Từ vụ in chùa Myanmar lên bìa tạp chí: ai cũng là chuyên gia văn hóa Á Đông


Trước buổi sáng ngày 20-11, có lẽ ít người dám khẳng định mình biết Shwedagon, tên chính thức của ngôi Chùa Vàng nổi tiếng ở Myanmar, đủ nhiều để có thể nhận ra ngay kiến trúc của công trình này.

Thế nhưng chỉ trông chốc lát, những con người mù mờ này bỗng trở thành chuyên gia Á Đông, am hiểu mọi thứ từ văn hóa, tôn giáo, tính ngưỡng đến kiến trúc, chùa chiền đặc trưng của Myanmar, tất cả chỉ từ một vụ lùm xùm trên Facebook.

Từ sáng sớm ngày thứ 6 ấy, Facebook tràn ngập hình ảnh của tờ tạp chí Heritage Fashion phát trên máy bay của Vietnam Airlines (VNA), kèm lời lẽ hằn học được share lại từ tài khoản của người được cho là một nhà sư Miến Điện, Venerable (Đại đức) Nayaka.

Theo lời nhà sư này, tạp chí của VNA có in hình người mẫu mặc áo dài với họa tiết ở tà áo là ảnh ngôi chùa linh thiêng Shwedagon ở nước ông, và cho rằng đó là sự sỉ nhục vào tâm linh, tôn giáo và cả "trái tim của người Myanmar".

Status và hình ảnh lập tức được người Việt share lại với tốc độ tên lửa, kèm theo đa số các nhận định chỉ trích hãng hàng không quốc gia VN, rằng họ "kém hiểu biết", "thiếu phông văn hóa" khi cho duyệt đăng hình ảnh "phản cảm" như vậy khiến người Miến nổi giận.

Họ say mê share và comment, và thể hiện mình là chuyên gia tôn giáo, chùa chiền, kiến trúc và văn hóa Á Đông, trong khi trước đó bảo họ viết đúng chính tả từ Shwedagon còn khó hơn lên trời.

Họ chỉ biết sự việc qua status của nhà sư, và khi báo chí vào cuộc, cho đăng phát ngôn chính thức từ VNA rằng tạp chí sẽ bị thu hồi và tổng biên tập Heritage xin lỗi cộng đồng khách hàng Myanmar.

Chỉ có một số người biết tiếng Anh đã đọc status gốc của "Đại đức" kia và nhận ra rằng, ông thậm chí dùng từ "fuck" trong vô số những lời lẽ hằn học, góp ý thiếu xây dựng của mình. Một số người Việt đã chỉ ra điều này khi comment dưới post của ông, để rồi chiều nay, tài khoản Venerable Nayaka đã không còn truy cập được.

Chưa biết chuyện đúng sai thế nào, một người tu hành, hết lòng hết dạ phản đối khi thấy tôn giáo của mình bị "sỉ nhục" (chỉ vì ngôi chùa thiêng được dùng làm hoa văn vải may áo dài), lại bỏ thời gian ca thán trên Facebook và dùng f-word, thì đâu mới là chuyện đáng nói?

"Hình ảnh chùa tháp trên áo dài truyền thống cũng là cách giới thiệu đặc trưng tín ngưỡng văn hóa Phật Giáo của các vùng đất Châu Á" báo Tuổi Trẻ dẫn lời tổng biên tập tờ Heritage nói như vậy, mà câu này hoàn toàn không phải là lấp liếm vấn đề hay mới nghĩ ra để xử lý khủng hoàng. (1)

Cần nhớ, áo dài Chùa Vàng chỉ là 1 trong bộ sưu tập "Nét đẹp Á Đông" do Lụa Thái Tuấn thiết kế, với nhiều hình ảnh khác, có cả chùa vàng Thái Lan và Angkor Watt (2). Nhưng có thấy Thái hay Cam lên tiếng đâu?



Hơn nữa, chuyện vải vóc, trang phục có in hình kiến trúc, danh lam, thắng cảnh, nào có hiếm?

Chính những người đang say mê chỉ trích VNA thiếu phông văn hóa, thiếu kiến thức về kiến trúc, tôn giáo Á Đông kia, phải chăng đã từng say mê khen ngợi bộ sưu tập Áo dài Hoàng Sa của nhà thiết kế Thuận Việt? (3)


Có ai cho rằng làm vậy là sỉ nhục biển đảo quê hương đâu, dù quần đảo thiêng liêng của tổ quốc cũng bị "dùng làm trang phục của phụ nữ," như lời vị đại đức Miến Điện nọ, đó thôi?

Tìm kiếm một chút trên Google có thể thấy vô vàn các thiết kế khác, đưa từ Điện Kremlin của Nga (4) đến các kiến trúc cổ tuyệt tác của Ý (5) lên áo dài, nhưng có người Ý người Nga nào cho là bị sỉ nhục hay tổn thương đâu?


Suy cho cùng, nhà sư Myanmar lẽ ra nên chọn cách phản đối khác thay vì làm ồn trên Facebook (đến nỗi phải khóa tài khoản sau đó), vì thời bây giờ cái gì mang lên đó cũng có thể gây ồn ào không đáng có.

Người phản đối hơi gay gắt, thiếu xây dựng, còn Vietnam Airlines đã nhanh chóng nhận lỗi và xử lý sự cố, và họ hoàn toàn không đáng bị chỉ trích.

Facebook khiến ai cũng có thể trở thành chuyên gia trong bất kỳ 1 lĩnh vực nào họ muốn, và vụ "chùa vàng miến điện" lần này là ví dụ mới nhất.

Lại nhớ lời Đặng Hoàng Giang, đám đông cần 1 tác nhân [status của nhà sư] để bùng lên, và hai trạng thái mà họ ưa thích nhất chính là "dạy dỗ, chỉ bảo, ban phát lòng thương [và] chê bai, giễu cợt, phẫn nộ." (6)

TRƯỜNG SƠN

---

Comments

Popular posts from this blog