“Bệnh” thời công nghệ đã đến mức nào?
Vì sao mạng xã hội chia sẻ hình ảnh như Instagram hay Snapchat được cho là “tốt cho selfie nhưng hại cho tinh thần”?
Theo khảo sát đầu năm nay của hãng ReporterLink, 46% người Mỹ trưởng thành sẽ “vớ” lấy smartphone đầu tiên ngay khi thức dậy. Số liệu của hãng Networkworld lại còn đáng giật mình hơn: mỗi người trung bình chạm điện thoại 2.617 lần một ngày với tổng thời lượng sử dụng là 145 phút. “Chúng ta gắn bó với smartphone nhiều đến thế là vì muốn làm việc năng suất và thành công hơn, hay chỉ vì sợ bỏ lỡ cái gì đó nếu không online?” - trang Entrepreneur ngày 24-5 đặt vấn đề. Sẽ có nhiều người phải thừa nhận câu trả lời là họ sợ bỏ lỡ - một hội chứng được biết đến với tên gọi FOMO, hay fear of missing out.
FOMO được đưa vào từ điển Oxford năm 2013, với định nghĩa “cảm giác bồn chồn, lo lắng rằng một sự kiện thú vị hay hào hứng nào đó có thể đang diễn ra ở đâu đó mà ta không được dự phần”. Và thường thì cảm giác này xuất hiện khi ta xem thông tin về người khác trên mạng xã hội. nổi bật nhất là 5 cái tên Facebook, Twitter, YouTube, Instagram và Snapchat.
Nghiên cứu trên 1.479 bạn trẻ từ 14-24 tuổi do Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng gia Anh (RSPH) công bố trung tuần tháng 5 cho biết những người dành hơn hai tiếng mỗi ngày cho mạng xã hội có sức khỏe tâm thần và các triệu chứng như bồn chồn hay trầm cảm nhiều hơn người khác. Báo cáo cũng “điểm mặt chỉ tên” những thủ phạm gây FOMO nhiều nhất: Instagram và Snapchat, và ít “nguy hiểm” hơn một chút là Twitter và Facebook. (Chỉ có YouTube là mạng xã hội duy nhất mang lại cảm giác tích cực cho người dùng)
“Cuộc sống tinh tuyển”
Vì sao khoe chuyện mình và xem người khác khoe trên Youtube hay Facebook lại không gây cảm giác tệ bằng Instagram và Snapchat? Là bởi cả hai ứng dụng này đều có tính năng Stories – cho phép bạn “kể” với mọi người tất tần tật những gì mình làm trong ngày bằng định dạng video được chắp cánh bằng công cụ chỉnh màu, thêm hiệu ứng. Chụp ảnh bữa sáng hoành tráng thảy lên mạng đã là lỗi thời. Ta có thể quay phim từ lúc bước chân vào cổng nhà hàng đến khi món ăn được dọn ra và chia sẻ với toàn thế giới theo thời gian thực trên Stories. Như một kiểu truyền hình trực tiếp với các đoạn video được công nghệ xử lý tinh tế và bắt mắt.
Và dĩ nhiên, ta cũng đồng thời xem Stories của người khác và hiểu rõ từ A-Z hoạt động trong ngày của họ, chừng nào họ còn chịu chia sẻ. Kể chuyện bằng video đã trở thành xu hướng đến mức nhiều người cho rằng đã đến thời “camera thay bàn phím”. Facebook, Messenger và WhatsApp đều đã có tính năng tương tự Stories (Twitter được cho là sẽ nối gót trong năm nay). “Điều này có nghĩa chúng ta đang tiến nhanh đến thời kỳ mà người ta sẽ bận rộn “quay phim tài liệu” cuộc sống của mình thay vì sống theo đúng nghĩa của nó” - tác giả Elle Hunt viết trên Guardian ngày 13-5. Các số liệu đã chứng minh tất cả. Dù sinh sau đẻ muộn và “mang tiếng” bắt chước Snapchat, Instagram (700 triệu người dùng) tuyên bố đã có 200 triệu người chia sẻ Stories của họ mỗi ngày - cao hơn con số 161 triệu của Snapchat.
Stories cho phép người dùng khoe với thế giới cái mà các chuyên gia gọi là “curated life” – tức cuộc sống được “tinh tuyển”, chỉ thể hiện những gì tốt nhất, đẹp nhất, điều có thể khiến người khác thường xuyên trong trạng thái FOMO. Instagram và Snapchat tạo cảm giác cuộc sống của mọi người là chuỗi ngày tận hưởng bất tận. Có ai lại khoe bữa ăn đạm bạc hay chuyến nghỉ mát ở địa điểm rẻ tiền? Điều này khiến nhiều người trẻ so sánh - và đau khổ khi đặt cuộc sống vui vẻ của bạn bè lên bàn cân với cuộc sống làng nhàng của mình. Tương tự, nhiều người cảm thấy ghét bản thân khi nhìn ảnh bạn bè với gương mặt hút hồn, thân hình hoàn hảo trên mạng, dù chúng chỉ là những hình ảnh phi thực tế đã được công nghệ chỉnh sửa.
Trong thời mạng xã hội, cảm giác FOMO luôn sâu sắc hơn thời “tiền công nghệ”, bởi ta luôn có thể nhìn vào cuộc sống của người khác – đôi khi đến tận phòng ngủ vì nhiều người sẵn sàng chia sẻ cả điều đó – bất kỳ lúc nào chỉ với chiếc smartphone trong túi.
Lo ảo, quên thật
Ngày 2-5, Đài NRP (Mỹ) phát chương trình “vì sao mạng xã hội không phải lúc nào cũng mang tính xã hội” với khách mời là cô Rachel Leonard - kể câu chuyện người thật việc thật rằng chúng ta có thể mắt kẹt giữa đời thật và “cuộc sống tinh tuyển” ra sao.
Khi chưa kết hôn, Leonard chia sẻ mọi thứ lên mạng xã hội: từ những chuyến chu du vòng quanh thế giới đến chuyện cô hẹn hò, kết hôn và có thai. Cuộc sống bày ra trên mạng của Leonard cũng được “tinh tuyển”. Từ cửa sổ nhà cô, nếu nhìn sang trái sẽ những dãy núi nhấp nhô hùng vĩ, còn bên phải chỉ là một nhà máy xấu xí. Đương nhiên cô chỉ chụp từ bên trái để khoe lên mạng. Đó là bản chất của “cuộc sống tinh tuyển”: ta có quyền chọn cái đẹp cho mọi người thấy, và phần giấu đi những gì không đẹp đẽ.
Điều này có nghĩa cuộc sống phơi bày trên mạng của Leonard sẽ không bao giờ có cảnh vợ chồng cô cãi nhau, chuyện cô gặp khó khăn khi mang thai mà toàn là những hình ảnh ngược lại mà cô tạo dựng nên. “Càng cảm thấy kém hạnh phúc, Rachel càng dùng mạng xã hội nhiều hơn, theo kiểu nghĩ thế này nhưng chia sẻ thế khác” – người dẫn chương trình NPR Shankar Vedantam bình luận. Và dĩ nhiên, cô cũng xem những gì người khác chia sẻ trên mạng, đến mức như “lùng sục cuộc sống của người khác” và “so sánh hạnh phúc của họ với hạnh phúc của tôi”. Và lần nào cũng vậy, luôn là cảm giác “đứng núi này trong núi nọ”, cỏ bên kia hàng rào bao giờ cũng xanh hơn.
Sau khi đắm chìm trong việc “tuyển lựa những khoảnh khắc tốt nhất đời mình và đưa lên mạng, dù thực tế đang không phải thế”, Leonard cuối cùng cũng thay đổi cách nhìn về mạng xã hội, khi hôn nhân đổ vỡ. “Sau khi li dị, Rachel giờ đang sống tốt cùng con trai và không còn cảm thấy phải nhất nhất chia sẻ mọi điều lên Facebook” – Vedantam nói. Khi có bạn trai mới, Leonard quyết định không công bố chuyện hẹn hò lên mạng. Giờ đây, những khoảnh khắc, dù tốt hay xấu, cũng chỉ là dành riêng cho họ biết mà thôi.
Một nghiên cứu do Đại học Tel Aviv thực hiện trên một công ty bảo mật ở Israel cũng cho thấy những nhân viên có dùng Facebook có xu hướng tự so sánh mình với người khác nhiều hơn dù thực sự không tin rằng mình kém hơn họ. “Chúng ta có đủ tỉnh táo để biết sự thật đằng sau bức ảnh về chuyến nghỉ mát vui vẻ hay tấm hình kỷ niệm hạnh phúc bạn bè ta chia sẻ trên mạng, nhưng chúng ta vẫn không thôi so sánh mình với họ” – báo cáo viết. Cái khiến ta cảm thấy kém hạnh phúc hơn chính là tự nhủ “cuộc sống của hắn không thể tốt hơn mình được” và cố chứng minh điều đó với chính bản thân mình.
Tác hại cuối cùng của FOMO là trong khi ta bận lòng vì bỏ lỡ cuộc vui của người khác, thì chính ta cũng đang bỏ lỡ cuộc vui hay khoảnh khắc mà mình đang có mặt. Barbara Kahn, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), lý giải hiện tượng này từ câu chuyện có thật của bạn của con gái mình. Khi dự một đám cưới vào cuối tuần, cô bé liên tục kiểm tra Facebook trên điện thoại để theo dõi nhóm bạn đi nghỉ ở biển – dù đi biển là chuyện đi lúc nào cũng được so với sự kiện trọng đại hơn là đám cưới. “Với FOMO, bạn không chỉ sợ bỏ lỡ mà còn không thể tận hưởng việc mình đang làm ở hiện tại – Kahn giải thích - Và khi đó, cảm giác sợ bị bỏ lỡ dẫn đến việc thực sự bỏ lỡ hiện tại của chính mình”.
Tránh FOMO cách nào?
Shirley Cramer, giám đốc điều hành RSPH, cho rằng đã đến lúc các ứng dụng phải “hiện thông báo cảnh báo người dùng khi phát hiện họ đã sử dụng mạng xã hội quá mức cho phép” và “đánh dấu các tấm ảnh chia sẻ trên mạng rằng chúng đã đuọc chỉnh sửa” để giảm thiểu tác hại xấu lên người dùng.
Terri Lenz, biên tập viên tờ Kenyon Leader, khuyến cáo giới trẻ không nên dùng mạng xã hội làm thước đo cho chất lượng cuộc sống và cảnh báo tác hại của việc vẽ cuộc sống trên mạng của mình chỉ bằng màu hồng trong khi thực tế không phải thế. “Ta cần thành thật với bản thân và chấp nhận rằng cuộc đời có vui có buồn – Lenz viết – Quan trọng hơn cả là ta nên sống cuộc sống thật thay vì lo lắng cần tuyển lựa những gì để cho lên mạng”.
Bản thân người dùng cũng có thể tự điều chỉnh thói quen sử dụng mạng xã hội và tự nhắc nhở mình rằng cuộc sống thực sự đang ở ngoài kia chứ không phải trên mạng. Một cách làm đáng chú ý là trào lưu finstagram (fake instagram) của một số bạn trẻ: ngoài tài khoản công khai với tất cả, họ có một tài khoản khác chỉ kết nối với một nhóm nhỏ những người thân thiết nhất, nơi họ có thể thực sự là chính mình mà không phải cố gắng tạo ra cuộc sống màu hồng giả tạo.
Chỉ Googke khiến ta tỉnh mộng
Trong bài viết trên The New York Times, Seth Stephens-Davidowitz, một nhà khoa học chuyên phân tích dữ liệu, lại công bố một phát hiện thú vị: trong khi người ta có xu hướng “tuyển lựa cuộc sống” trên Facebook, họ lại thành thật hơn mỗi khi tìm kiếm trên Google.
Google có tính năng gợi ý các từ khóa dựa trên tần suất tìm kiếm của những người trước đó. Chẳng hạn khi gõ “cách nấu” vào ô tìm kiếm, Google sẽ đề xuất các từ khóa phổ biến như “cách nấu phở” hay “cách nấu bò kho”. Stephens-Davidowitz cho rằng người dùng cảm thấy tự ti vì ai trên Facebook cũng có vẻ “ngon lành” hơn mình có thể tận dụng tính năng này của Google để thấy rằng những gì chia sẻ trên mạng xã hội không thực sự như thế.
Nhà khoa học này đưa ví dụ trên Facebook cụm từ “chồng tôi” thường kèm theo là “tuyệt nhất” hay “rất chiều chuộng tôi”, song khi gõ “chồng tôi” vào Google, các từ khóa gợi ý phổ biến nhất có thể là “chồng tôi ngoại tình” hoặc “chồng tôi chẳng ra chi”. Tương tự nếu trên Facebook ai cũng “cảm thấy hạnh phúc”, “cảm thấy tuyệt vời”, thử Google ta sẽ thấy các cụm được gợi ý là “tôi luôn cảm thấy buồn/cô đơn”. Các gợi ý tìm kiếm của Google không ngẫu nhiên mà chính là rất nhiều người đã tìm kiếm những từ như thế.
“Bằng cách này bạn sẽ thấy cuộc sống “tinh tuyển” của người khác trên Facebook chẳng đáng bận tâm” - Stephens-Davidowitz giải thích. Thực tế phũ phàng, nhưng có thể họ vừa Google “cuộc sống thật mệt mỏi” vừa chia sẻ một cái gì đó vui tươi trên Facebook.
Mạng xã hội không phải xấu hoàn toàn. Những người tham gia nghiên cứu của RSPH thừa nhận các mạng xã hội hàng đầu này giúp họ thể hiện mình và định vị bản thân, và cũng nhờ các kênh này mà họ nhận được hỗ trợ về mặt cảm xúc khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
TRƯỜNG SƠN
Theo khảo sát đầu năm nay của hãng ReporterLink, 46% người Mỹ trưởng thành sẽ “vớ” lấy smartphone đầu tiên ngay khi thức dậy. Số liệu của hãng Networkworld lại còn đáng giật mình hơn: mỗi người trung bình chạm điện thoại 2.617 lần một ngày với tổng thời lượng sử dụng là 145 phút. “Chúng ta gắn bó với smartphone nhiều đến thế là vì muốn làm việc năng suất và thành công hơn, hay chỉ vì sợ bỏ lỡ cái gì đó nếu không online?” - trang Entrepreneur ngày 24-5 đặt vấn đề. Sẽ có nhiều người phải thừa nhận câu trả lời là họ sợ bỏ lỡ - một hội chứng được biết đến với tên gọi FOMO, hay fear of missing out.
FOMO được đưa vào từ điển Oxford năm 2013, với định nghĩa “cảm giác bồn chồn, lo lắng rằng một sự kiện thú vị hay hào hứng nào đó có thể đang diễn ra ở đâu đó mà ta không được dự phần”. Và thường thì cảm giác này xuất hiện khi ta xem thông tin về người khác trên mạng xã hội. nổi bật nhất là 5 cái tên Facebook, Twitter, YouTube, Instagram và Snapchat.
Nghiên cứu trên 1.479 bạn trẻ từ 14-24 tuổi do Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng gia Anh (RSPH) công bố trung tuần tháng 5 cho biết những người dành hơn hai tiếng mỗi ngày cho mạng xã hội có sức khỏe tâm thần và các triệu chứng như bồn chồn hay trầm cảm nhiều hơn người khác. Báo cáo cũng “điểm mặt chỉ tên” những thủ phạm gây FOMO nhiều nhất: Instagram và Snapchat, và ít “nguy hiểm” hơn một chút là Twitter và Facebook. (Chỉ có YouTube là mạng xã hội duy nhất mang lại cảm giác tích cực cho người dùng)
“Cuộc sống tinh tuyển”
Vì sao khoe chuyện mình và xem người khác khoe trên Youtube hay Facebook lại không gây cảm giác tệ bằng Instagram và Snapchat? Là bởi cả hai ứng dụng này đều có tính năng Stories – cho phép bạn “kể” với mọi người tất tần tật những gì mình làm trong ngày bằng định dạng video được chắp cánh bằng công cụ chỉnh màu, thêm hiệu ứng. Chụp ảnh bữa sáng hoành tráng thảy lên mạng đã là lỗi thời. Ta có thể quay phim từ lúc bước chân vào cổng nhà hàng đến khi món ăn được dọn ra và chia sẻ với toàn thế giới theo thời gian thực trên Stories. Như một kiểu truyền hình trực tiếp với các đoạn video được công nghệ xử lý tinh tế và bắt mắt.
Và dĩ nhiên, ta cũng đồng thời xem Stories của người khác và hiểu rõ từ A-Z hoạt động trong ngày của họ, chừng nào họ còn chịu chia sẻ. Kể chuyện bằng video đã trở thành xu hướng đến mức nhiều người cho rằng đã đến thời “camera thay bàn phím”. Facebook, Messenger và WhatsApp đều đã có tính năng tương tự Stories (Twitter được cho là sẽ nối gót trong năm nay). “Điều này có nghĩa chúng ta đang tiến nhanh đến thời kỳ mà người ta sẽ bận rộn “quay phim tài liệu” cuộc sống của mình thay vì sống theo đúng nghĩa của nó” - tác giả Elle Hunt viết trên Guardian ngày 13-5. Các số liệu đã chứng minh tất cả. Dù sinh sau đẻ muộn và “mang tiếng” bắt chước Snapchat, Instagram (700 triệu người dùng) tuyên bố đã có 200 triệu người chia sẻ Stories của họ mỗi ngày - cao hơn con số 161 triệu của Snapchat.
Stories cho phép người dùng khoe với thế giới cái mà các chuyên gia gọi là “curated life” – tức cuộc sống được “tinh tuyển”, chỉ thể hiện những gì tốt nhất, đẹp nhất, điều có thể khiến người khác thường xuyên trong trạng thái FOMO. Instagram và Snapchat tạo cảm giác cuộc sống của mọi người là chuỗi ngày tận hưởng bất tận. Có ai lại khoe bữa ăn đạm bạc hay chuyến nghỉ mát ở địa điểm rẻ tiền? Điều này khiến nhiều người trẻ so sánh - và đau khổ khi đặt cuộc sống vui vẻ của bạn bè lên bàn cân với cuộc sống làng nhàng của mình. Tương tự, nhiều người cảm thấy ghét bản thân khi nhìn ảnh bạn bè với gương mặt hút hồn, thân hình hoàn hảo trên mạng, dù chúng chỉ là những hình ảnh phi thực tế đã được công nghệ chỉnh sửa.
Trong thời mạng xã hội, cảm giác FOMO luôn sâu sắc hơn thời “tiền công nghệ”, bởi ta luôn có thể nhìn vào cuộc sống của người khác – đôi khi đến tận phòng ngủ vì nhiều người sẵn sàng chia sẻ cả điều đó – bất kỳ lúc nào chỉ với chiếc smartphone trong túi.
Lo ảo, quên thật
Ngày 2-5, Đài NRP (Mỹ) phát chương trình “vì sao mạng xã hội không phải lúc nào cũng mang tính xã hội” với khách mời là cô Rachel Leonard - kể câu chuyện người thật việc thật rằng chúng ta có thể mắt kẹt giữa đời thật và “cuộc sống tinh tuyển” ra sao.
Khi chưa kết hôn, Leonard chia sẻ mọi thứ lên mạng xã hội: từ những chuyến chu du vòng quanh thế giới đến chuyện cô hẹn hò, kết hôn và có thai. Cuộc sống bày ra trên mạng của Leonard cũng được “tinh tuyển”. Từ cửa sổ nhà cô, nếu nhìn sang trái sẽ những dãy núi nhấp nhô hùng vĩ, còn bên phải chỉ là một nhà máy xấu xí. Đương nhiên cô chỉ chụp từ bên trái để khoe lên mạng. Đó là bản chất của “cuộc sống tinh tuyển”: ta có quyền chọn cái đẹp cho mọi người thấy, và phần giấu đi những gì không đẹp đẽ.
Điều này có nghĩa cuộc sống phơi bày trên mạng của Leonard sẽ không bao giờ có cảnh vợ chồng cô cãi nhau, chuyện cô gặp khó khăn khi mang thai mà toàn là những hình ảnh ngược lại mà cô tạo dựng nên. “Càng cảm thấy kém hạnh phúc, Rachel càng dùng mạng xã hội nhiều hơn, theo kiểu nghĩ thế này nhưng chia sẻ thế khác” – người dẫn chương trình NPR Shankar Vedantam bình luận. Và dĩ nhiên, cô cũng xem những gì người khác chia sẻ trên mạng, đến mức như “lùng sục cuộc sống của người khác” và “so sánh hạnh phúc của họ với hạnh phúc của tôi”. Và lần nào cũng vậy, luôn là cảm giác “đứng núi này trong núi nọ”, cỏ bên kia hàng rào bao giờ cũng xanh hơn.
Sau khi đắm chìm trong việc “tuyển lựa những khoảnh khắc tốt nhất đời mình và đưa lên mạng, dù thực tế đang không phải thế”, Leonard cuối cùng cũng thay đổi cách nhìn về mạng xã hội, khi hôn nhân đổ vỡ. “Sau khi li dị, Rachel giờ đang sống tốt cùng con trai và không còn cảm thấy phải nhất nhất chia sẻ mọi điều lên Facebook” – Vedantam nói. Khi có bạn trai mới, Leonard quyết định không công bố chuyện hẹn hò lên mạng. Giờ đây, những khoảnh khắc, dù tốt hay xấu, cũng chỉ là dành riêng cho họ biết mà thôi.
Một nghiên cứu do Đại học Tel Aviv thực hiện trên một công ty bảo mật ở Israel cũng cho thấy những nhân viên có dùng Facebook có xu hướng tự so sánh mình với người khác nhiều hơn dù thực sự không tin rằng mình kém hơn họ. “Chúng ta có đủ tỉnh táo để biết sự thật đằng sau bức ảnh về chuyến nghỉ mát vui vẻ hay tấm hình kỷ niệm hạnh phúc bạn bè ta chia sẻ trên mạng, nhưng chúng ta vẫn không thôi so sánh mình với họ” – báo cáo viết. Cái khiến ta cảm thấy kém hạnh phúc hơn chính là tự nhủ “cuộc sống của hắn không thể tốt hơn mình được” và cố chứng minh điều đó với chính bản thân mình.
Tác hại cuối cùng của FOMO là trong khi ta bận lòng vì bỏ lỡ cuộc vui của người khác, thì chính ta cũng đang bỏ lỡ cuộc vui hay khoảnh khắc mà mình đang có mặt. Barbara Kahn, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), lý giải hiện tượng này từ câu chuyện có thật của bạn của con gái mình. Khi dự một đám cưới vào cuối tuần, cô bé liên tục kiểm tra Facebook trên điện thoại để theo dõi nhóm bạn đi nghỉ ở biển – dù đi biển là chuyện đi lúc nào cũng được so với sự kiện trọng đại hơn là đám cưới. “Với FOMO, bạn không chỉ sợ bỏ lỡ mà còn không thể tận hưởng việc mình đang làm ở hiện tại – Kahn giải thích - Và khi đó, cảm giác sợ bị bỏ lỡ dẫn đến việc thực sự bỏ lỡ hiện tại của chính mình”.
Tránh FOMO cách nào?
Shirley Cramer, giám đốc điều hành RSPH, cho rằng đã đến lúc các ứng dụng phải “hiện thông báo cảnh báo người dùng khi phát hiện họ đã sử dụng mạng xã hội quá mức cho phép” và “đánh dấu các tấm ảnh chia sẻ trên mạng rằng chúng đã đuọc chỉnh sửa” để giảm thiểu tác hại xấu lên người dùng.
Terri Lenz, biên tập viên tờ Kenyon Leader, khuyến cáo giới trẻ không nên dùng mạng xã hội làm thước đo cho chất lượng cuộc sống và cảnh báo tác hại của việc vẽ cuộc sống trên mạng của mình chỉ bằng màu hồng trong khi thực tế không phải thế. “Ta cần thành thật với bản thân và chấp nhận rằng cuộc đời có vui có buồn – Lenz viết – Quan trọng hơn cả là ta nên sống cuộc sống thật thay vì lo lắng cần tuyển lựa những gì để cho lên mạng”.
Bản thân người dùng cũng có thể tự điều chỉnh thói quen sử dụng mạng xã hội và tự nhắc nhở mình rằng cuộc sống thực sự đang ở ngoài kia chứ không phải trên mạng. Một cách làm đáng chú ý là trào lưu finstagram (fake instagram) của một số bạn trẻ: ngoài tài khoản công khai với tất cả, họ có một tài khoản khác chỉ kết nối với một nhóm nhỏ những người thân thiết nhất, nơi họ có thể thực sự là chính mình mà không phải cố gắng tạo ra cuộc sống màu hồng giả tạo.
Chỉ Googke khiến ta tỉnh mộng
Trong bài viết trên The New York Times, Seth Stephens-Davidowitz, một nhà khoa học chuyên phân tích dữ liệu, lại công bố một phát hiện thú vị: trong khi người ta có xu hướng “tuyển lựa cuộc sống” trên Facebook, họ lại thành thật hơn mỗi khi tìm kiếm trên Google.
Google có tính năng gợi ý các từ khóa dựa trên tần suất tìm kiếm của những người trước đó. Chẳng hạn khi gõ “cách nấu” vào ô tìm kiếm, Google sẽ đề xuất các từ khóa phổ biến như “cách nấu phở” hay “cách nấu bò kho”. Stephens-Davidowitz cho rằng người dùng cảm thấy tự ti vì ai trên Facebook cũng có vẻ “ngon lành” hơn mình có thể tận dụng tính năng này của Google để thấy rằng những gì chia sẻ trên mạng xã hội không thực sự như thế.
Nhà khoa học này đưa ví dụ trên Facebook cụm từ “chồng tôi” thường kèm theo là “tuyệt nhất” hay “rất chiều chuộng tôi”, song khi gõ “chồng tôi” vào Google, các từ khóa gợi ý phổ biến nhất có thể là “chồng tôi ngoại tình” hoặc “chồng tôi chẳng ra chi”. Tương tự nếu trên Facebook ai cũng “cảm thấy hạnh phúc”, “cảm thấy tuyệt vời”, thử Google ta sẽ thấy các cụm được gợi ý là “tôi luôn cảm thấy buồn/cô đơn”. Các gợi ý tìm kiếm của Google không ngẫu nhiên mà chính là rất nhiều người đã tìm kiếm những từ như thế.
“Bằng cách này bạn sẽ thấy cuộc sống “tinh tuyển” của người khác trên Facebook chẳng đáng bận tâm” - Stephens-Davidowitz giải thích. Thực tế phũ phàng, nhưng có thể họ vừa Google “cuộc sống thật mệt mỏi” vừa chia sẻ một cái gì đó vui tươi trên Facebook.
Mạng xã hội không phải xấu hoàn toàn. Những người tham gia nghiên cứu của RSPH thừa nhận các mạng xã hội hàng đầu này giúp họ thể hiện mình và định vị bản thân, và cũng nhờ các kênh này mà họ nhận được hỗ trợ về mặt cảm xúc khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
TRƯỜNG SƠN
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.