Khi GDP thành “công cụ tồi để đo sự thịnh vượng”
Theo đuổi sự tăng trưởng GDP nhanh hơn, nhiều hơn liên tục có thể gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và phúc lợi thật sự cho người dân -hedgeye.com
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos tháng 1-2016, Joseph Stiglitz, chủ nhân Nobel kinh tế năm 2001, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm một thước đo mới nhằm đánh giá thành tựu của các quốc gia bởi “các chỉ số cho ta biết cần phải làm gì và nếu chúng ta đo không đúng chỗ, chúng ta sẽ hành động sai”.
Một bài viết trên trang web của WEF ngày 17-4 đã ví GDP (gross domestic product, tổng sản phẩm nội địa) như chiếc đồng hồ tốc độ của xe hơi. Nhìn vào đó, ta biết nền kinh tế một quốc gia đang tăng trưởng nhanh hay chậm, đúng như chức năng của chiếc côngtơmet.
Nhưng cũng như đồng hồ tốc độ không cho ta biết liệu xe có sắp hết xăng hay động cơ có đang quá nóng hay không, GDP không cho ta thấy những vấn đề tồn tại của nền kinh tế. Quan trọng hơn, chiếc côngtơmet không hề cho thấy ta có đang đi đúng hướng không.
“Hãy tưởng tượng bạn nói với tài xế: này chúng ta đi sai đường rồi và anh ta đáp lại: vậy chúng ta phải đi nhanh hơn. Nghe có vẻ ngu ngốc nhưng với GDP, chuyện cũng y như vậy” - tác giả bình luận. Khi tăng trưởng GDP chậm lại, các chính phủ trên thế giới ngay lập tức nghĩ tới việc đẩy cho nó tăng cao hơn, thay vì tìm hiểu xem có vấn đề gì với nền kinh tế và liệu họ có đang đi sai đường.
Thước đo đã cũ
Trong số cuối tháng 4-2016, báo The Economist lý giải chi tiết hơn vì sao GDP ngày càng là “một công cụ tồi để đo sự thịnh vượng” và thậm chí cho rằng chỉ số này “không còn là thước đo tin cậy của nền sản xuất”.
Bản chất của việc tính GDP là cộng dồn tất cả những thứ được sản xuất ra của một nền kinh tế trong một thời điểm nhất định. Thuở sơ khai, khi các nền kinh tế phần lớn chỉ bao gồm các nông trại, dây chuyền sản xuất và thị trường đại chúng, việc tính toán như thế đã là rất khó khăn.
Đo lường GDP trong thời hiện đại càng khó hơn bởi ngành dịch vụ, chứ không phải sản xuất, đang chiếm lĩnh nền kinh tế và người ta không còn chú trọng vào việc tạo ra nhiều sản phẩm hơn, thay vào đó là mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Nhưng vấn đề không chỉ ở khó khăn trong việc tính toán. Theo The Economist, GDP có thể trở thành chỉ dấu sai lệch cho các nhà hoạch định chính sách bởi nó không đo lường hết bản chất của nền kinh tế hiện đại, vốn đã thay đổi rất nhiều nhờ vào những tiến bộ của công nghệ. GDP là khái niệm từ những năm 1930 và đã thật sự lỗi thời ngày nay.
Trong nền kinh tế hiện đại, người ta không còn nghỉ ở khách sạn mỗi chuyến du lịch, công tác, mà ở nhà riêng được chia sẻ qua dịch vụ Airbnb, không còn đi taxi hay xe cá nhân mà dùng Uber và không mua máy tính mới mà chỉ cần nâng cấp hệ điều hành. Phải tính toán lại tất cả những điều đó như thế nào?
Theo thông lệ, những gì không có giá trị thì không được tính vào GDP. Vậy các giá trị do Facebook và YouTube sẽ được đo thế nào khi các nền tảng kỹ thuật số này mang đến những tiện ích, giải trí cho hàng tỉ người mà người dùng không phải trả tiền (đúng là họ vẫn mang lại giá trị cho Facebook qua các hợp đồng quảng cáo, nhưng làm sao để đo đếm sự chuyển đổi giá trị đó)?
Nhạc số là một ví dụ khác. Dù lượng người nghe nhiều hơn trước gấp bội, doanh thu của ngành công nghiệp âm nhạc đã giảm 1/3 so với thời đỉnh cao, nhưng điều đó có đồng nghĩa với việc giá trị của ngành đã giảm 1/3? Chúng ta đang làm mọi thứ trên Internet từ đọc báo đến mua vé máy bay, tất cả hoạt động này đều “vô hình” với cách tính GDP truyền thống.
Thương mại điện tử bùng nổ, giá trị giao dịch cực lớn nhưng cũng không làm tăng GDP, trái lại còn sụt giảm vì doanh thu của các cửa hàng “off-line” giảm sút.
The Economist còn cho rằng ngay cả chỉ xét riêng vai trò là chỉ số đo lường giá trị sản xuất, GDP giờ cũng đã là một “di tích lịch sử” bởi nó ra đời trong thời kỳ mà ngành sản xuất vật chất và công nghiệp chiếm ưu thế áp đảo ở các nền kinh tế lớn.
Những năm 1950, ngành chế tạo chiếm hơn 1/3 GDP của Anh. Tỉ trọng này ngày nay chỉ là 1/10 và ở một số nước, dịch vụ chiếm đến 80% quy mô nền kinh tế. GDP gần như bó tay trong việc xác định giá trị của các dịch vụ vô hình.
Làm thế nào để tính giá trị một bữa ăn khi có quá nhiều yếu tố cần xét đến: tài nghệ đầu bếp, không gian nhà hàng, tốc độ phục vụ...? Tương tự, ta dễ dàng thống kê có bao nhiêu ca mổ được thực hiện, nhưng phải mất hàng chục năm mới biết được giá trị của chúng thông qua tuổi thọ của người được mổ.
Mặt khác, theo thông lệ, GDP chỉ tính đến các sản phẩm được mua và bán, tức có yếu tố chi trả. Vì thế các sản phẩm không trải qua quá trình bán - mua sẽ không được xét đến ngay cả khi chúng cũng có giá trị rất cao, dẫn đến sự phản ánh không đầy đủ về nền kinh tế.
Ví dụ nếu ta thuê hàng xóm sang sửa giúp mái nhà, ta đã góp phần làm tăng GDP của đất nước. Nhưng nếu ta tự mình làm lấy việc này thì chẳng có đóng góp nào cả.
GDP cao có đồng nghĩa thịnh vượng?
Bản chất của việc tính GDP là cộng dồn tất cả những thứ được sản xuất ra của một nền kinh tế trong một thời điểm nhất định. Thuở sơ khai, khi các nền kinh tế phần lớn chỉ bao gồm các nông trại, dây chuyền sản xuất và thị trường đại chúng, việc tính toán như thế đã là rất khó khăn.
Đo lường GDP trong thời hiện đại càng khó hơn bởi ngành dịch vụ, chứ không phải sản xuất, đang chiếm lĩnh nền kinh tế và người ta không còn chú trọng vào việc tạo ra nhiều sản phẩm hơn, thay vào đó là mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Nhưng vấn đề không chỉ ở khó khăn trong việc tính toán. Theo The Economist, GDP có thể trở thành chỉ dấu sai lệch cho các nhà hoạch định chính sách bởi nó không đo lường hết bản chất của nền kinh tế hiện đại, vốn đã thay đổi rất nhiều nhờ vào những tiến bộ của công nghệ. GDP là khái niệm từ những năm 1930 và đã thật sự lỗi thời ngày nay.
Trong nền kinh tế hiện đại, người ta không còn nghỉ ở khách sạn mỗi chuyến du lịch, công tác, mà ở nhà riêng được chia sẻ qua dịch vụ Airbnb, không còn đi taxi hay xe cá nhân mà dùng Uber và không mua máy tính mới mà chỉ cần nâng cấp hệ điều hành. Phải tính toán lại tất cả những điều đó như thế nào?
Theo thông lệ, những gì không có giá trị thì không được tính vào GDP. Vậy các giá trị do Facebook và YouTube sẽ được đo thế nào khi các nền tảng kỹ thuật số này mang đến những tiện ích, giải trí cho hàng tỉ người mà người dùng không phải trả tiền (đúng là họ vẫn mang lại giá trị cho Facebook qua các hợp đồng quảng cáo, nhưng làm sao để đo đếm sự chuyển đổi giá trị đó)?
Nhạc số là một ví dụ khác. Dù lượng người nghe nhiều hơn trước gấp bội, doanh thu của ngành công nghiệp âm nhạc đã giảm 1/3 so với thời đỉnh cao, nhưng điều đó có đồng nghĩa với việc giá trị của ngành đã giảm 1/3? Chúng ta đang làm mọi thứ trên Internet từ đọc báo đến mua vé máy bay, tất cả hoạt động này đều “vô hình” với cách tính GDP truyền thống.
Thương mại điện tử bùng nổ, giá trị giao dịch cực lớn nhưng cũng không làm tăng GDP, trái lại còn sụt giảm vì doanh thu của các cửa hàng “off-line” giảm sút.
The Economist còn cho rằng ngay cả chỉ xét riêng vai trò là chỉ số đo lường giá trị sản xuất, GDP giờ cũng đã là một “di tích lịch sử” bởi nó ra đời trong thời kỳ mà ngành sản xuất vật chất và công nghiệp chiếm ưu thế áp đảo ở các nền kinh tế lớn.
Những năm 1950, ngành chế tạo chiếm hơn 1/3 GDP của Anh. Tỉ trọng này ngày nay chỉ là 1/10 và ở một số nước, dịch vụ chiếm đến 80% quy mô nền kinh tế. GDP gần như bó tay trong việc xác định giá trị của các dịch vụ vô hình.
Làm thế nào để tính giá trị một bữa ăn khi có quá nhiều yếu tố cần xét đến: tài nghệ đầu bếp, không gian nhà hàng, tốc độ phục vụ...? Tương tự, ta dễ dàng thống kê có bao nhiêu ca mổ được thực hiện, nhưng phải mất hàng chục năm mới biết được giá trị của chúng thông qua tuổi thọ của người được mổ.
Mặt khác, theo thông lệ, GDP chỉ tính đến các sản phẩm được mua và bán, tức có yếu tố chi trả. Vì thế các sản phẩm không trải qua quá trình bán - mua sẽ không được xét đến ngay cả khi chúng cũng có giá trị rất cao, dẫn đến sự phản ánh không đầy đủ về nền kinh tế.
Ví dụ nếu ta thuê hàng xóm sang sửa giúp mái nhà, ta đã góp phần làm tăng GDP của đất nước. Nhưng nếu ta tự mình làm lấy việc này thì chẳng có đóng góp nào cả.
GDP cao có đồng nghĩa thịnh vượng?
Khái niệm GDP hiện đại xuất phát từ các nghiên cứu nhằm ước lượng quy mô nền kinh tế Mỹ được Simon Kuznets, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Nga, thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ năm 1932.
Tuy vậy, theo trang Quartz, chính Kuznets đã thừa nhận “sự thịnh vượng của một quốc gia hoàn toàn không thể suy ra từ tổng thu nhập của quốc gia đó”. Tại Davos 2016, Erik Brynjolfsson, giáo sư Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhắc lại quan điểm đó và giải thích thêm: “GDP đo những thứ chúng ta mua - bán và hoàn toàn có khả năng GDP sẽ đi ngược với sự thịnh vượng”.
Brynjolfsson cho rằng khái niệm kinh doanh ngày nay khác hẳn với thời trước, vì thế “cần phải định nghĩa lại cách chúng ta đo lường nền kinh tế”. Còn Diane Coyle, tác giả chuyên nghiên cứu về GDP, cho rằng dù dùng cho mục đích gì đi nữa, GDP vẫn là một phương tiện để đo lường sản xuất chứ không phải sự thịnh vượng.
Điều này không phải khó lý giải vì khái niệm GDP ra đời trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, vực dậy sản xuất là mục tiêu hàng đầu và người ta ít chú ý đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường hay nâng cao chất lượng cuộc sống. Các nhà môi trường vì thế cũng quan ngại vì với GDP, của cải xã hội có được từ tàn phá môi trường, tận diệt thiên nhiên vẫn được tính như thường.
Như vậy GDP không chỉ không hoàn thành nhiệm vụ như một chỉ số kinh tế vĩ mô, mà còn không phản ánh được sự thịnh vượng của một quốc gia như người ta vẫn nghĩ. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu có thể thì sẽ thay thế nó bằng công cụ nào để đo được quy mô sản xuất lẫn sự thịnh vượng của xã hội?
Hãy đo hạnh phúc
Tuy vậy, theo trang Quartz, chính Kuznets đã thừa nhận “sự thịnh vượng của một quốc gia hoàn toàn không thể suy ra từ tổng thu nhập của quốc gia đó”. Tại Davos 2016, Erik Brynjolfsson, giáo sư Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhắc lại quan điểm đó và giải thích thêm: “GDP đo những thứ chúng ta mua - bán và hoàn toàn có khả năng GDP sẽ đi ngược với sự thịnh vượng”.
Brynjolfsson cho rằng khái niệm kinh doanh ngày nay khác hẳn với thời trước, vì thế “cần phải định nghĩa lại cách chúng ta đo lường nền kinh tế”. Còn Diane Coyle, tác giả chuyên nghiên cứu về GDP, cho rằng dù dùng cho mục đích gì đi nữa, GDP vẫn là một phương tiện để đo lường sản xuất chứ không phải sự thịnh vượng.
Điều này không phải khó lý giải vì khái niệm GDP ra đời trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, vực dậy sản xuất là mục tiêu hàng đầu và người ta ít chú ý đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường hay nâng cao chất lượng cuộc sống. Các nhà môi trường vì thế cũng quan ngại vì với GDP, của cải xã hội có được từ tàn phá môi trường, tận diệt thiên nhiên vẫn được tính như thường.
Như vậy GDP không chỉ không hoàn thành nhiệm vụ như một chỉ số kinh tế vĩ mô, mà còn không phản ánh được sự thịnh vượng của một quốc gia như người ta vẫn nghĩ. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu có thể thì sẽ thay thế nó bằng công cụ nào để đo được quy mô sản xuất lẫn sự thịnh vượng của xã hội?
Hãy đo hạnh phúc
Nhiều năm qua, giới kinh tế gia và các nhà làm chính sách đã liên tục tìm kiếm những thước đo mới khả dĩ thay thế GDP và “chỉ số hạnh phúc” nổi lên như một ứng viên tiềm năng.
Hồi tháng 3-2016, Liên Hiệp Quốc công bố Báo cáo hạnh phúc thế giới lần 4, xếp hạng 156 quốc gia dựa trên phản hồi của công dân về mức độ hài lòng với chất lượng cuộc sống (Việt Nam đứng hạng 96).
Báo cáo này đưa ra nhiều phát hiện lý thú: dân Bắc Âu hạnh phúc nhất; người Ấn Độ, dù chứng kiến GDP tăng trưởng liên tục, có chỉ số hạnh phúc giảm sâu so với năm 2006; “nhà giàu” Qatar lại kém hạnh phúc hơn “nhà nghèo” Costa Rica... Với nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách, những phát hiện này không chỉ là để “đọc cho vui”. Chúng thật sự cho thấy những lỗ hổng trong việc đo lường thành công kinh tế thông qua GDP.
Báo cáo này cũng liệt kê các yếu tố định lượng được ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của người dân thế giới. Theo đó, 75% sự khác biệt về hạnh phúc giữa các nước có thể quy vào những yếu tố thu nhập bình quân đầu người, số năm sống khỏe mạnh, lòng tin vào chính phủ lẫn doanh nghiệp và mức độ tự do khi đưa ra quyết định trong đời.
Richard Easterlin, nhà kinh tế học thuộc Đại học Nam California và là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu phúc lợi, cho rằng các chính sách nên được hoạch định với chỉ số hạnh phúc là mục tiêu thay vì GDP.
“Câu sáo ngữ “Tiền không phải là tất cả” đúng trong trường hợp này. Nếu hạnh phúc thay thế GDP trở thành chỉ số chính trong việc đo lường phúc lợi xã hội, các chính sách công có lẽ sẽ thay đổi theo hướng trở nên ý nghĩa hơn với đời sống con người” - Quartz dẫn một bài viết chưa công bố của Easterlin.
Nếu chỉ số hạnh phúc là thước đo mới để nhìn vào một quốc gia, khó thể không nhắc đến Bhutan. Từ năm 1972, vương quốc này đã sử dụng chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness) để định hình các mục tiêu phát triển, chứ không dựa trên sự tăng trưởng của cải vật chất. Kể từ đó, đặc biệt trong một thập niên qua, hàng chục quốc gia khác cũng đã xây dựng hệ thống chỉ số hạnh phúc riêng.
Tuy nhiên dù có nhiều ưu điểm, con đường để “chỉ số hạnh phúc” thay thế GDP vẫn còn nhiều khúc khuỷu. Hạnh phúc tất nhiên là mơ hồ hơn, trong khi với GDP mọi thứ rõ ràng hơn qua các con số thống kê.
Coyle nói với Quartz rằng bà không tin chỉ số hạnh phúc có thể hữu ích trong việc hoạch định chính sách. Coyle thừa nhận GDP không hoàn hảo nhưng nó nên được thay bằng một chỉ số khác, giải quyết các vấn đề như bất bình đẳng hay hủy hoại môi trường chứ không phải chỉ số hạnh phúc.
Giải pháp để giảm thiểu tính chủ quan, theo Carol Graham - một học giả chuyên cố vấn cho các chính phủ trong việc xây dựng những công cụ đo lường hạnh phúc thuộc Viện Brookings (Mỹ), là cần vận dụng tâm lý học trong việc đặt câu hỏi khảo sát. Ví dụ những người cực nghèo sẽ trả lời các câu hỏi về hạnh phúc của họ với độ lạc quan cao.
“Họ sẽ nhấn mạnh tôi còn sống, tôi có gia đình và bè bạn, thế là tôi hạnh phúc. Nếu chỉ nhìn vào đó, ta sẽ bỏ lỡ sự khốn cùng trong cuộc sống của họ” - Graham giải thích. Chuyên gia này cho rằng các câu hỏi về khó khăn vật chất và cơ hội trong đời sống cần được đặt theo dạng yêu cầu người được hỏi trả lời theo thang mức độ, từ tệ nhất đến tốt nhất. Đây cũng là cách mà Liên Hiệp Quốc đã làm trong khảo sát của họ.
Tuy nhiên, Graham cũng như nhiều người ủng hộ đo lường hạnh phúc, không đồng tình với việc xóa bỏ hoàn toàn GDP. Graham cho rằng “hạnh phúc” chỉ nên xem như phần bổ sung vào một “bức tranh” được tạo nên bởi nhiều chỉ số đo lường khác nhau. “Các tiêu chí dựa trên thu nhập truyền thống cho ta biết điều này và chỉ số hạnh phúc lại cho ta biết nhiều điều khác. Là một nhà hoạch định chính sách, bạn cần cân bằng chúng” - bà Graham nói với Quartz.
Quỹ kinh tế học mới (New Economics Foundation), một tổ chức về kinh tế học uy tín ở Anh, cũng đề xuất năm thước đo cho sự phát triển của một quốc gia: việc làm tốt (không chỉ có việc làm mà lương phải đủ sống); phúc lợi (mức độ hài lòng về cuộc sống, thu nhập, nhà cửa, quan hệ xã hội); môi trường (khí thải carbon, ảnh hưởng biến đổi khí hậu); sự bình đẳng (về thu nhập) và sức khỏe (phòng bệnh hơn chữa bệnh).
Hồi tháng 3-2016, Liên Hiệp Quốc công bố Báo cáo hạnh phúc thế giới lần 4, xếp hạng 156 quốc gia dựa trên phản hồi của công dân về mức độ hài lòng với chất lượng cuộc sống (Việt Nam đứng hạng 96).
Báo cáo này đưa ra nhiều phát hiện lý thú: dân Bắc Âu hạnh phúc nhất; người Ấn Độ, dù chứng kiến GDP tăng trưởng liên tục, có chỉ số hạnh phúc giảm sâu so với năm 2006; “nhà giàu” Qatar lại kém hạnh phúc hơn “nhà nghèo” Costa Rica... Với nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách, những phát hiện này không chỉ là để “đọc cho vui”. Chúng thật sự cho thấy những lỗ hổng trong việc đo lường thành công kinh tế thông qua GDP.
Báo cáo này cũng liệt kê các yếu tố định lượng được ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của người dân thế giới. Theo đó, 75% sự khác biệt về hạnh phúc giữa các nước có thể quy vào những yếu tố thu nhập bình quân đầu người, số năm sống khỏe mạnh, lòng tin vào chính phủ lẫn doanh nghiệp và mức độ tự do khi đưa ra quyết định trong đời.
Richard Easterlin, nhà kinh tế học thuộc Đại học Nam California và là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu phúc lợi, cho rằng các chính sách nên được hoạch định với chỉ số hạnh phúc là mục tiêu thay vì GDP.
“Câu sáo ngữ “Tiền không phải là tất cả” đúng trong trường hợp này. Nếu hạnh phúc thay thế GDP trở thành chỉ số chính trong việc đo lường phúc lợi xã hội, các chính sách công có lẽ sẽ thay đổi theo hướng trở nên ý nghĩa hơn với đời sống con người” - Quartz dẫn một bài viết chưa công bố của Easterlin.
Nếu chỉ số hạnh phúc là thước đo mới để nhìn vào một quốc gia, khó thể không nhắc đến Bhutan. Từ năm 1972, vương quốc này đã sử dụng chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness) để định hình các mục tiêu phát triển, chứ không dựa trên sự tăng trưởng của cải vật chất. Kể từ đó, đặc biệt trong một thập niên qua, hàng chục quốc gia khác cũng đã xây dựng hệ thống chỉ số hạnh phúc riêng.
Tuy nhiên dù có nhiều ưu điểm, con đường để “chỉ số hạnh phúc” thay thế GDP vẫn còn nhiều khúc khuỷu. Hạnh phúc tất nhiên là mơ hồ hơn, trong khi với GDP mọi thứ rõ ràng hơn qua các con số thống kê.
Coyle nói với Quartz rằng bà không tin chỉ số hạnh phúc có thể hữu ích trong việc hoạch định chính sách. Coyle thừa nhận GDP không hoàn hảo nhưng nó nên được thay bằng một chỉ số khác, giải quyết các vấn đề như bất bình đẳng hay hủy hoại môi trường chứ không phải chỉ số hạnh phúc.
Giải pháp để giảm thiểu tính chủ quan, theo Carol Graham - một học giả chuyên cố vấn cho các chính phủ trong việc xây dựng những công cụ đo lường hạnh phúc thuộc Viện Brookings (Mỹ), là cần vận dụng tâm lý học trong việc đặt câu hỏi khảo sát. Ví dụ những người cực nghèo sẽ trả lời các câu hỏi về hạnh phúc của họ với độ lạc quan cao.
“Họ sẽ nhấn mạnh tôi còn sống, tôi có gia đình và bè bạn, thế là tôi hạnh phúc. Nếu chỉ nhìn vào đó, ta sẽ bỏ lỡ sự khốn cùng trong cuộc sống của họ” - Graham giải thích. Chuyên gia này cho rằng các câu hỏi về khó khăn vật chất và cơ hội trong đời sống cần được đặt theo dạng yêu cầu người được hỏi trả lời theo thang mức độ, từ tệ nhất đến tốt nhất. Đây cũng là cách mà Liên Hiệp Quốc đã làm trong khảo sát của họ.
Tuy nhiên, Graham cũng như nhiều người ủng hộ đo lường hạnh phúc, không đồng tình với việc xóa bỏ hoàn toàn GDP. Graham cho rằng “hạnh phúc” chỉ nên xem như phần bổ sung vào một “bức tranh” được tạo nên bởi nhiều chỉ số đo lường khác nhau. “Các tiêu chí dựa trên thu nhập truyền thống cho ta biết điều này và chỉ số hạnh phúc lại cho ta biết nhiều điều khác. Là một nhà hoạch định chính sách, bạn cần cân bằng chúng” - bà Graham nói với Quartz.
Quỹ kinh tế học mới (New Economics Foundation), một tổ chức về kinh tế học uy tín ở Anh, cũng đề xuất năm thước đo cho sự phát triển của một quốc gia: việc làm tốt (không chỉ có việc làm mà lương phải đủ sống); phúc lợi (mức độ hài lòng về cuộc sống, thu nhập, nhà cửa, quan hệ xã hội); môi trường (khí thải carbon, ảnh hưởng biến đổi khí hậu); sự bình đẳng (về thu nhập) và sức khỏe (phòng bệnh hơn chữa bệnh).
TRƯỜNG SƠN
(Bài đã đăng Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 18/2016)
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.