"Lạm phát" chức danh: Có tiếng mà không có miếng

Nếu ngày mai đến sở làm chào chị lễ tân "chẳng hay đại sứ sảnh chờ hôm nay thế nào", hẳn cô ấy sẽ khuyên bạn về nhà nghỉ chứ ấm đầu quá rồi. Thật ra thì phong trào đặt tên vị trí công việc "kêu như chuông" này đã có từ lâu, xuất phát từ mục đích tốt đẹp, nhưng ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề, khi đã đạt đến tầm "lạm phát".



Trong ô "nghề nghiệp" trên phần giới thiệu của Facebook, nhiều người cũng thường tếu táo họ là người "dọn vườn, nhặt chữ" ở tòa báo A, tức làm chuyện viết lách, biên tập, hay "ô sin kiêm gác cổng" ở doanh nghiệp B, mà thực ra là giám đốc. Đó cũng chỉ là đùa vui, không ai in chức danh như thế lên danh thiếp. Nhưng những vị trí như "đại sứ sảnh chờ" kể trên là có thật và là chức danh chính thức.

Giới công nghệ là nơi đầu tiên nghĩ ra việc đặt tên công việc theo cách hài hước, cố tình đao to búa lớn này khoảng 15 năm trước, và xu hướng này nhanh chóng lan sang cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Joanna Pineda, nhà sáng lập Công ty thiết kế web Matrix Group, giữ chức CEO và "giám đốc gây rối", chuyên đặt ra các tình huống hóc búa để nhân viên tìm cách giải quyết; người phát ngôn của Yahoo! từng được gọi là "nhà truyền giáo Yahoo!"; giám đốc dịch vụ mai mối khi xưa của AOL là "CEO ái tình".

[....]

Tuy nhiên "lạm phát chức danh" - khiến chức vụ nghe cao sang hơn nhưng đồng lương không đổi - cũng là một thứ đáng lo như lạm phát trong nền kinh tế. Bộ phận nhân sự và lãnh đạo nhiều doanh nghiệp đã dùng cách này để xoa dịu nhân viên phẫn nộ đòi tăng lương và chiêu dụ người xin việc mà không tốn thêm tiền. 

Đọc tiếp trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Comments

Popular posts from this blog