EU bị phản đối vì nỗ lực chống “thù ghét trên mạng”
Vì sao bộ quy tắc ứng xử nhằm chống việc chia sẻ các nội dung có tính chất thù ghét (hate speech) trên mạng mà Liên minh châu Âu (EU) vừa ký với bốn đại gia Internet lại bị chỉ trích?
Nỗ lực chống khủng bố
Ngày 31-5, EU, thông qua Ủy ban châu Âu (EC), ký thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử về xử lý các nội dung thù ghét với Facebook, Youtube, Twitter và Microsoft. Tài liệu dài chỉ ba trang giấy này bao gồm “một chuỗi các cam kết chống lại việc lan truyền các nội dung thù ghét trên mạng tại châu Âu”, theo thông cáo cùng ngày của EC.
Mục tiêu chính của thỏa thuận nói trên là ngăn các nội dung có tính chất phân biệt chủng tộc, kỳ thị người nước ngoài được người dùng ở 28 nước thuộc Liên minh châu Âu đưa lên nền tảng của bốn đại gia Internet (ví dụ status trên Facebook, video trên Youtube hay dòng tweet trên Twitter). Cụ thể hơn, thỏa thuận này định nghĩa hate speech là các hành vi “công khai kích động bạo lực hay sự căm ghét nhằm vào một nhóm người hay một thành viên của một nhóm được xác định bởi chủng tộc, màu da, tôn giáo, gốc gác, quốc tịch hay dân tộc”.
Theo thỏa thuận, bốn công ty trên cam kết “xem xét đa số các tin báo yêu cầu xóa các nội dung có tính chất thù ghét trên nền tảng của mình trong vòng ít hơn 24 giờ” (nếu yêu cầu đó là hợp lệ), sau đó xóa hoặc chặn truy cập đến các nội dung này. Các đại gia Internet cũng cam kết sẽ “giáo dục và nâng cao nhận thức của người dùng về các dạng nội dung mà họ không được phép đưa mạng theo nội quy của công ty đó”.
Vĕra Jourová, Cao ủy tư pháp, người tiêu dùng và bình đẳng giới, đã khởi xướng việc đặt ra bộ quy tắc ứng xử trong bối cảnh “các cuộc tấn công khủng bố gần đây nhắc chúng ta về nhu cầu bức thiết của việc giải quyết các nội dung thù ghét bất hợp pháp trên mạng”. Jourová cho rằng bất chấp những tiện ích của nó, mạng xã hội lại “chính là một trong những công cụ bọn khủng bố dùng để cực đoan hóa người trẻ, trong khi những kẻ phân biệt chủng tộc dùng nó để truyền bá bạo lực và sự thù hận”.
Đại diện của bốn công ty có liên quan cũng lên tiếng nhấn mạnh chống hate speech là một trong những mối quan tâm hàng đầu của họ. Đại diện Google cho rằng “nội dung thù hằn bất hợp pháp luôn bị cấm trên nền tảng của chúng tôi”, trong khi Facebook khẳng định “không có chỗ cho nội dung thù ghét” trên mạng xã hội 1,6 tỉ người dùng.
Tuy Jourová chỉ nhắc đến khủng bố như một nguyên nhân khiến châu Âu cần phải có “bộ quy tắc ứng xử” về hate speech, không khó để nhận ra các quy định mới này cũng nhằm ngăn những người tị nạn, người Hồi giáo bị công kích trên mạng xã hội, điều vốn đang diễn ra từng giờ.
Lằn ranh mỏng manh
(Bài đã đăng Tuổi Trẻ Cuối Tuần dưới bút danh Tịnh Anh)
Nỗ lực chống khủng bố
Ngày 31-5, EU, thông qua Ủy ban châu Âu (EC), ký thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử về xử lý các nội dung thù ghét với Facebook, Youtube, Twitter và Microsoft. Tài liệu dài chỉ ba trang giấy này bao gồm “một chuỗi các cam kết chống lại việc lan truyền các nội dung thù ghét trên mạng tại châu Âu”, theo thông cáo cùng ngày của EC.
Mục tiêu chính của thỏa thuận nói trên là ngăn các nội dung có tính chất phân biệt chủng tộc, kỳ thị người nước ngoài được người dùng ở 28 nước thuộc Liên minh châu Âu đưa lên nền tảng của bốn đại gia Internet (ví dụ status trên Facebook, video trên Youtube hay dòng tweet trên Twitter). Cụ thể hơn, thỏa thuận này định nghĩa hate speech là các hành vi “công khai kích động bạo lực hay sự căm ghét nhằm vào một nhóm người hay một thành viên của một nhóm được xác định bởi chủng tộc, màu da, tôn giáo, gốc gác, quốc tịch hay dân tộc”.
Theo thỏa thuận, bốn công ty trên cam kết “xem xét đa số các tin báo yêu cầu xóa các nội dung có tính chất thù ghét trên nền tảng của mình trong vòng ít hơn 24 giờ” (nếu yêu cầu đó là hợp lệ), sau đó xóa hoặc chặn truy cập đến các nội dung này. Các đại gia Internet cũng cam kết sẽ “giáo dục và nâng cao nhận thức của người dùng về các dạng nội dung mà họ không được phép đưa mạng theo nội quy của công ty đó”.
Vĕra Jourová, Cao ủy tư pháp, người tiêu dùng và bình đẳng giới, đã khởi xướng việc đặt ra bộ quy tắc ứng xử trong bối cảnh “các cuộc tấn công khủng bố gần đây nhắc chúng ta về nhu cầu bức thiết của việc giải quyết các nội dung thù ghét bất hợp pháp trên mạng”. Jourová cho rằng bất chấp những tiện ích của nó, mạng xã hội lại “chính là một trong những công cụ bọn khủng bố dùng để cực đoan hóa người trẻ, trong khi những kẻ phân biệt chủng tộc dùng nó để truyền bá bạo lực và sự thù hận”.
Đại diện của bốn công ty có liên quan cũng lên tiếng nhấn mạnh chống hate speech là một trong những mối quan tâm hàng đầu của họ. Đại diện Google cho rằng “nội dung thù hằn bất hợp pháp luôn bị cấm trên nền tảng của chúng tôi”, trong khi Facebook khẳng định “không có chỗ cho nội dung thù ghét” trên mạng xã hội 1,6 tỉ người dùng.
Tuy Jourová chỉ nhắc đến khủng bố như một nguyên nhân khiến châu Âu cần phải có “bộ quy tắc ứng xử” về hate speech, không khó để nhận ra các quy định mới này cũng nhằm ngăn những người tị nạn, người Hồi giáo bị công kích trên mạng xã hội, điều vốn đang diễn ra từng giờ.
Lằn ranh mỏng manh
Cao ủy Jourová cho rằng thỏa thuận giữa EU và bốn đại gia Internet là một bước tiến để đảm bảo rằng Internet vẫn là “nơi mà tự do ngôn luận, tính dân chủ và các giá trị, luật pháp của châu Âu vẫn được tôn trọng”. Song khẳng định về quyền tự do ngôn luận vẫn được bảo đảm đã vấp phải sự phản ứng gần như lập tức của rất nhiều người. Các ý kiến phản đối cho rằng, bằng việc trao quyền xóa nội dung cho bốn gã khổng lồ Internet, EU đã thiết lập sự kiểm duyệt lên thông tin mà người dùng châu Âu chia sẻ trên mạng, trong khi sự kiểm duyệt gần như là kẻ thù của tự do ngôn luận.
Những người phải đối đã lên tiếng trên chính Facebook hay Twitter thông qua hashtag #IStandWithHateSpeech (Tôi ủng hộ hate speech). Theo BBC, nhóm phản đối cho rằng “hate speech” là “thuật ngữ vô nghĩa được tạo ra bởi những kẻ muốn kiểm soát và kiểm duyệt”. Tờ The Huffington Post cũng trích đăng nhiều ý kiến của nhóm phản đối bộ quy tắc ứng xử của EU, cho rằng hate speech là thuật ngữ dùng để “dập tắt các luận điểm trái chiều” và “kiểm duyệt quan điểm không phải là con đường ta nên chọn”.
Những chỉ trích này không phải là không có lý. Thực tế, định nghĩa về hate speech trong bộ quy tắc ứng xử của EU được cho là mơ hồ và không vạch được lằn ranh rõ nét giữa quyền tự do ngôn luận và nội dung mang tính thù ghét. “Thỏa thuận này không thực sự định nghĩa được thế nào là ‘nội dung thù ghét bất hợp pháp’ và không hề cung cấp đủ các biện pháp tự vệ để đảm bảo quyền tự do ngôn luận” - Quartz dẫn lời Jodie Ginsberg, giám đốc điều hành của Index on Censorship, một tổ chức thúc đẩy tự do ngôn luận có trụ sở ở London. Ginsberg cho rằng COC nói trên sẽ “chôn vùi các ý tưởng hay ý kiến ‘khó tiêu hóa’ sâu vào lòng đất”.
Định nghĩa “hate speech” được dùng trong thỏa thuận của EU cũng được cho là quá hẹp khi chỉ xoay quanh phân biệt chủng tộc và kì thị người nước ngoài, trong khi còn rất nhiều hình thức ‘bạo lực’ trên mạng khác, theo The Guardian. Chẳng hạn như việc đưa các nội dung kỳ thị giới tính nhằm vào phụ nữ, dù cũng là một thực tế nhức nhối trong thời Internet, không được xem là “hate speech” theo định nghĩa nói trên của EU.
Mạnh tay với hate speech
Những người phải đối đã lên tiếng trên chính Facebook hay Twitter thông qua hashtag #IStandWithHateSpeech (Tôi ủng hộ hate speech). Theo BBC, nhóm phản đối cho rằng “hate speech” là “thuật ngữ vô nghĩa được tạo ra bởi những kẻ muốn kiểm soát và kiểm duyệt”. Tờ The Huffington Post cũng trích đăng nhiều ý kiến của nhóm phản đối bộ quy tắc ứng xử của EU, cho rằng hate speech là thuật ngữ dùng để “dập tắt các luận điểm trái chiều” và “kiểm duyệt quan điểm không phải là con đường ta nên chọn”.
Những chỉ trích này không phải là không có lý. Thực tế, định nghĩa về hate speech trong bộ quy tắc ứng xử của EU được cho là mơ hồ và không vạch được lằn ranh rõ nét giữa quyền tự do ngôn luận và nội dung mang tính thù ghét. “Thỏa thuận này không thực sự định nghĩa được thế nào là ‘nội dung thù ghét bất hợp pháp’ và không hề cung cấp đủ các biện pháp tự vệ để đảm bảo quyền tự do ngôn luận” - Quartz dẫn lời Jodie Ginsberg, giám đốc điều hành của Index on Censorship, một tổ chức thúc đẩy tự do ngôn luận có trụ sở ở London. Ginsberg cho rằng COC nói trên sẽ “chôn vùi các ý tưởng hay ý kiến ‘khó tiêu hóa’ sâu vào lòng đất”.
Định nghĩa “hate speech” được dùng trong thỏa thuận của EU cũng được cho là quá hẹp khi chỉ xoay quanh phân biệt chủng tộc và kì thị người nước ngoài, trong khi còn rất nhiều hình thức ‘bạo lực’ trên mạng khác, theo The Guardian. Chẳng hạn như việc đưa các nội dung kỳ thị giới tính nhằm vào phụ nữ, dù cũng là một thực tế nhức nhối trong thời Internet, không được xem là “hate speech” theo định nghĩa nói trên của EU.
Mạnh tay với hate speech
Trong những động thái riêng rẽ với nỗ lực liên kết với 5 đại gia công nghệ của EU, chính quyền một số nước châu Âu cũng bắt đầu mạnh tay hơn trong việc xử lý các phát ngôn thù ghét trên mạng xã hội.
Trên thực tế, số người bị bắt vì các phát ngôn thù ghét trên mạng xã hội đang có xu hướng tăng cao từ năm 2015. Tại Anh, chỉ riêng ở London đã có đến 2.500 người bị bắt giữ trong năm năm qua vì đã gửi các tin nhắn có tính chất sỉ nhục lên mạng xã hội, theo báo The Register ngày 2-6. Số người bị bắt vì lý do này hồi năm ngoái là 857, tăng 37% so với năm 2010, theo số liệu của cảnh sát London. Những người này bị bắt vì đã vi phạm Đạo luật về truyền thông năm 2003 của Anh, quy định hành động “sử dụng các mạng giao tiếp công cộng điện tử để gây khó chịu, phiền toái và lo lắng không cần thiết” cho người khác là hành vi giao tiếp bất hợp pháp. Hành vi này được xem là phạm tội hình sự với mức án 6 tháng tù và tiền phạt lên đến 5.000 bảng Anh. Đạo luật này chỉ áp dụng riêng cho London.
Cảnh sát London đã vận dụng đạo luật này để bắt giữ những người gửi tin “hate speech” trên Twitter. Theo trang công nghệ Vocativ, trong số những người bị bắt vì tin nhắn xúc phạm gần đây có một công dân Scotland, do đã các có phát ngôn thù ghét với người tị nạn Syria trên Facebook. Cũng theo Vocativ, hai từ slut và whore, có nghĩa cực kỳ xúc phạm phụ nữ, đã được người dùng ở Anh gửi lên Twitter đến 1,4 triệu lần trong vòng một tháng, tức cứ một phút trôi qua lại có 42 người dùng từ này trên Twitter.
Trong khi đó, theo trang Breitbart, cảnh sát Hà Lan cũng đã để mắt kỹ đến những người chuyên gửi các comment (bình luận) chống người tị nạn lên các mạng xã hội. Chẳng hạn, cảnh sát đã cảnh báo một người ngay trên Twitter rằng “ông gửi nhiều tin nhắn quá đấy. Chúng tôi yêu cầu ông chú ý kỹ lời ăn tiếng nói. Các tin nhắn Twitter của ông có thể được xem là kích động phản loạn”.
Tại Đức, một thanh niên 26 tuổi đã bị kết án 5 tháng tù treo và khoản tiền phạt 300 euro vì một tin nhắn trên Facebook, cho rằng người tị nạn “nên bị thiêu sống hoặc chết đuối ở Địa Trung Hải”, theo Washington Post. Một phụ nữ 29 tuổi ở Berlin cũng bị năm tháng tù treo vì các bình luận kích động trên Facebook, liên quan đến việc một phụ nữ Đức được cho là bị một người tị nạn hãm hiếp. Người này cho rằng nếu Đức không áp dụng các biện pháp chống người tị nạn mạnh mẽ hơn, “sẽ có thêm nhiều nhà cửa của bọn tị nạn bị đốt”.
Trên thực tế, số người bị bắt vì các phát ngôn thù ghét trên mạng xã hội đang có xu hướng tăng cao từ năm 2015. Tại Anh, chỉ riêng ở London đã có đến 2.500 người bị bắt giữ trong năm năm qua vì đã gửi các tin nhắn có tính chất sỉ nhục lên mạng xã hội, theo báo The Register ngày 2-6. Số người bị bắt vì lý do này hồi năm ngoái là 857, tăng 37% so với năm 2010, theo số liệu của cảnh sát London. Những người này bị bắt vì đã vi phạm Đạo luật về truyền thông năm 2003 của Anh, quy định hành động “sử dụng các mạng giao tiếp công cộng điện tử để gây khó chịu, phiền toái và lo lắng không cần thiết” cho người khác là hành vi giao tiếp bất hợp pháp. Hành vi này được xem là phạm tội hình sự với mức án 6 tháng tù và tiền phạt lên đến 5.000 bảng Anh. Đạo luật này chỉ áp dụng riêng cho London.
Cảnh sát London đã vận dụng đạo luật này để bắt giữ những người gửi tin “hate speech” trên Twitter. Theo trang công nghệ Vocativ, trong số những người bị bắt vì tin nhắn xúc phạm gần đây có một công dân Scotland, do đã các có phát ngôn thù ghét với người tị nạn Syria trên Facebook. Cũng theo Vocativ, hai từ slut và whore, có nghĩa cực kỳ xúc phạm phụ nữ, đã được người dùng ở Anh gửi lên Twitter đến 1,4 triệu lần trong vòng một tháng, tức cứ một phút trôi qua lại có 42 người dùng từ này trên Twitter.
Trong khi đó, theo trang Breitbart, cảnh sát Hà Lan cũng đã để mắt kỹ đến những người chuyên gửi các comment (bình luận) chống người tị nạn lên các mạng xã hội. Chẳng hạn, cảnh sát đã cảnh báo một người ngay trên Twitter rằng “ông gửi nhiều tin nhắn quá đấy. Chúng tôi yêu cầu ông chú ý kỹ lời ăn tiếng nói. Các tin nhắn Twitter của ông có thể được xem là kích động phản loạn”.
Tại Đức, một thanh niên 26 tuổi đã bị kết án 5 tháng tù treo và khoản tiền phạt 300 euro vì một tin nhắn trên Facebook, cho rằng người tị nạn “nên bị thiêu sống hoặc chết đuối ở Địa Trung Hải”, theo Washington Post. Một phụ nữ 29 tuổi ở Berlin cũng bị năm tháng tù treo vì các bình luận kích động trên Facebook, liên quan đến việc một phụ nữ Đức được cho là bị một người tị nạn hãm hiếp. Người này cho rằng nếu Đức không áp dụng các biện pháp chống người tị nạn mạnh mẽ hơn, “sẽ có thêm nhiều nhà cửa của bọn tị nạn bị đốt”.
TRƯỜNG SƠN
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.