Posts

Đau vì con vật hay khóc cho tha nhân?

Image
  Biểu tình đòi công lý cho chó Arfee bị cảnh sát bắn chết. Những câu chuyện về con vật bị ngược đãi hay có kết cục bi thảm như vụ 15 con chó và 1 con mèo ở Cà Mau thường gây cảm xúc mạnh với công chúng, cả Đông lẫn Tây. Con người dễ cảm thấy giận dữ trước nỗi đau và sự khốn khổ của một con chó, hay họ sẽ còn phẫn nộ hơn nếu cũng nỗi đau và sự khốn khổ ấy lại đổ lên một con người? Giới tâm lý học đã nghiêm túc tìm câu trả lời. Ngày 8-7-2014 ở TP Sandpoint (Idaho, Mỹ), bà mẹ hai con Jeanetta Riley bị bắn chết khi vung dao, trong tình trạng say rượu, về phía ba cảnh sát bên ngoài một bệnh viện. Các sĩ quan có liên quan về sau không gặp rắc rối gì, không có lời xin lỗi nào được đưa ra cho gia đình Riley, vụ việc không thành tin tầm quốc gia.  Cùng ngày, tại một quán cà phê ở TP Coeur d’Alene cách đó 80km, sĩ quan Dave Kelly bắn chết Arfee, một con chó Lab 2 tuổi, đang ngồi trong xe van đậu bên ngoài, đợi chủ ăn trưa. Kelly khai đến hiện trường sau khi người dân báo cảnh sát vì tiếng chó s

trôi trên bể kiến thức

Image
 Mỗi lần lang thang trên mạng ta sẽ lạc trôi đến đâu? Hôm nay thấy trên Facebook post này Thấy bài Emily, con, tìm đọc lại vì không nhớ. thì thấy trang này có tiếng Anh lại google fact check, tìm thấy này quá hay https://books.google.com.vn/books?id=Pd08CgAAQBAJ&pg=PT403&lpg=PT403&dq=%22Emily,+come+with+me%22+%22to+huu%22+%22poem%22&source=bl&ots=FjvH7XoXYB&sig=ACfU3U0-rNTii81Rg2LF20ir2jRghfLgug&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwjiq4jMgY_wAhUKfXAKHbHnAtwQ6AEwDXoECAEQAw#v=onepage&q=%22Emily%2C%20come%20with%20me%22%20%22to%20huu%22%20%22poem%22&f=false

In hindsight

Image
Khi Instagram mới ra tính năng Stories, nhiều người trong đó có mình không biết cái đó để làm gì. Nhưng dần dà mới thấy, Stories chính là để giải quyết cái phức cảm mà ai chơi mạng xã hội đến một lúc nào đó rồi cũng gặp phải - có những thứ vừa muốn share vừa không, muốn share nhưng sợ xấu, phiền người khác, muốn share nhưng không biết nói gì. Giờ thì ta hãy đăng Stories. Nhất tiễn hạ song điêu - vừa thỏa mãn cái thôi thúc "phải share", vừa giải quyết nốt những băn khoăn như đã nói.  Thế rồi không biết tự bao giờ, ta sẽ thấy mình Stories là chính, bài post chính thức ngày càng thưa thớt. Lại đến một lúc, ta mất luôn cái ham muốn đăng tải một thứ gì đó sẽ nằm đó vĩnh viễn.  Giả như 5 năm trước, khi hoàn tất một món ăn ngon, một thành tựu mới, ắt ta đã đăng ngay một phát. Khi đi du lịch, ta sẽ dội bom news feed bạn bè với hàng tá kiểu ảnh. Giờ thì không. Lúc này, nó lại dẫn đến một xu hướng khác: ta thường sẽ có thời gian nhìn lại và lúc này mới có cảm xúc về những thứ đã trôi q

199mấy - Hồi ấy làm gì: Kỷ niệm là để nhớ

Image
Khi WingsBooks tung hình ảnh giới thiệu về quyển này, mình đã có cảm giác nổi da gà khi nhìn lại những hình ảnh quen thuộc cách đây đã 20 năm, qua nét vẽ rất dung dị. Dĩ nhiên khi đã cầm sách trên tay thì cảm xúc đó còn dào dạt hơn.  Trên mạng thỉnh thoảng vẫn có những album chia sẻ hình ảnh của những thứ xưa cũ, và nhiều trong số đó cũng có mặt trong quyển sách này: đó là những món ăn vặt siêu rẻ siêu ngon (như snack cua đến nay vẫn còn), những trò chơi ngày ấy, rồi đồ chơi huyền thoại và phim ảnh, truyện tranh thời chưa có internet. Thật ra ban đầu mình có thấy tiếc một chút vì phần đầu là kể chuyện thơ ấu của tác giả khi sống và lớn lên trong khu tập thể ở thủ đô, còn mình là một mảnh đất thôn quê miền nam. Nhưng có đọc vào mới thấy, mình chỉ không chia sẻ đoạn hồi ức đó thôi, còn những thứ khác rất tương đồng - chẳng hạn chuyện kê hai viên gạch, đặt ống lon lên trên rùi đốt lửa chơi nấu ăn, và nhất là trong phần 2, những thứ có tầm phổ biến toàn quốc.  Và mình nhận ra một điều thú

Chọn nơi mình sinh ra

Image
  Một đứa bé đẩy cỏ lên dốc cao gần hệ thống hang Tú Làn ở Quảng Bình.  Không ai chọn nơi mình sinh ra, và người ta cũng thường take for granted những đặc quyền mà mình may mắn có được. Đến đây mới thấy những thôn làng mà nhà vẫn làm bằng những tấm ván ghép lại, những kiểu nhà gạch loang lổ.  Ngồi xe nghe tài xế hay lúc đi rừng nghe tour guide kể về cái nghèo của đất này, trời cho hệ thống hang kỳ vĩ nhưng bắt 1 năm hết nắng nóng thì đến bão lũ.  Nếu mình sinh ra ở đây, chắc bây giờ cũng đi vào rừng làm gỗ, đi làm porter cho khách thám hiểm hang động, vào sài gòn kiếm cơm hay xuất khẩu lao động.  Học để thoát nghèo, nhưng những ngày ở đây mình trộm nghĩ phải cần nghị lực dữ lắm mới có thể cố gắng mà học, mà thoát nghèo.

Áp lực làm người trong xã hội đầy kỳ vọng

Image
Người trẻ Việt ngày nay thường than phiền về chuyện hay nhận những câu hỏi "kém duyên" kiểu sao không tìm việc tử tế, sao không lấy chồng, sinh con. Học hành đỗ đạt, an cư lạc nghiệp, rồi thành gia lập thất có phải là lựa chọn duy nhất và nếu ai từ chối đi theo con đường này cần bị xem là lập dị, một dị vật sớm muộn cũng sẽ bị xã hội đào thải? Những tiêu chuẩn như thế cũng tồn tại ở Nhật Bản và nếu dựa vào đó, Furukura Keiko của Cô nàng cửa hàng tiện ích (An Vy dịch) sẽ là một người siêu bất thường: 36 tuổi, suốt 18 năm chỉ làm công việc duy nhất là nhân viên bán thời gian cửa hàng tiện lợi, không màn chuyện hẹn hò, hôn nhân, con cái. Với Furukura, thật khó để làm một người bình thường theo mong đợi của người khác, tốt nhất là cố gắng sắm một vai nào đó và diễn cho tròn, đẹp lòng cả gia đình và xã hội.  Từ khi 18 tuổi, Furukura nhận ra cả đời mình sẽ mãi đóng vai "nhân viên cửa hàng tiện ích", nơi "chỉ cần mặc đồng phục, hành xử theo đúng hướng dẫn", sao c

Có cần cười nữa không khi ai cũng đeo khẩu trang?

Image
Cười là một cách giao tiếp với nhiều mục đích, chứ không chỉ bày tỏ niềm vui. Vậy có cần cười nữa không khi không ai có thể thấy chúng bởi lớp khẩu trang? Khi chiếc khẩu trang trở thành vật không thể thiếu, người ta mới nhận ra tầm quan trọng của việc… thấy miệng người đối diện.  Biên tập viên Belinda Luscombe của tờ Time hôm 1-6 còn bàn về chuyện “ta mất gì khi nụ cười ẩn sau khẩu trang?”, rằng giờ đây ngay cả chuyện tưởng như bình thường là mỉm cười khi bước sang một bên, nhường ai đó đi trước, cũng trở nên bất khả. Đây là lúc để ý đến tầm quan trọng về sự chuyển động của các cơ gò má, tức việc cười. Theo Luscombe, con người biết cười từ khi mới 42 ngày tuổi và sẽ còn thực hành biểu cảm gương mặt này đến hết đời. “Và rồi đột nhiên tất cả những kỹ năng, những miệt mài tập luyện cười của ta trở nên vô nghĩa - Luscombe viết - Chúng ta đánh mất hình thức giao tiếp ưa thích vào thời điểm mà ta cần nhiều cách để giao tiếp hơn bao giờ hết”. Paula Niedenthal, nhà tâm lý học và chuyên gia ngh