Go Set a Watchman sẽ có tựa Việt “Hãy đi đặt người canh gác”?
Tình cờ thấy Nhã Nam đang quảng bá bản dịch Việt ngữ sắp phát hành của Go Set a Watchman với tựa “Hãy đi đặt người canh gác”, cảm thấy có gì đó không ổn.
Theo tấm hình đăng trên Facebook Nhã Nam, quyển sách có bìa rất đẹp do Phạm Viêm Phương dịch, và cái tựa thì y chang dịch từng từ của “Go set a watchman”. Cảm giác đây chỉ là bản demo và tựa chưa chính thức, vì mình không tin tựa sách cuối cùng sẽ là như thế - nó rất khó hiểu (vì hoàn toàn nghĩa đen) và đọc không suôn tí nào. Hi vọng đây chưa phải là tựa chính thức.
Nguồn: Facebook Nhã Nam |
Thử tìm hiểu, rốt cuộc “Go set a watchman” có nghĩa là gì. Ngoài lề là mình đang bắt đầu đọc To kill a mockingbird được vài trang thì bận quá và phải đọc một quyển khác nên bài này không bàn sâu về nội dung cả 2 tác phẩm, chỉ lược dịch vài ý tìm thấy trên mạng liên quan đến ý nghĩa của tựa sách này.
Theo tư liệu trên mạng thì tựa sách là câu lấy trong Kinh thánh Isaiah (Isaiah 21:6, tiếng Việt là Kinh Ê-sai): “For thus hath the Lord said unto me, Go, set a watchman, let him declare what he seeth". Có hai cách dịch trong Kinh Ê-sai tiếng Việt: “Vì Chúa phán cùng tôi như vầy: Hãy đi, sắp đặt vọng canh, thấy việc gì thì báo” và “Vì Chúa đã phán với tôi thế nầy: “Hãy đi, đặt người canh gác, Khi thấy gì thì hãy báo cáo ngay”.
Như vậy tựa gốc là lấy một phần của Isaiah 21:6, và tựa Việt thì cũng lấy nguyên cách dịch tiếng Việt thứ hai kể trên. Nhưng “người canh gác” là gì? Bỗng nhớ câu "Who watches the Watchmen?" (ai canh chừng những người canh gác) được nhắc đến nhiều khi phim Watchmen phát hành hồi năm 2009. Vậy “người canh gác” trong tựa Việt của Nhã Nam có phải ý chỉ một ông gác-dan (gardien) nào đó?
Theo tư liệu trên mạng thì tựa sách là câu lấy trong Kinh thánh Isaiah (Isaiah 21:6, tiếng Việt là Kinh Ê-sai): “For thus hath the Lord said unto me, Go, set a watchman, let him declare what he seeth". Có hai cách dịch trong Kinh Ê-sai tiếng Việt: “Vì Chúa phán cùng tôi như vầy: Hãy đi, sắp đặt vọng canh, thấy việc gì thì báo” và “Vì Chúa đã phán với tôi thế nầy: “Hãy đi, đặt người canh gác, Khi thấy gì thì hãy báo cáo ngay”.
Như vậy tựa gốc là lấy một phần của Isaiah 21:6, và tựa Việt thì cũng lấy nguyên cách dịch tiếng Việt thứ hai kể trên. Nhưng “người canh gác” là gì? Bỗng nhớ câu "Who watches the Watchmen?" (ai canh chừng những người canh gác) được nhắc đến nhiều khi phim Watchmen phát hành hồi năm 2009. Vậy “người canh gác” trong tựa Việt của Nhã Nam có phải ý chỉ một ông gác-dan (gardien) nào đó?
Một bài viết trên trang AL.com hồi tháng 2-2015 có trích lời giải thích rất cặn kẽ nhan đề Go Set a Watchman của Wayne Flynt, một người bạn lâu năm của cố tác giả Harper Lee và cũng là mục sư Báp-tít (Baptist minister). Ông này cho rằng việc bà Lee chọn một câu trong Kinh thánh làm tựa tiểu thuyết hoàn toàn hợp lý nếu kể nữ nhà văn rất yêu cái đẹp của ngôn ngữ trong bản kinh thánh đó. “Bà ấy lớn lên trong gia đình chăm đọc Kinh Thánh và đã khắc ghi những lời răn đó từ thuở bé”, theo lời mục sư Flynt.
Isaiah là nhà tiên tri xứ Judah. Câu kinh trên là lời ông tiên tri về sự sụp đổ của thành Babylon và Harper Lee có lẽ đã liên hệ thành phố Monroeville (bang Alabama, nơi bà sinh ra) với Babylon. Flynt cho rằng Babylon là nơi “đầy những tiếng nói vô đạo và đạo đức giả,” và vì lẽ đó, “cần có ai đó được chọn làm ‘người gác’ để giúp chúng ta biết phải làm gì để thoát khỏi mớ hỗn độn đó”.
Như nhiều người đã biết, Go Set a Watchman, dù được giới thiệu là phần tiếp nối của To Kill a Mockingbird, thật ra là bản thảo đầu tiên của Giết con chim nhại. Go Set a Watchman là câu chuyện về nam nhân vật chính, Scout, một người trưởng thành từ New York trở về quê nhà ở Alabama. Nhưng sau đó biên tập viên của Harper Lee đề xuất bà nên viết theo góc nhìn của một đứa trẻ và đổi tựa. Bà đã làm thế, và tiểu thuyết đầu tiên [và duy nhất cho đến khi Go Set a Watchman xuất bản ở Mỹ tháng 7-2015] chính thức có tên là To Kill a Mockingbird thay vì tựa mang màu sắc kinh thánh được bà chọn trước đó.
Theo Flynt, Go Set a Watchman có nghĩa là “Ai đó cần phải trở thành ‘kim chỉ nam đạo đức’ cho thành phố này” cũng như chính Isaiah đã được chúa chọn là ‘watchman’, tức người dẫn đường luân lý cho dân Israel. “Chúa đã nói với người Do Thái rằng các ngươi cần chọn ra một người dẫn đường để giúp các ngươi khỏi lầm đường sai lối.” Và như thế, Flynt kết luận rằng không thể có một tiêu đề nào có thể nhã hơn là Go Set a Watchman cho tiểu quyết của Harper Lee.
Theo AL.com, trong To Kill a Mockingbird, chính luật sư Atticus Finch là “watchman” và Harper Lee đã xây dựng nhân vật này từ hình mẫu của chính cha bà. Như lời mục sư Flynt: “Rõ ràng Harper Lee nghĩ cha bà là ‘người gác cổng’ của Monroeville - ông ấy là người ngay thẳng, nguòi dám đứng lên vì lẽ phải vì tin rằng đó là điều đúng đắn nên làm”.
Tóm lại, watchman là “người gác cửa” về đạo lý ngăn ta khỏi điều sai và chỉ cho ta biết điều nên làm, hay hiểu cách khác là “kim chỉ nam đạo đức” (moral compass). Nhưng như chính Flynt thừa nhận, Go set a watchman là “cụm từ vô nghĩa nếu không đặt đúng ngữ cảnh của câu chuyện”. Ông cũng cho rằng sách có tựa dễ hiểu sẽ bán chạy hơn.
Đành chờ xem tựa tiếng Việt cuối cùng là gì, và nếu vẫn giữ là “đặt người canh gác”, sẽ có bao nhiêu người nhận ra đó là câu trong Kinh Ê-sai và biết ý nghĩa của nó?
Nhưng nếu không là “người canh gác”, thì phải dịch thế nào đây?
TRƯỜNG SƠN
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.