Một World Cup đậm màu công nghệ
Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh ở Nga mùa hè này sẽ là kỳ World Cup công nghệ cao nhất từ trước đến nay, khi yếu tố ‘hi-tech’ được đưa vào thẳng sân cỏ.
Russia 2018 chứng kiến nhiều “lần đầu tiên” mà FIFA cởi mở với ứng dụng công nghệ cao vào môn thể thao vua.
FIFA cởi mở với công nghệ
Vào mùa hè này, FIFA sẽ lần đầu tiên cho phép sử dụng công nghệ biến trận bóng trên sân cỏ thành trò chơi điện tử, với việc thu thập các thông số kỹ thuật về cầu thủ trong thời gian thực và gửi về cho huấn luyện viên cùng một chuyên viên phân tích để đưa ra các điều chỉnh chiến thuật hay thay người kịp thời.
Theo đó, trong suốt chiều dài trận đấu, các thông tin kèm video và các hình ảnh tĩnh, thậm chí đồ hoạ, sẽ được truyền đến máy tính bảng của chuyên gia phân tích ngồi trên khán đài, và huấn luyện viên trên băng ghế huấn luyện.
Nền tảng có tên EPTS (Hệ thống theo dõi thi đấu điện tử) này cũng kèm theo tính năng thoại qua sóng radio để cả hai trao đổi với nhau. Huấn luyện viên và trợ lý phân tích cũng có thể chat với nhau qua máy tính bảng, trong trường hợp sân vận động quá ồn vì tiếng reo hò.
Gọi là cởi mở bởi vì các ứng dụng theo dõi (tracking) thông tin cầu thủ vốn được sử dụng phổ biến từ lâu trong việc huấn luyện, FIFA chỉ mới cho phép sử dụng chúng trong các kỳ tranh tài chính thức hồi tháng 2-2015, tức sau World Cup 2014 tại Brazil. Thông tin EPTS được phép sử dụng ở Russia 2018 chỉ được xác nhận là thông tin chính thức hồi tháng 3 vừa qua.
Nhưng sự cởi mở đáng chú ý nhất của FIFA với công nghệ chính là việc cho phép “trợ lý trọng tài video” (VAR) làm nhiệm vụ tại Russia 2018, sau khi thử nghiệm lực lượng vốn vẫn còn đang gây tranh cãi này ở nhiều giải đấu khác nhau trước đó, bao gồm Serie A và Bundesliga mùa giải vừa qua.
FIFA cho biết VAR sẽ hỗ trợ trọng tài chính trong mỗi tận đấu trong các quyết định và chỉ được “huy động” xử lý trong 4 tình huống làm thay đổi cục diện trận đấu, với phương châm “can thiệp tối thiểu nhưng mang lại lợi ích tối đa”.
Bốn tình huống đó là: bàn thắng được ghi, quyết định cho phạt đền, thẻ đỏ trực tiếp và “phạt nhầm” (mistaken identity), tình huống khó tin nhưng không hiếm khi xảy ra: cầu thủ này phạm lỗi nhưng trọng tài lại rút thẻ hoặc đuổi nhầm cầu thủ khác.
Trong mỗi trận đấu ở Nga mùa hè này, sẽ có 4 trọng tài VAR vào “phòng tác chiến” gồm nhiều màn hình ghi lại trận đấu, gồm 2 góc nhìn từ camera đặt biệt chuyên để xử lý các tình huống việt vị.
Người VAR trưởng nhóm sẽ là người trực tiếp liên lạc với trọng tài chính trên sân và có thể đề nghị người này đến xem lại video sau khi đã đưa ra quyết định theo 4 tình huống nói trên. Trợ lý VAR số 1 sẽ theo dõi trực tiếp trận đấu, người số 2 sẽ chuyên trách các tình huống việt vị, người thứ 3 hỗ trợ VAR chính.
Quy trình xử lý của VAR gồm 3 bước: tình huống xảy ra => VAR tư vấn cho trọng tài chính => trọng tài chính đưa ra quyết định cuối cùng. Các màn hình lớn để quanh sân vận động sẽ hiển thị công khai quyết định cuối cùng của VAR: công nhận/không công nhận bàn thắng, có/không việt vị.
Ứng dụng công nghệ để luyện tập
Trước khi được FIFA cho phép áp dụng trên sân cỏ World Cup, các thiết bị theo dõi thông tin cầu thủ đã chính minh được chúng thật sự hữu ích cho công tác huấn luyện. Tuyển Úc là một trong những đội ứng dụng công nghệ này triệt để nhất và kết quả thành công mỹ mãn.
Tiến sĩ Craig Duncan, một trong những nhà khoa học thể thao hàng đầu nước Úc, đã tận dụng ngay đồng hồ thông minh Apple Watch để nâng chất việc theo dõi sức khoẻ và rèn sức bền cho các cầu thủ xứ chuột túi.
Trong quá trình chuẩn bị cho World Cup, điều này càng có ý nghĩa khi nó cho phép ông và một đồng nghiệp duy nhất theo dõi thông tin của hơn 50 cầu thủ Úc thi đấu khắp nơi trên thế giới mỗi ngày.
Apple Watch thu thập thông tin của các cầu thủ khi họ luyện tập và cả khi ngủ, gửi hết lên “đám mây” (lưu trữ trên Internet) và Duncan có thể tải về, phân tích và nắm bắt được chính xác các thông tin về cầu thủ, để khi họ tập trung lên tuyển, chuyên gia này sẽ biết ai cần phải được chăm sóc thế nào để đạt tình trạng tốt nhất.
Apple Watch đã “cách mạng hoá” cách Duncan theo dõi các cầu thủ, và đây là lý do mà Úc đã vượt qua hành trình gian nan, như CNN mô tả là phải đấu 22 trận (nhiều nhất trong lịch sử vòng loại World Cup), di chuyển tổng cộng 250.000km đến 22 quốc gia trong vòng 2 năm để là đội thứ 31/32 giành vé đến Nga.
Nhưng chính xác thì các thiết bị đeo đã thu thập những thông tin gì từ cầu thủ? Theo tạp chí 1843 Magazine, các thiết bị theo dõi, chẳng hạn như Apex của hãng STATSports, chứa một loạt cảm biến và hệ thống GPS để xác định vị trí, chiều và không gian chuyển động.
Nó cũng có một bộ vi xử lý để biến các dữ liệu thô như số bước chạy, vị trí, vận tốc, gia tốc thành các chỉ số định lượng như nhịp tim, quãng đường đã chạy, số lần chạy nước rút và lực của cú chuồi bóng để các chuyên gia phân tích.
Thay đổi cuộc chơi?
Theo 1843 Magazine, các thông tin thu thập thep thời gian thực từ các cầu thủ hiện đã nhiều và chi tiết đến mức có thể làm thay đổi cuộc chơi, từ trước khi trận đấu bắt đầu đến khi nó đang diễn ra.
Nhờ nắm bắt được chi tiết thông tin cầu thủ, các huấn luyện viên và chuyên gia khoa học thể thao đã có đề ra các giáo án luyện tập giúp “đưa thể lực của cầu thủ lên mức cao chưa từng thấy”, theo Barry McNeill, lãnh đạo công ty công nghệ thể thao Catapult.
Nhờ công nghệ, các huấn luyện viên cũng sẽ nhanh chóng nhận ra cầu thủ nào đang xuống sức khi trận đấu đang diễn ra. Điều này đặc biệt quan trọng cho các trận đấu phải bước sang hiệp phụ, khi các cầu thủ đuối sức và bắt đầu phán đoán kém chính xác. Với dữ liệu chi tiết trong tay, các huấn luyện viên sẽ biết được cần sử dụng quyền thay người thứ 4 cho hiệp phụ như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Và không có gì phải bàn cãi khi các trọng tài VAR được cho là sẽ làm mất yếu tố may rủi, vốn là thứ làm cho bóng đá chính là bóng đá. Người ta cho rằng nếu có VAR, sẽ không có cái gọi là “bàn tay của Chúa” của Maradona tại World Cup 1986.
Tuy nhiên, một số người trong cuộc đã lên tiếng bênh vực lực lượng “trọng tài video”. “VAR có thể là người bạn tốt của chúng tôi vì nhờ vậy mà sẽ không còn các sai lầm nghiêm trọng từ phía trọng tài” - trọng tài người Hà Lan Bjorn Kuipers nói với AFP.
Trọng tài lừng danh người Ý Pierluigi Collina, hiện là chủ tịch Ủy ban Trọng tài FIFA, cho rằng VAR chủ yếu giúp tránh các lỗi nghiêm trọng và quá rõ ràng từ trọng tài, chứ không phải “dùng công nghệ để điều khiển trận đấu”
“Mục tiêu của VAR không phải là kiểm tra từng tình huống nhỏ nhặt” - Collina phát biểu tại một hội nghị tập huấn VAR ở Florence (Ý).
Quả bóng
Ngay đến quả bóng chính thức ở World Cup năm nay, Telstar 18 của hãng Adidas, cũng có yếu tố công nghệ khi nó được gắn chíp điện tử giao tiếp tầm gần (NFC) để truyền thông tin về ứng dụng trên smartphone, giúp người dùng có thể heo dõi thông tin về trái bóng đó.
Tuy nhiên, theo Adidas, các thông tin này không phải là về số lần nó được sút, vận tốc hay quỹ đạo di chuyển, mà chỉ là thông tin về giải đấu và thông số kỹ thuật của riêng quả bóng đó.
Xem bóng đá bằng thực tế ảo
Khoảng cách 4 năm giữa hai kỳ World Cup là đủ dài để cho mỗi ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh khác xa nhau về các công nghệ.
Tại Brazil 2014, lần đầu tiên công nghệ video 4k được giới thiệu, mang lại trải nghiệm sống động hơn cho người xem qua màn ảnh nhỏ.
Đến năm 2018, người ta có thể xem bóng đá trong môi trường thực tế ảo (VR) và độ phân giải Ultra HD trên kênh thể thao BBC Sport .
BBC Sport cho biết người xem có thể truy cập vào ứng dụng VR 2018 World Cup để xem miễn phí tất cả 33 trận đấu World Cup. Với VR, người xem sẽ có cảm giác như đang ngồi ở 1 buồng riêng ngay tại sân vận động để đắm chìm vào trận đấu.
Trong khi đó, 29 trận đấu sẽ được phát trên BBC one ở định dạng Ultra HD.
Tuy nhiên, trong bài viết trên The Guardian, tác giả Rhik Samadder cho rằng ý tưởng xem bóng đá bằng VR không phải là hay ho cho lắm, khi người em phải đeo thiết bị VR và dù xem trong môi trường 3D như thật nhưng rõ ràng mọi thứ vẫn mang cảm giác giả.
Russia 2018 chứng kiến nhiều “lần đầu tiên” mà FIFA cởi mở với ứng dụng công nghệ cao vào môn thể thao vua.
FIFA cởi mở với công nghệ
Vào mùa hè này, FIFA sẽ lần đầu tiên cho phép sử dụng công nghệ biến trận bóng trên sân cỏ thành trò chơi điện tử, với việc thu thập các thông số kỹ thuật về cầu thủ trong thời gian thực và gửi về cho huấn luyện viên cùng một chuyên viên phân tích để đưa ra các điều chỉnh chiến thuật hay thay người kịp thời.
Theo đó, trong suốt chiều dài trận đấu, các thông tin kèm video và các hình ảnh tĩnh, thậm chí đồ hoạ, sẽ được truyền đến máy tính bảng của chuyên gia phân tích ngồi trên khán đài, và huấn luyện viên trên băng ghế huấn luyện.
Nền tảng có tên EPTS (Hệ thống theo dõi thi đấu điện tử) này cũng kèm theo tính năng thoại qua sóng radio để cả hai trao đổi với nhau. Huấn luyện viên và trợ lý phân tích cũng có thể chat với nhau qua máy tính bảng, trong trường hợp sân vận động quá ồn vì tiếng reo hò.
Gọi là cởi mở bởi vì các ứng dụng theo dõi (tracking) thông tin cầu thủ vốn được sử dụng phổ biến từ lâu trong việc huấn luyện, FIFA chỉ mới cho phép sử dụng chúng trong các kỳ tranh tài chính thức hồi tháng 2-2015, tức sau World Cup 2014 tại Brazil. Thông tin EPTS được phép sử dụng ở Russia 2018 chỉ được xác nhận là thông tin chính thức hồi tháng 3 vừa qua.
Nhưng sự cởi mở đáng chú ý nhất của FIFA với công nghệ chính là việc cho phép “trợ lý trọng tài video” (VAR) làm nhiệm vụ tại Russia 2018, sau khi thử nghiệm lực lượng vốn vẫn còn đang gây tranh cãi này ở nhiều giải đấu khác nhau trước đó, bao gồm Serie A và Bundesliga mùa giải vừa qua.
FIFA cho biết VAR sẽ hỗ trợ trọng tài chính trong mỗi tận đấu trong các quyết định và chỉ được “huy động” xử lý trong 4 tình huống làm thay đổi cục diện trận đấu, với phương châm “can thiệp tối thiểu nhưng mang lại lợi ích tối đa”.
Bốn tình huống đó là: bàn thắng được ghi, quyết định cho phạt đền, thẻ đỏ trực tiếp và “phạt nhầm” (mistaken identity), tình huống khó tin nhưng không hiếm khi xảy ra: cầu thủ này phạm lỗi nhưng trọng tài lại rút thẻ hoặc đuổi nhầm cầu thủ khác.
Trong mỗi trận đấu ở Nga mùa hè này, sẽ có 4 trọng tài VAR vào “phòng tác chiến” gồm nhiều màn hình ghi lại trận đấu, gồm 2 góc nhìn từ camera đặt biệt chuyên để xử lý các tình huống việt vị.
Người VAR trưởng nhóm sẽ là người trực tiếp liên lạc với trọng tài chính trên sân và có thể đề nghị người này đến xem lại video sau khi đã đưa ra quyết định theo 4 tình huống nói trên. Trợ lý VAR số 1 sẽ theo dõi trực tiếp trận đấu, người số 2 sẽ chuyên trách các tình huống việt vị, người thứ 3 hỗ trợ VAR chính.
Quy trình xử lý của VAR gồm 3 bước: tình huống xảy ra => VAR tư vấn cho trọng tài chính => trọng tài chính đưa ra quyết định cuối cùng. Các màn hình lớn để quanh sân vận động sẽ hiển thị công khai quyết định cuối cùng của VAR: công nhận/không công nhận bàn thắng, có/không việt vị.
Ứng dụng công nghệ để luyện tập
Trước khi được FIFA cho phép áp dụng trên sân cỏ World Cup, các thiết bị theo dõi thông tin cầu thủ đã chính minh được chúng thật sự hữu ích cho công tác huấn luyện. Tuyển Úc là một trong những đội ứng dụng công nghệ này triệt để nhất và kết quả thành công mỹ mãn.
Tiến sĩ Craig Duncan, một trong những nhà khoa học thể thao hàng đầu nước Úc, đã tận dụng ngay đồng hồ thông minh Apple Watch để nâng chất việc theo dõi sức khoẻ và rèn sức bền cho các cầu thủ xứ chuột túi.
Trong quá trình chuẩn bị cho World Cup, điều này càng có ý nghĩa khi nó cho phép ông và một đồng nghiệp duy nhất theo dõi thông tin của hơn 50 cầu thủ Úc thi đấu khắp nơi trên thế giới mỗi ngày.
Apple Watch thu thập thông tin của các cầu thủ khi họ luyện tập và cả khi ngủ, gửi hết lên “đám mây” (lưu trữ trên Internet) và Duncan có thể tải về, phân tích và nắm bắt được chính xác các thông tin về cầu thủ, để khi họ tập trung lên tuyển, chuyên gia này sẽ biết ai cần phải được chăm sóc thế nào để đạt tình trạng tốt nhất.
Apple Watch đã “cách mạng hoá” cách Duncan theo dõi các cầu thủ, và đây là lý do mà Úc đã vượt qua hành trình gian nan, như CNN mô tả là phải đấu 22 trận (nhiều nhất trong lịch sử vòng loại World Cup), di chuyển tổng cộng 250.000km đến 22 quốc gia trong vòng 2 năm để là đội thứ 31/32 giành vé đến Nga.
Nhưng chính xác thì các thiết bị đeo đã thu thập những thông tin gì từ cầu thủ? Theo tạp chí 1843 Magazine, các thiết bị theo dõi, chẳng hạn như Apex của hãng STATSports, chứa một loạt cảm biến và hệ thống GPS để xác định vị trí, chiều và không gian chuyển động.
Nó cũng có một bộ vi xử lý để biến các dữ liệu thô như số bước chạy, vị trí, vận tốc, gia tốc thành các chỉ số định lượng như nhịp tim, quãng đường đã chạy, số lần chạy nước rút và lực của cú chuồi bóng để các chuyên gia phân tích.
Thay đổi cuộc chơi?
Theo 1843 Magazine, các thông tin thu thập thep thời gian thực từ các cầu thủ hiện đã nhiều và chi tiết đến mức có thể làm thay đổi cuộc chơi, từ trước khi trận đấu bắt đầu đến khi nó đang diễn ra.
Nhờ nắm bắt được chi tiết thông tin cầu thủ, các huấn luyện viên và chuyên gia khoa học thể thao đã có đề ra các giáo án luyện tập giúp “đưa thể lực của cầu thủ lên mức cao chưa từng thấy”, theo Barry McNeill, lãnh đạo công ty công nghệ thể thao Catapult.
Nhờ công nghệ, các huấn luyện viên cũng sẽ nhanh chóng nhận ra cầu thủ nào đang xuống sức khi trận đấu đang diễn ra. Điều này đặc biệt quan trọng cho các trận đấu phải bước sang hiệp phụ, khi các cầu thủ đuối sức và bắt đầu phán đoán kém chính xác. Với dữ liệu chi tiết trong tay, các huấn luyện viên sẽ biết được cần sử dụng quyền thay người thứ 4 cho hiệp phụ như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Và không có gì phải bàn cãi khi các trọng tài VAR được cho là sẽ làm mất yếu tố may rủi, vốn là thứ làm cho bóng đá chính là bóng đá. Người ta cho rằng nếu có VAR, sẽ không có cái gọi là “bàn tay của Chúa” của Maradona tại World Cup 1986.
Tuy nhiên, một số người trong cuộc đã lên tiếng bênh vực lực lượng “trọng tài video”. “VAR có thể là người bạn tốt của chúng tôi vì nhờ vậy mà sẽ không còn các sai lầm nghiêm trọng từ phía trọng tài” - trọng tài người Hà Lan Bjorn Kuipers nói với AFP.
Trọng tài lừng danh người Ý Pierluigi Collina, hiện là chủ tịch Ủy ban Trọng tài FIFA, cho rằng VAR chủ yếu giúp tránh các lỗi nghiêm trọng và quá rõ ràng từ trọng tài, chứ không phải “dùng công nghệ để điều khiển trận đấu”
“Mục tiêu của VAR không phải là kiểm tra từng tình huống nhỏ nhặt” - Collina phát biểu tại một hội nghị tập huấn VAR ở Florence (Ý).
Quả bóng
Ngay đến quả bóng chính thức ở World Cup năm nay, Telstar 18 của hãng Adidas, cũng có yếu tố công nghệ khi nó được gắn chíp điện tử giao tiếp tầm gần (NFC) để truyền thông tin về ứng dụng trên smartphone, giúp người dùng có thể heo dõi thông tin về trái bóng đó.
Tuy nhiên, theo Adidas, các thông tin này không phải là về số lần nó được sút, vận tốc hay quỹ đạo di chuyển, mà chỉ là thông tin về giải đấu và thông số kỹ thuật của riêng quả bóng đó.
Xem bóng đá bằng thực tế ảo
Khoảng cách 4 năm giữa hai kỳ World Cup là đủ dài để cho mỗi ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh khác xa nhau về các công nghệ.
Tại Brazil 2014, lần đầu tiên công nghệ video 4k được giới thiệu, mang lại trải nghiệm sống động hơn cho người xem qua màn ảnh nhỏ.
Đến năm 2018, người ta có thể xem bóng đá trong môi trường thực tế ảo (VR) và độ phân giải Ultra HD trên kênh thể thao BBC Sport .
BBC Sport cho biết người xem có thể truy cập vào ứng dụng VR 2018 World Cup để xem miễn phí tất cả 33 trận đấu World Cup. Với VR, người xem sẽ có cảm giác như đang ngồi ở 1 buồng riêng ngay tại sân vận động để đắm chìm vào trận đấu.
Trong khi đó, 29 trận đấu sẽ được phát trên BBC one ở định dạng Ultra HD.
Tuy nhiên, trong bài viết trên The Guardian, tác giả Rhik Samadder cho rằng ý tưởng xem bóng đá bằng VR không phải là hay ho cho lắm, khi người em phải đeo thiết bị VR và dù xem trong môi trường 3D như thật nhưng rõ ràng mọi thứ vẫn mang cảm giác giả.
TRƯỜNG SƠN
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.