Mong ngóng người dưng
Đó chỉ đơn giản là một con đường bình thường như rất nhiều con đường khác ở Sài Gòn -- cắt ngang qua những con hẻm dẫn vào những lối ngoằn ngoèo, rồi trải dài ra phía trước, với dọc đường là đôi ba cửa hàng, một công trình xây dở, một trạm xăng, và một trạm chờ xe bus đầy những rác.
Nhưng Thư vẫn thích đi trên con đường ấy, và luôn tận dụng mọi cơ hội để được đi bộ dọc con đường mà mình đã đi không biết bao nhiêu lần. Như sáng nay cũng vậy, ngày thứ 7 dậy sớm, Thư nhẹ nhàng lần theo những bước chân quen thuộc để ra chợ. Có một thứ Thư luôn trong ngóng mỗi khi đi bộ trên con đường này, đó là một người xe ôm, không quá già để Thư gọi bằng chú, nhưng cũng không còn trẻ để gọi là anh. Thôi thì cứ gọi là chú xe ôm vậy.
Đó là một người đàn ông da ngăm đen, luôn khoác lên mình chiếc áo jean bạc màu, sùm sụp chiếc nón vải lần trong chiếc mũ bảo hiểm cũng không còn mới nữa. Lần đầu Thư gặp chú là khi đang đứng chờ xe bus, và được mời đi một cuốc xe ôm với giá chỉ ...2.000 đồng. "Hai ngàn, từ đây ra chợ Bến Thành, nhé?" người đàn ông nói với Thư, kèm một nụ cười khoe những chiếc răng ố vàng vì thuốc lá trên gương mặt đầy những nếp nhăn và nhuốm màu sương gió. Lúc đó Thư chỉ cười, vì biết chú chỉ đùa. Nhưng từ đó, hình bóng người xe ôm trên chiếc xe dream đầy bụi nơi góc đường quen thuộc đã bắt đầu khiến Thư chú ý mỗi khi có dịp đi qua con đường này.
Lần thứ hai gặp Thư, chú cũng lại đùa, cũng với hình dáng ấy, nụ cười ấy, gương mặt ấy, chú đề nghị chở Thư đi Củ Chi với giá 5.000 đồng. "Đấy là rẻ hơn xe bus nhé. Xe bus 7.000 lận", chú nói với Thư, vẫn ngay điểm dừng xe bus ấy, lần này kèm theo tiếng cười ha ha sảng khoái, và có cả tiếng Thư đáp lời, phụ họa thêm cho câu chuyện vui một buổi sớm mai. Và hôm nay cũng vậy, trong sáng thứ 7 trong lành này, Thư lại được gặp chú, trên đường trở về nhà với hai hộp cơm vừa mua ở chợ. Thư mỉm cười nhẹ nhàng khi bắt gặp ánh mắt chú nhìn mình, như một thói quen, và mong chờ nghe từ chú một lời trêu như mọi khi. "Mua hai hộp dữ vậy?" chú nói ngay khi Thư bước ngang qua, không quên kèm nụ cười hở răng quen thuộc. Và Thư cũng đáp lại một nụ cười thật tươi.
Người xe ôm ấy không phải là người xa lạ duy nhất mà Thư mong ngóng mỗi khi ra đường. Ở mỗi con đường thường hay đi qua, Thư đều có cho mình riêng một ai đó để ngóng đợi. Chỉ đơn giản là được thấy những con người ấy, thấy họ vẫn đang làm những việc thường ngày, với Thư là một cái gì đó không hẳn là niềm vui, cũng không mang một nỗi ưu tư nào. Mỗi sáng khi băng qua ngã tư cuối cùng trước khi vào cơ quan, Thư đều đưa mắt về phía cột đèn giao thông, chỉ để thấy cụ bà bán xôi vẫn ngồi đó, kiểu ngồi với hai đầu gối chống cao lên ngang mặt, và nụ cười móm mém mỗi khi gói xôi đưa cho khách. Thư đã từng đôi lần dừng lại, chỉ để mua giúp bà gói xôi, và nghe lời dặn "Ngoại có kèm bịch muối đậu cho con nữa đó nghen!". Và rồi ai nữa nhỉ? Những người dưng -- xa lạ -- mà Thư vẫn thường mong được nhìn thấy? Phải rồi, đó là chị bán bánh mì trên đường Thư đến cơ quan, người phụ nữ chắc hẳn đã có một thời xuân sắc, giờ khép mình trong góc nhỏ với xe bánh mì, luôn vận trên mình chiếc áo khoác sẫm màu và chiếc nón lá hơn sờn. Chị dường như luôn đứng trong cái góc nhỏ ấy và luôn tay bán hàng cho khách mỗi lần Thư đi qua, và cũng vậy, dường như mọi lúc, dưới một mái hiên cách đó không xa là người chồng nát rượu của chị, rách nát trong bộ đồ cáu bẩn, tựa vào tường của một cửa hàng chưa mở cửa, với chai rượu trong tay và những lời lè nhè Thư không bao giờ nghe rõ.
Thư ở Sài Gòn chưa thật lâu, nhưng đủ biết mình đã yêu những con đường nơi này quá đỗi. Đó không chỉ là những nơi đủ quen thuộc để Thư tự tin cho những vòng xe lăn bánh, hay sải những bước nhẹ nhàng, mà còn là nơi duy nhất mà Thư có thể gặp -- hay được thấy -- những người dưng mà mình luôn ngóng đợi.
Đó là một người đàn ông da ngăm đen, luôn khoác lên mình chiếc áo jean bạc màu, sùm sụp chiếc nón vải lần trong chiếc mũ bảo hiểm cũng không còn mới nữa. Lần đầu Thư gặp chú là khi đang đứng chờ xe bus, và được mời đi một cuốc xe ôm với giá chỉ ...2.000 đồng. "Hai ngàn, từ đây ra chợ Bến Thành, nhé?" người đàn ông nói với Thư, kèm một nụ cười khoe những chiếc răng ố vàng vì thuốc lá trên gương mặt đầy những nếp nhăn và nhuốm màu sương gió. Lúc đó Thư chỉ cười, vì biết chú chỉ đùa. Nhưng từ đó, hình bóng người xe ôm trên chiếc xe dream đầy bụi nơi góc đường quen thuộc đã bắt đầu khiến Thư chú ý mỗi khi có dịp đi qua con đường này.
Lần thứ hai gặp Thư, chú cũng lại đùa, cũng với hình dáng ấy, nụ cười ấy, gương mặt ấy, chú đề nghị chở Thư đi Củ Chi với giá 5.000 đồng. "Đấy là rẻ hơn xe bus nhé. Xe bus 7.000 lận", chú nói với Thư, vẫn ngay điểm dừng xe bus ấy, lần này kèm theo tiếng cười ha ha sảng khoái, và có cả tiếng Thư đáp lời, phụ họa thêm cho câu chuyện vui một buổi sớm mai. Và hôm nay cũng vậy, trong sáng thứ 7 trong lành này, Thư lại được gặp chú, trên đường trở về nhà với hai hộp cơm vừa mua ở chợ. Thư mỉm cười nhẹ nhàng khi bắt gặp ánh mắt chú nhìn mình, như một thói quen, và mong chờ nghe từ chú một lời trêu như mọi khi. "Mua hai hộp dữ vậy?" chú nói ngay khi Thư bước ngang qua, không quên kèm nụ cười hở răng quen thuộc. Và Thư cũng đáp lại một nụ cười thật tươi.
Người xe ôm ấy không phải là người xa lạ duy nhất mà Thư mong ngóng mỗi khi ra đường. Ở mỗi con đường thường hay đi qua, Thư đều có cho mình riêng một ai đó để ngóng đợi. Chỉ đơn giản là được thấy những con người ấy, thấy họ vẫn đang làm những việc thường ngày, với Thư là một cái gì đó không hẳn là niềm vui, cũng không mang một nỗi ưu tư nào. Mỗi sáng khi băng qua ngã tư cuối cùng trước khi vào cơ quan, Thư đều đưa mắt về phía cột đèn giao thông, chỉ để thấy cụ bà bán xôi vẫn ngồi đó, kiểu ngồi với hai đầu gối chống cao lên ngang mặt, và nụ cười móm mém mỗi khi gói xôi đưa cho khách. Thư đã từng đôi lần dừng lại, chỉ để mua giúp bà gói xôi, và nghe lời dặn "Ngoại có kèm bịch muối đậu cho con nữa đó nghen!". Và rồi ai nữa nhỉ? Những người dưng -- xa lạ -- mà Thư vẫn thường mong được nhìn thấy? Phải rồi, đó là chị bán bánh mì trên đường Thư đến cơ quan, người phụ nữ chắc hẳn đã có một thời xuân sắc, giờ khép mình trong góc nhỏ với xe bánh mì, luôn vận trên mình chiếc áo khoác sẫm màu và chiếc nón lá hơn sờn. Chị dường như luôn đứng trong cái góc nhỏ ấy và luôn tay bán hàng cho khách mỗi lần Thư đi qua, và cũng vậy, dường như mọi lúc, dưới một mái hiên cách đó không xa là người chồng nát rượu của chị, rách nát trong bộ đồ cáu bẩn, tựa vào tường của một cửa hàng chưa mở cửa, với chai rượu trong tay và những lời lè nhè Thư không bao giờ nghe rõ.
Thư ở Sài Gòn chưa thật lâu, nhưng đủ biết mình đã yêu những con đường nơi này quá đỗi. Đó không chỉ là những nơi đủ quen thuộc để Thư tự tin cho những vòng xe lăn bánh, hay sải những bước nhẹ nhàng, mà còn là nơi duy nhất mà Thư có thể gặp -- hay được thấy -- những người dưng mà mình luôn ngóng đợi.
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.