Thiên tai và sự giàu có của các quốc gia

Vì sao các trận động đất có thể chết chóc hơn, tùy vào nơi bạn sống?

Theo báo cáo của Cơ quan giảm thiểu rủi ro thiên tai Liên Hiệp Quốc, 90% trường hợp tử vong vì trong giai đoạn 1996-2015 là ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Thực tế cho thấy có sự chênh lệch lớn về số người chết mỗi khi có thảm họa giữa các nước phát triển và đang phát triển, và sự bất cân xứng đó gọi là disaster divide.

Theo trang Vox, chính sự thiếu hụt tài nguyên và của cải, khả năng đầu tư hạn chế vào những thứ có thể làm giảm thương vong - từ các tòa nhà kiên cố hơn, năng lực dự báo thời tiết đến cách ứng phó nhân đạo hậu thảm họa, mới là nguyên nhân khiến một trận động đất, một cơn cuồng phong, hay một đợt bão quét trở nên dữ dội hơn, chứ không phải các con số trên thang đo cấp bão hay độ Richter.

Tất nhiên, nước giàu không phải miễn nhiễm trước các hiện tượng thời tiết cực đoan hay biến động địa chất, song các quốc gia này có khả năng nâng cấp các tòa nhà, xây dựng hạ tầng chống chịu động đất và đầu tư vào huấn luyện và trang bị nhân lực vật lực cho các đội ứng phó khẩn cấp. Với những sự trang bị đó, các nước này nhiều khả năng sẽ xoay xở tốt hơn các nước kém giàu có hơn trong các trận động đất.


Thiệt hại từ trận động đất 7 độ Richter ở Haiti (trái), so với trận động đất 8,8 độ Richter ở Chile. Ảnh: AP, EPA


Khoảng 20.000 trận động đất xảy ra hằng năm, tương đương khoảng 55 trận mỗi ngày, theo Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ. May cho con người là đa số là các trận động đất nhẹ, không gây thiệt hại, thậm chí diễn ra mà không ai biết. Với các trận động đất mạnh (từ 7 độ Richter trở lên), tần suất xảy ra vào khoảng 16 lần/năm.

Nhưng cường độ một trận động đất không nhất thiết tương ứng với mức độ thiệt hại. Tháng 1-2010, một trận động đất mạnh 7 độ Richter làm rung chuyển Haiti, khiến khoảng 220.000 người chết, 300.000 bị thương và 1,5 triệu người mất nhà cửa. Chỉ một tháng sau, Chile hứng chịu một trận động đất thậm chí còn mạnh hơn, 8,8 độ Richter, song số người chết nhỏ hơn nhiều (500 người) và có ít thiệt hại về nhà cửa.

Lý do là vì Chile đã học được bài học từ lịch sử. Vậy đó là gì?

Đọc tiếp trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần. 

Comments

Popular posts from this blog