2017: Kể chuyện bằng VR
Công nghệ thực tế ảo (VR) được cho là sẽ định nghĩa lại cách kể chuyện bằng hình ảnh - tức làm thay đổi cách sản xuất và thưởng thức video trong năm 2017.
Trên số báo đặc biệt The World in 2017, Leo Mirani, biên tập viên tạp chí The Economist, cho rằng VR sẽ thúc đẩy “những hình thức kể chuyện mới” trong điện ảnh. Mirani đưa ra dẫn chứng các hãng phim Hollywood đang đổ tiền vào VR, và trong năm 2017 này, Liên hoan phim Tribeca sẽ khai mạc để các bộ phim VR chính thức tranh giải cùng nhau.
Tại buổi họp báo ở San Fancisco đầu tháng 5-2016, Eugene Wei, giám đốc bộ phận video công ty công nghệ VR Oculus (Mỹ), khẳng định VR sẽ “mang đến thay đổi to lớn nhất ở thời đại chúng ta cho ngành làm phim”. Theo Wei, tầm mức của sự thay đổi này có thể sánh ngang với việc phim ảnh bắt đầu có màu và âm thanh gần trăm năm trước.
Cuộc cách mạng mà VR mang đến cho việc kể chuyện bằng hình ảnh nằm ở chỗ “các cảnh quay hiển hiện ngay trong tầm nhìn của bạn, và mỗi khi bạn nhìn sang hướng khác, thông tin mới lại xuất hiện”. CNET cho rằng VR cho phép ta đắm chìm hoàn toàn trong một thế giới mà chỉ có thể thoát ra khi gỡ bỏ cặp kính VR, và vì thế mang đến cách kể chuyện sâu và có ý nghĩa hơn cho nhà làm phim.
Vấn đề cần giải quyết
Wei tin rằng việc VR mang lại những thay đổi lớn cho ngành làm phim là một thực tế không thể né tránh. Việc cần làm tiếp theo là tìm lời giải cho các bài toán có liên quan như sản xuất video VR thế nào, phân phối ra sao.
Oculus (được Facebook mua lại năm 2014) đang làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất như Hulu và Discovery để sản xuất phim ngắn VR cho người dùng Samsung Gear VR và Oculus Rift. Trước mắt các video VR sẽ ngắn dưới 10 phút vì định dạng này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí sản xuất. Một thực tế không thể phủ nhận là người xem VR hiện dễ bị buồn nôn, chóng mặt nếu đắm chìm trong không gian ảo quá lâu, đặc biệt nếu đoạn phim đó có quá nhiều chuyển động. Song CNET tin tưởng trong tương lai không quá xa, công nghệ VR sẽ cải thiện và sẽ đến lúc có những bộ phim VR với dung lượng như phim ảnh thông thường và người xem sẽ hào hứng và xem thoải mái.
Saschka Unseld, người điều hành Story Studio, bộ phận chuyên sản xuất phim VR của Oculus, cho rằng trải nghiệm phim VR gần giống với xem kịch trên sân khấu hơn là điện ảnh và chơi game. “Khán giả sẽ tham gia vào câu chuyện nhưng không thể dẫn dắt hay làm thay đổi cốt truyện” - Unseld giải thích.
Oculus cho biết riêng trong tháng 4-2016, Samsung Gear VR (chạy công nghệ của Oculus) đã có 1 triệu người dùng, và những người sở hữu thiết bị này đã xem tổng cộng 3 triệu giờ video VR, “những con số kì diệu” - như lời giám đốc bộ phận di động của hãng Max Cohen nhận xét.
Dĩ nhiên các rạp chiếu bóng chưa thể thay các cặp kính xem phim 3D bằng kính thiết bị xem VR ngay tức thì, nhưng những gì mà nội dung video VR đã đạt được trong năm 2016 cho thấy công nghệ này “hoàn toàn có khả năng làm thay đổi ngành làm phim ở thời đại chúng ta” - Ben Rubin kết luận trên CNET.
(Bài đăng Tuổi Trẻ Cuối Tuần)
Trên số báo đặc biệt The World in 2017, Leo Mirani, biên tập viên tạp chí The Economist, cho rằng VR sẽ thúc đẩy “những hình thức kể chuyện mới” trong điện ảnh. Mirani đưa ra dẫn chứng các hãng phim Hollywood đang đổ tiền vào VR, và trong năm 2017 này, Liên hoan phim Tribeca sẽ khai mạc để các bộ phim VR chính thức tranh giải cùng nhau.
Tại buổi họp báo ở San Fancisco đầu tháng 5-2016, Eugene Wei, giám đốc bộ phận video công ty công nghệ VR Oculus (Mỹ), khẳng định VR sẽ “mang đến thay đổi to lớn nhất ở thời đại chúng ta cho ngành làm phim”. Theo Wei, tầm mức của sự thay đổi này có thể sánh ngang với việc phim ảnh bắt đầu có màu và âm thanh gần trăm năm trước.
Để xem một bộ phim dưới định dạng VR, bạn sẽ phải mang thiết bị đặc biệt (Oculus Rift, Samsung Gear VR hay Google Cardboard) và bắt đầu đắm chìm vào không gian của bộ phim, nơi bạn không còn là khán giả mà là một nhân vật trong ấy. “Bạn sẽ chẳng còn có thể vừa xem vừa nhâm nhi bắp rang vì phải ‘nhập vai’ cùng bộ phim” - trang tin CNET bình luận. Khi xem một bộ phim hành động bom tấn, bạn sẽ thấy chính mình đối mặt với “vai ác” giữa cảnh điêu tàn với thành phố sụp đổ sau lưng, bầu trời xám xịt, còn mặt đất thì đang nứt toác.
Cuộc cách mạng mà VR mang đến cho việc kể chuyện bằng hình ảnh nằm ở chỗ “các cảnh quay hiển hiện ngay trong tầm nhìn của bạn, và mỗi khi bạn nhìn sang hướng khác, thông tin mới lại xuất hiện”. CNET cho rằng VR cho phép ta đắm chìm hoàn toàn trong một thế giới mà chỉ có thể thoát ra khi gỡ bỏ cặp kính VR, và vì thế mang đến cách kể chuyện sâu và có ý nghĩa hơn cho nhà làm phim.
“Với VR, bạn không chỉ đơn giản là xem và nghe mà còn là cảm nhận với góc nhìn của người trong cuộc” - CNET kết luận.
Vấn đề cần giải quyết
Wei tin rằng việc VR mang lại những thay đổi lớn cho ngành làm phim là một thực tế không thể né tránh. Việc cần làm tiếp theo là tìm lời giải cho các bài toán có liên quan như sản xuất video VR thế nào, phân phối ra sao.
Oculus (được Facebook mua lại năm 2014) đang làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất như Hulu và Discovery để sản xuất phim ngắn VR cho người dùng Samsung Gear VR và Oculus Rift. Trước mắt các video VR sẽ ngắn dưới 10 phút vì định dạng này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí sản xuất. Một thực tế không thể phủ nhận là người xem VR hiện dễ bị buồn nôn, chóng mặt nếu đắm chìm trong không gian ảo quá lâu, đặc biệt nếu đoạn phim đó có quá nhiều chuyển động. Song CNET tin tưởng trong tương lai không quá xa, công nghệ VR sẽ cải thiện và sẽ đến lúc có những bộ phim VR với dung lượng như phim ảnh thông thường và người xem sẽ hào hứng và xem thoải mái.
Saschka Unseld, người điều hành Story Studio, bộ phận chuyên sản xuất phim VR của Oculus, cho rằng trải nghiệm phim VR gần giống với xem kịch trên sân khấu hơn là điện ảnh và chơi game. “Khán giả sẽ tham gia vào câu chuyện nhưng không thể dẫn dắt hay làm thay đổi cốt truyện” - Unseld giải thích.
Oculus cho biết riêng trong tháng 4-2016, Samsung Gear VR (chạy công nghệ của Oculus) đã có 1 triệu người dùng, và những người sở hữu thiết bị này đã xem tổng cộng 3 triệu giờ video VR, “những con số kì diệu” - như lời giám đốc bộ phận di động của hãng Max Cohen nhận xét.
Dĩ nhiên các rạp chiếu bóng chưa thể thay các cặp kính xem phim 3D bằng kính thiết bị xem VR ngay tức thì, nhưng những gì mà nội dung video VR đã đạt được trong năm 2016 cho thấy công nghệ này “hoàn toàn có khả năng làm thay đổi ngành làm phim ở thời đại chúng ta” - Ben Rubin kết luận trên CNET.
Theo The Economist, một rạp xinê VR với 2 phòng chiếu 25 ghế vừa khai trương hồi tháng 3-2016 ở khu đông ga trung tâm TP Amsterdam (Hà Lan), cho phép công chúng trải nghiệm VR mà không cần tự mua các thiết bị cần thiết. Rạp Virtual Reality Cinema mở cửa 5 ngày/tuần với 8 bộ phim (mỗi bộ dài 30 phút), được cho là đã mở lối tiên phong cho nhiều rạp chiếu tương tự ở Hà Lan trong thời gian tới.
TRƯỜNG SƠN
(Bài đăng Tuổi Trẻ Cuối Tuần)
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.