Posts

Chân dung tô hồng của những kẻ sát nhân

Image
Cỗ máy truyền thông đại chúng có thể giữ cho những tay tội phạm dù là khét tiếng nhất sống mãi trong ký ức công chúng. Điều bị bỏ quên là tội ác và những nạn nhân của chúng. Xanthe Mallett, nhà tội phạm học pháp y giảng dạy tại Đại học Newcastle, thường mở phim tài liệu thuộc thể loại true crime (vụ án có thật) cho sinh viên cùng xem và thảo luận về nguyên nhân gây án hay cách kẻ sát nhân chọn nạn nhân. Trong một buổi học như thế năm 2019, Mallett giật mình khi một sinh viên nói vô cùng ngưỡng mộ, thậm chí bị hớp hồn bởi Ted Bundy - kẻ đã giết ít nhất 30 phụ nữ, hành hung nhiều người khác, từng trốn trại 2 lần, cuối cùng bị tử hình trên ghế điện. Bộ phim họ xem là Extremely Wicked and Shockingly Evil and Vile (tạm dịch: Cực kỳ xấu xa, ác ôn và đê tiện khôn cùng), với nam diễn viên điển trai Zac Efron vào vai Bundy. Phim khởi chiếu trên Netflix vào tháng 5-2019, chỉ 4 tháng sau loạt phim tài liệu 4 tập cũng về tay giết người hàng loạt này - Conversations with a Killer: The Ted Bundy Tap

Tâm lý học người hùng

Image
Khi có một ai đó hành động, đôi khi liều cả mạng sống, để cứu tha nhân, người ta thường không khỏi thắc mắc: họ đã lập tức làm theo bản năng hay có dừng lại cân nhắc thiệt hơn, hay thậm chí mưu cầu sự tôn vinh? Năm 2014, David Rand, phó giáo sư tâm lý học Đại học Yale, dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tìm hiểu những người hành động với “lòng vị tha tột độ” làm như vậy mà không mảy may suy nghĩ, hay liệu có cần tự chủ ý thức để vượt qua những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi hay không. Các nhà nghiên cứu tuyển hơn 300 tình nguyện viên và sử dụng thêm thuật toán để đọc và phân tích các phát biểu của 51 người được trao Huân chương anh hùng Carnegie - phần thưởng vinh danh những công dân Mỹ và Canada không ngại tính mạng của bản thân để cứu mạng người xa lạ. Mục tiêu là đánh giá xem những anh hùng giữa đời thường đó đã hành động không chút tính toán hay có ý thức cân nhắc, chế ngự những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi. Kết quả cho thấy những người này đều thực hành phương châm cứu người như cứu hỏa, tức

Đau vì con vật hay khóc cho tha nhân?

Image
  Biểu tình đòi công lý cho chó Arfee bị cảnh sát bắn chết. Những câu chuyện về con vật bị ngược đãi hay có kết cục bi thảm như vụ 15 con chó và 1 con mèo ở Cà Mau thường gây cảm xúc mạnh với công chúng, cả Đông lẫn Tây. Con người dễ cảm thấy giận dữ trước nỗi đau và sự khốn khổ của một con chó, hay họ sẽ còn phẫn nộ hơn nếu cũng nỗi đau và sự khốn khổ ấy lại đổ lên một con người? Giới tâm lý học đã nghiêm túc tìm câu trả lời. Ngày 8-7-2014 ở TP Sandpoint (Idaho, Mỹ), bà mẹ hai con Jeanetta Riley bị bắn chết khi vung dao, trong tình trạng say rượu, về phía ba cảnh sát bên ngoài một bệnh viện. Các sĩ quan có liên quan về sau không gặp rắc rối gì, không có lời xin lỗi nào được đưa ra cho gia đình Riley, vụ việc không thành tin tầm quốc gia.  Cùng ngày, tại một quán cà phê ở TP Coeur d’Alene cách đó 80km, sĩ quan Dave Kelly bắn chết Arfee, một con chó Lab 2 tuổi, đang ngồi trong xe van đậu bên ngoài, đợi chủ ăn trưa. Kelly khai đến hiện trường sau khi người dân báo cảnh sát vì tiếng chó s

trôi trên bể kiến thức

Image
 Mỗi lần lang thang trên mạng ta sẽ lạc trôi đến đâu? Hôm nay thấy trên Facebook post này Thấy bài Emily, con, tìm đọc lại vì không nhớ. thì thấy trang này có tiếng Anh lại google fact check, tìm thấy này quá hay https://books.google.com.vn/books?id=Pd08CgAAQBAJ&pg=PT403&lpg=PT403&dq=%22Emily,+come+with+me%22+%22to+huu%22+%22poem%22&source=bl&ots=FjvH7XoXYB&sig=ACfU3U0-rNTii81Rg2LF20ir2jRghfLgug&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwjiq4jMgY_wAhUKfXAKHbHnAtwQ6AEwDXoECAEQAw#v=onepage&q=%22Emily%2C%20come%20with%20me%22%20%22to%20huu%22%20%22poem%22&f=false

In hindsight

Image
Khi Instagram mới ra tính năng Stories, nhiều người trong đó có mình không biết cái đó để làm gì. Nhưng dần dà mới thấy, Stories chính là để giải quyết cái phức cảm mà ai chơi mạng xã hội đến một lúc nào đó rồi cũng gặp phải - có những thứ vừa muốn share vừa không, muốn share nhưng sợ xấu, phiền người khác, muốn share nhưng không biết nói gì. Giờ thì ta hãy đăng Stories. Nhất tiễn hạ song điêu - vừa thỏa mãn cái thôi thúc "phải share", vừa giải quyết nốt những băn khoăn như đã nói.  Thế rồi không biết tự bao giờ, ta sẽ thấy mình Stories là chính, bài post chính thức ngày càng thưa thớt. Lại đến một lúc, ta mất luôn cái ham muốn đăng tải một thứ gì đó sẽ nằm đó vĩnh viễn.  Giả như 5 năm trước, khi hoàn tất một món ăn ngon, một thành tựu mới, ắt ta đã đăng ngay một phát. Khi đi du lịch, ta sẽ dội bom news feed bạn bè với hàng tá kiểu ảnh. Giờ thì không. Lúc này, nó lại dẫn đến một xu hướng khác: ta thường sẽ có thời gian nhìn lại và lúc này mới có cảm xúc về những thứ đã trôi q

199mấy - Hồi ấy làm gì: Kỷ niệm là để nhớ

Image
Khi WingsBooks tung hình ảnh giới thiệu về quyển này, mình đã có cảm giác nổi da gà khi nhìn lại những hình ảnh quen thuộc cách đây đã 20 năm, qua nét vẽ rất dung dị. Dĩ nhiên khi đã cầm sách trên tay thì cảm xúc đó còn dào dạt hơn.  Trên mạng thỉnh thoảng vẫn có những album chia sẻ hình ảnh của những thứ xưa cũ, và nhiều trong số đó cũng có mặt trong quyển sách này: đó là những món ăn vặt siêu rẻ siêu ngon (như snack cua đến nay vẫn còn), những trò chơi ngày ấy, rồi đồ chơi huyền thoại và phim ảnh, truyện tranh thời chưa có internet. Thật ra ban đầu mình có thấy tiếc một chút vì phần đầu là kể chuyện thơ ấu của tác giả khi sống và lớn lên trong khu tập thể ở thủ đô, còn mình là một mảnh đất thôn quê miền nam. Nhưng có đọc vào mới thấy, mình chỉ không chia sẻ đoạn hồi ức đó thôi, còn những thứ khác rất tương đồng - chẳng hạn chuyện kê hai viên gạch, đặt ống lon lên trên rùi đốt lửa chơi nấu ăn, và nhất là trong phần 2, những thứ có tầm phổ biến toàn quốc.  Và mình nhận ra một điều thú

Chọn nơi mình sinh ra

Image
  Một đứa bé đẩy cỏ lên dốc cao gần hệ thống hang Tú Làn ở Quảng Bình.  Không ai chọn nơi mình sinh ra, và người ta cũng thường take for granted những đặc quyền mà mình may mắn có được. Đến đây mới thấy những thôn làng mà nhà vẫn làm bằng những tấm ván ghép lại, những kiểu nhà gạch loang lổ.  Ngồi xe nghe tài xế hay lúc đi rừng nghe tour guide kể về cái nghèo của đất này, trời cho hệ thống hang kỳ vĩ nhưng bắt 1 năm hết nắng nóng thì đến bão lũ.  Nếu mình sinh ra ở đây, chắc bây giờ cũng đi vào rừng làm gỗ, đi làm porter cho khách thám hiểm hang động, vào sài gòn kiếm cơm hay xuất khẩu lao động.  Học để thoát nghèo, nhưng những ngày ở đây mình trộm nghĩ phải cần nghị lực dữ lắm mới có thể cố gắng mà học, mà thoát nghèo.