được vài dịch vụ hay trang web cơ bản. Tương tự, các startup không đủ tài chính sẽ không được chọn vào các gói thuê bao cao cấp, tức cơ hội tiếp cận người dùng giảm so với những ông lớn sẵn tiền trong túi.
Cái lý của phe đòi xóa
Câu chuyện Mark Zuckerberg và thành công của Facebook luôn được lấy làm minh chứng cho quan điểm cổ vũ trung lập Internet. Khi còn là sinh viên Đại học Harvard, từ phòng ngủ ở ký túc xá của mình, Zuckerberg đã tạo nên Facebook mà không phải liên hệ với Comcast, Verizon hay bất kỳ nhà mạng Internet nào để nhờ đưa trang web của mình vào gói dịch vụ của họ.
Zuckerberg cũng không phải trả thêm phí cho nhà mạng để đảm bảo người dùng có thể truy cập Facebook với tốc độ và chất lượng đường truyền tốt như các dịch vụ, sản phẩm của các công ty lớn khác.
Facebook ngay từ khi ra đời đã bình đẳng như mọi trang web khác, ai có kết nối mạng thì vào được ngay. Chính nhờ trung lập Internet mà thế giới đã chứng kiến sự ra đời của không chỉ Facebook, mà còn của rất nhiều phát minh và sản phẩm đột phá trên không gian mạng trong hai thập niên qua như Google, Twitter, Netflix, Amazon hay Skype.
Nhưng không phải vô cớ mà tân chủ tịch FCC và nhóm chống trung lập Internet lại muốn xóa bỏ quy định này. Nhóm này cho rằng giải phóng các nhà cung cấp Internet băng thông rộng khỏi các luật lệ “lạc hậu và cứng nhắc” sẽ tạo điều kiện cho các công ty này đầu tư vào phát triển, nâng cấp mạng lưới hơn vì có thêm nguồn thu từ nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến lẫn người dùng.
Chẳng hạn, theo trang VOX, Verizon đã có thể lắp đặt cáp quang hiện đại với tốc độ 1 gigabit/giây, nhanh hơn tốc độ thông thường hiện nay 50 lần.
Song chỉ có các thành phố lớn mới được đặc quyền này, do lẽ mức đầu tư của các mạng lưới này có thể lên đến hàng tỉ USD. Nếu không còn trung lập Internet, các ISP có thể thu thêm tiền và có ngân sách để mở rộng mạng lưới cáp quang, cũng là làm lợi cho hạ tầng Internet quốc gia.
Ngoài ra, việc một số nhóm sản phẩm hay dịch vụ Internet cần chất lượng đường truyền tốt hơn cũng là một nhu cầu thực tế.
Chẳng hạn với người xem video trực tuyến hay gọi điện qua mạng, nếu phải trả thêm tiền để đổi lại việc xem không bao giờ bị giật hay chất lượng cuộc gọi trong trẻo và thông suốt, hẳn cũng sẽ có người sẵn sàng mở ví.
Cuối cùng, theo phe chống, quy định trung lập Internet là không cần thiết vì mọi ISP đều hiểu rằng họ cần có khách hàng mới tồn tại được, vì thế đương nhiên sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm dịch vụ phát triển, chứ đâu phải chăm chăm lấy tiền hay cản trở họ làm gì.
Không phải chuyện riêng của nước Mỹ
Vì sao chuyện Mỹ muốn bỏ trung lập Internet lại khiến thế giới phải lo ngại theo?
The Verge ngày 23-11 trả lời luôn rằng đó là vì “dù chính quyền Mỹ có làm gì với Internet thì cũng dẫn đến hệ quả to lớn với phần còn lại của thế giới”. Tác giả Vlad Savov giải thích có hai nguyên nhân khiến chuyện xóa bỏ trung lập Internet không phải của riêng nước Mỹ.
Thứ nhất, nhiều nước có thể sẽ nhìn vào Mỹ và lấy đó làm gương để áp dụng các nội quy tương tự cho nước mình, tức nhiều người sẽ chịu cảnh “Internet không còn tự do”. Savov nhấn mạnh các quốc gia phát triển, tiên tiến sẽ không nằm trong nhóm này.
“Nhóm có khả năng bị lạc lối theo sai lầm này của Mỹ là các nước xem văn hóa Mỹ như ánh sáng dẫn đường” - tác giả viết và lấy luôn quê hương Bulgaria của mình làm “ứng cử viên tiềm năng”.
Nguyên nhân thứ hai là một khi các dịch vụ như Netflix hay Amazon phải trả thêm phí cho nhà mạng ở Mỹ, bản thân các dịch vụ này cũng phải tăng giá thuê bao với khách hàng và rốt cuộc chính người dùng sẽ thiệt hại nhiều nhất.
Và vì giá dịch vụ tại “cố quốc” tăng thì không cớ gì người dùng ở các nước khác lại được hưởng giá rẻ. Vì thế, có lẽ không chỉ người ủng hộ trung lập Internet ở Mỹ mới hồi hộp chờ kết quả cuộc họp ngày 14-12 của FCC.
TRƯỜNG SƠN
Network neutrality hay Net neutrality, tức quy tắc “trung lập Internet”, đang là từ khóa nổi bật trong giới công nghệ bởi nếu không còn các nguyên tắc này, mạng Internet ở Mỹ có nguy cơ trở thành giống như truyền hình cáp và trải nghiệm trên “cõi mạng” của người dùng có thể thay đổi hoàn toàn.
“Mọi trang web sinh ra đều bình đẳng”
Chuyện bắt đầu từ hôm 22-11, khi Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) công bố sẽ nhóm họp vào ngày 14-12 để biểu quyết có nên xóa bỏ quy định trung lập Internet, một trong các di sản của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, hay không.
Trung lập Internet là thuật ngữ do Tim Wu, hiện là giáo sư luật tại Đại học Columbia, đặt ra hồi năm 2002.
Trong một bài báo công bố một năm sau đó, giáo sư Wu cho rằng cần phải buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) không phân biệt đối xử với dữ liệu trên mạng để đảm bảo Internet là sân chơi công bằng cho mọi ứng dụng.
Nghĩa là trang web nhắn tin, xem video trực tuyến hay mạng xã hội, dù của cá nhân hay tập đoàn đa quốc gia, đều được quyền tiếp cận người dùng như nhau.
Nếu hình dung Internet như một xa lộ với nhiều làn xe, mỗi làn là một nhóm nội dung (báo mạng, video trực tuyến, mạng xã hội, game online) thì quy tắc trung lập Internet buộc các IPS phải đảm bảo tốc độ cho phép ở mỗi làn là như nhau, không được “phân biệt đối xử”, không chia thành làn nhanh chậm khác nhau hoặc đặt thêm “trạm thu phí”.
Ngược lại, khi không còn trung lập Internet, nhà mạng có quyền yêu cầu các trang web hay nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến trả thêm tiền để được hưởng làn ưu tiên, tức người dùng dễ truy cập hơn.
Ai không chịu móc hầu bao thì cho vào làn chậm. Về mặt lý thuyết, nhà mạng có thể chặn luôn truy cập vào các trang hay dịch vụ mà họ không thích, hoặc buộc người dùng phải trả thêm tiền (ngoài gói cước Internet thông thường) mới được quyền truy cập.
Thế giới Internet tự do, nơi “tất cả mọi trang web sinh ra đều bình đẳng”, vì thế sẽ biến đổi hoàn toàn nếu không còn quy tắc trung lập Internet.
Điều này không phải là chưa có tiền lệ ở Mỹ. Năm 2007, nhà mạng Comcast đã “siết van” truy cập BitTorrent, dịch vụ chia sẻ tập tin bằng giao thức ngang hàng rất được ưa chuộng để tải phim, vì nó cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ truyền hình cáp của Comcast.
Năm 2008, FCC từng “tuýt còi” hành động không đẹp này của Comcast, nhưng phải rút lại quyết định sau đó vì chưa có cơ sở pháp lý.
Tương tự, năm 2012, một nhà mạng (cả di động và Internet) khác của Mỹ là AT&T cũng chặn truy cập FaceTime, dịch vụ gọi điện thoại video của Apple, vì ảnh hưởng đến “nồi cơm” của hãng.
Câu chuyện này không lạ với người dùng Việt Nam, nếu nhớ lại các nhà mạng di động từng đồng loạt đòi tăng cước 3G hay dọa chặn các dịch vụ gọi, nhắn tin miễn phí qua nền Internet như Viber vì khiến họ thất thu tiền cước gọi và nhắn tin theo kiểu thông thường.
Để tránh các hành động “bảo hộ” này của nhà mạng, năm 2015, FCC, dưới triều ông Obama, công bố quy định trung lập Internet trong Đạo luật truyền thông. Giờ đây, FCC, với chủ tịch mới là Ajit Pai do Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, đang muốn rút lại quy định này.
Internet sẽ như truyền hình cáp?
Nhóm ủng hộ trung lập Internet cho rằng xóa bỏ quy tắc này sẽ tạo điều kiện cho các nhà cung cấp Internet băng thông rộng chi phối việc người tiêu dùng được xem gì, đọc gì và tiếp cận nội dung gì trên mạng.
Ngày nay, chuyện một đài truyền hình vừa sản xuất show riêng vừa nhận phát sóng chương trình của các hãng khác không phải là chuyện hiếm. Nếu không bắt buộc phải hành xử trung lập, bao nhiêu đài sẽ “cao thượng”, phân bố lịch phát sóng bình đẳng giữa chương trình của mình và của đối thủ?
Với Internet cũng thế. Tại Mỹ, AT&T, Verizon và Comcast đều ít nhiều lấn sân vào lĩnh vực sản xuất nội dung trực tuyến và các dịch vụ quen thuộc như YouTube, Netflix sẽ là “cái gai” mà các nhà mạng này cần loại bỏ nếu không còn trung lập Internet.
Chẳng hạn, Comcast có thể đòi dịch vụ xem video trực tuyến Netflix phải trả thêm tiền để được “ưu đãi” hơn các đối thủ cạnh tranh.
Điều đáng lo chính là với các dịch vụ không chịu trả thêm tiền, chẳng hạn các công ty khởi nghiệp eo hẹp về tài chính, Comcast hay các nhà mạng khác hoàn toàn có quyền làm cho truy cập đến các trang này chậm đến mức không thể xem video được hay khóa hẳn truy cập.
Thế giới mạng không còn trung lập Internet sẽ giống như truyền hình cáp: không phải cứ thuê bao truyền hình cáp là xem được mọi kênh trên đời, mà tùy thuộc vào gói thuê bao ta chọn.
Các ISP về lý thuyết cũng có thể cung cấp gói thuê bao Internet tương tự truyền hình cáp: trả càng nhiều tiền thì được truy cập càng nhiều dịch vụ, vào được nhiều trang xịn, còn gói cơ bản thì đừng hòng vào Facebook hay xem Netflix chẳng hạn.
Người tiêu dùng phải cắn răng trả thêm tiền để tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến quen thuộc, nếu không thì đành chịu, vào mạng mà chỉ truy cập được vài dịch vụ hay trang web cơ bản. Tương tự, các startup không đủ tài chính sẽ không được chọn vào các gói thuê bao cao cấp, tức cơ hội tiếp cận người dùng giảm so với những ông lớn sẵn tiền trong túi.
Cái lý của phe đòi xóa
Câu chuyện Mark Zuckerberg và thành công của Facebook luôn được lấy làm minh chứng cho quan điểm cổ vũ trung lập Internet. Khi còn là sinh viên Đại học Harvard, từ phòng ngủ ở ký túc xá của mình, Zuckerberg đã tạo nên Facebook mà không phải liên hệ với Comcast, Verizon hay bất kỳ nhà mạng Internet nào để nhờ đưa trang web của mình vào gói dịch vụ của họ.
Zuckerberg cũng không phải trả thêm phí cho nhà mạng để đảm bảo người dùng có thể truy cập Facebook với tốc độ và chất lượng đường truyền tốt như các dịch vụ, sản phẩm của các công ty lớn khác.
Facebook ngay từ khi ra đời đã bình đẳng như mọi trang web khác, ai có kết nối mạng thì vào được ngay. Chính nhờ trung lập Internet mà thế giới đã chứng kiến sự ra đời của không chỉ Facebook, mà còn của rất nhiều phát minh và sản phẩm đột phá trên không gian mạng trong hai thập niên qua như Google, Twitter, Netflix, Amazon hay Skype.
Nhưng không phải vô cớ mà tân chủ tịch FCC và nhóm chống trung lập Internet lại muốn xóa bỏ quy định này. Nhóm này cho rằng giải phóng các nhà cung cấp Internet băng thông rộng khỏi các luật lệ “lạc hậu và cứng nhắc” sẽ tạo điều kiện cho các công ty này đầu tư vào phát triển, nâng cấp mạng lưới hơn vì có thêm nguồn thu từ nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến lẫn người dùng.
Chẳng hạn, theo trang VOX, Verizon đã có thể lắp đặt cáp quang hiện đại với tốc độ 1 gigabit/giây, nhanh hơn tốc độ thông thường hiện nay 50 lần.
Song chỉ có các thành phố lớn mới được đặc quyền này, do lẽ mức đầu tư của các mạng lưới này có thể lên đến hàng tỉ USD. Nếu không còn trung lập Internet, các ISP có thể thu thêm tiền và có ngân sách để mở rộng mạng lưới cáp quang, cũng là làm lợi cho hạ tầng Internet quốc gia.
Ngoài ra, việc một số nhóm sản phẩm hay dịch vụ Internet cần chất lượng đường truyền tốt hơn cũng là một nhu cầu thực tế.
Chẳng hạn với người xem video trực tuyến hay gọi điện qua mạng, nếu phải trả thêm tiền để đổi lại việc xem không bao giờ bị giật hay chất lượng cuộc gọi trong trẻo và thông suốt, hẳn cũng sẽ có người sẵn sàng mở ví.
Cuối cùng, theo phe chống, quy định trung lập Internet là không cần thiết vì mọi ISP đều hiểu rằng họ cần có khách hàng mới tồn tại được, vì thế đương nhiên sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm dịch vụ phát triển, chứ đâu phải chăm chăm lấy tiền hay cản trở họ làm gì.
Không phải chuyện riêng của nước Mỹ
Vì sao chuyện Mỹ muốn bỏ trung lập Internet lại khiến thế giới phải lo ngại theo?
The Verge ngày 23-11 trả lời luôn rằng đó là vì “dù chính quyền Mỹ có làm gì với Internet thì cũng dẫn đến hệ quả to lớn với phần còn lại của thế giới”. Tác giả Vlad Savov giải thích có hai nguyên nhân khiến chuyện xóa bỏ trung lập Internet không phải của riêng nước Mỹ.
Thứ nhất, nhiều nước có thể sẽ nhìn vào Mỹ và lấy đó làm gương để áp dụng các nội quy tương tự cho nước mình, tức nhiều người sẽ chịu cảnh “Internet không còn tự do”. Savov nhấn mạnh các quốc gia phát triển, tiên tiến sẽ không nằm trong nhóm này.
“Nhóm có khả năng bị lạc lối theo sai lầm này của Mỹ là các nước xem văn hóa Mỹ như ánh sáng dẫn đường” - tác giả viết và lấy luôn quê hương Bulgaria của mình làm “ứng cử viên tiềm năng”.
Nguyên nhân thứ hai là một khi các dịch vụ như Netflix hay Amazon phải trả thêm phí cho nhà mạng ở Mỹ, bản thân các dịch vụ này cũng phải tăng giá thuê bao với khách hàng và rốt cuộc chính người dùng sẽ thiệt hại nhiều nhất.
Và vì giá dịch vụ tại “cố quốc” tăng thì không cớ gì người dùng ở các nước khác lại được hưởng giá rẻ. Vì thế, có lẽ không chỉ người ủng hộ trung lập Internet ở Mỹ mới hồi hộp chờ kết quả cuộc họp ngày 14-12 của FCC.
TRƯỜNG SƠN
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.