Vì sao tiền mệnh giá lớn gây cãi nhau to?
Một quan chức người Việt mới đây có gợi ý nên ngưng in tiền mệnh giá lớn để chống tham nhũng. Chuyện tiền nhỏ tiền to hóa ra cũng là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận gần đây ở châu Âu.
Ngày 4-5, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố “sẽ ngừng vĩnh viễn việc in tờ bạc 500 euro và loại mệnh giá này ra khỏi hệ thống đồng euro” vào năm 2018, sau khi “cân nhắc các quan ngại rằng loại tiền này có thể giúp các hoạt động phi pháp diễn ra dễ dàng hơn”. Tờ bạc này có giá trị cực lớn, tương đương 567 USD và hơn 12,7 triệu tiền Việt.
Quyến định sẽ ngưng in tiền 500 euro của EBC được đưa ra chỉ sau 3 tháng kể từ khi loan báo kế hoạch này hồi tháng 2. Thực ra, các ngân hàng ở Anh đã ngưng in thêm, và các công ty đổi ngoại tệ cũng từ chối nhận loại tiền này từ năm 2010 sau khi một báo cáo chỉ ra giới tội phạm chiếm đến 90% nhu cầu của loại mệnh giá này, theo The Guardian. Giới trùm ma túy cũng đã chọn euro làm tiền tệ chính cho các giao dịch phi pháp của chúng, theo nhận định của giới chức Mỹ. The Seattle Times ngày 7-5 dẫn thông tin từ ECB cho hay tờ bạc 500 euro có vai trò quan trọng trong các giao dịch bất chính như rửa tiền và tài trợ khủng bố. Thậm chí, trong ngôn ngữ riêng của một số băng nhóm, tờ tiền này còn được gọi là “tiền Bin Laden”.
Sở dĩ tiền mệnh giá càng cao (như tờ 100 USD, 1.000 franc Thụy Sĩ và 50 bảng Anh) càng được ưa chuộng trong giao dịch phi pháp (buôn bán ma túy, rửa tiền, tài trợ khủng bố, hối lộ quan chức) là bởi tính gọn nhẹ của nó: số lượng tờ bạc ít, nhưng tạo nên tổng số tiền lớn. The Economist ngày 7-5 nhắc lại chuyện một phụ nữ làm liên lạc cho các chiến binh thánh chiến bị bắt khi đang nhập cảnh vào Thổ Nhĩ Kỳ với 40 tờ 500 euro giấu trong quần lót. Người này sẽ phải mặc ‘nội y’ to hơn để chuyển cùng số tiền đó ở dạng các tờ 100 euro.
Cũng hồi tháng 2, Peter Sands, cựu CEO ngân hàng Standard Chartered và hiện là cố vấn cho chính phủ Anh, lên tiếng kêu gọi các chính phủ loại bỏ các đồng tiền mệnh giá cao để “khiến cuộc sống khó khăn hơn với bọn xấu”. Trong bài viết công bố trên tạp chí của Trường kinh doanh Kennedy (thuộc Đại học Harvard), Sands cho rằng các đồng tiền mệnh giá lớn như 500 euro “là phương thức thanh toán ưa thích của bọn tội phạm”. Cựu CEO này đề xuất bỏ những đồng tiền có mệnh giá lớn hơn 50 USD, hay thậm chí thấp hơn thế. “Nhưng trước mắt các chính phủ nên bắt đầu bằng việc ngưng lưu thông đồng tiền có mệnh giá lớn nhất” - ông nói.
Tạp chí Time đưa ra vài phép tính đơn giản để minh họa bọn tội phạm sẽ vất vả thế nào nếu không còn tiền mệnh giá lớn: một chiếc va-li với đầy các tờ 100 USD có thể chứa tổng cộng 1 triệu USD và nặng khoảng 12kg. Nếu phải dùng tờ 50 USD, một tay rửa tiền hay một kẻ tài trợ khủng bố sẽ cần đến 5 chiếc va-li, lúc này đã nặng hơn 60kg, để vận chuyển số tiền tương tự.
Nhưng việc không còn tiền mệnh giá lớn có ảnh hưởng những người tiêu dùng chân chính khác? Sands, cựu CEO Standard Chartered, khẳng định chắc nịch trong bài viết của mình: “Tiền mệnh giá lớn có thể nói là một thứ lỗi thời trong nền kinh tế hiện đại… chúng có chức năng rất nhỏ trong nền kinh tế chính thống, nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế ngầm”. Sands cho rằng trong thời buổi thanh toán điện tử hiện nay, rất ít người dùng tiền mặt cho các món thanh toán giá trị lớn. Và ở đâu cũng thế, dùng tờ 500 euro để mua một cốc cà phê thật không hay cho lắm, và nếu chủ cửa hàng từ chối nhận thì cũng không phải là chuyện lạ.
Vì thế, với Sands cũng như những người ủng hộ ý tưởng ngưng sử dụng tiền mệnh giá lớn, cái lợi của tiền nhỏ là khiến bọn tội phạm khó giao dịch, vận chuyển và cất giấu hơn, còn với người không có mưu đồ gì bất chính, ít có khả năng họ phải vác hàng bao tiền để mua những món đắt tiền khi có thể thanh toán nhanh chóng qua mạng.
Trong số các tờ bạc mệnh giá cao được kêu gọi ngừng lưu thông, chỉ có tờ 500 euro là nhận được phán quyết. Phía Mỹ hiện chưa có bình luận gì về tương lai của tờ 100 USD, trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) khẳng định sẽ vẫn giữ tờ bạc cao nhất - 1.000 franc Thụy Sĩ (1,023 USD). Thậm chí, cựu chủ tịch SNB, ông Jean-Pierre Roth, đã có phản ứng rất gay gắt trước lời kêu gọi chấm dứt lưu hành tiền mệnh giá lớn nói chung và tờ 1.000 franc Thụy Sĩ nói riêng.
“Thật là ảo tưởng khi cho rằng rút tiền mệnh giá lớn ra khỏi nền kinh tế sẽ giúp giảm tội phạm và trốn thuế, vì dù gì thì vẫn sẽ có các biện pháp che giấu khác để thay thế thôi” - Roth viết trên trang web của ngân hàng BCGE, nơi ông đang là chủ tịch, hôm 26-5.
(Bài đã đăng Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 22/2016)
Ngày 4-5, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố “sẽ ngừng vĩnh viễn việc in tờ bạc 500 euro và loại mệnh giá này ra khỏi hệ thống đồng euro” vào năm 2018, sau khi “cân nhắc các quan ngại rằng loại tiền này có thể giúp các hoạt động phi pháp diễn ra dễ dàng hơn”. Tờ bạc này có giá trị cực lớn, tương đương 567 USD và hơn 12,7 triệu tiền Việt.
Quyến định sẽ ngưng in tiền 500 euro của EBC được đưa ra chỉ sau 3 tháng kể từ khi loan báo kế hoạch này hồi tháng 2. Thực ra, các ngân hàng ở Anh đã ngưng in thêm, và các công ty đổi ngoại tệ cũng từ chối nhận loại tiền này từ năm 2010 sau khi một báo cáo chỉ ra giới tội phạm chiếm đến 90% nhu cầu của loại mệnh giá này, theo The Guardian. Giới trùm ma túy cũng đã chọn euro làm tiền tệ chính cho các giao dịch phi pháp của chúng, theo nhận định của giới chức Mỹ. The Seattle Times ngày 7-5 dẫn thông tin từ ECB cho hay tờ bạc 500 euro có vai trò quan trọng trong các giao dịch bất chính như rửa tiền và tài trợ khủng bố. Thậm chí, trong ngôn ngữ riêng của một số băng nhóm, tờ tiền này còn được gọi là “tiền Bin Laden”.
Sở dĩ tiền mệnh giá càng cao (như tờ 100 USD, 1.000 franc Thụy Sĩ và 50 bảng Anh) càng được ưa chuộng trong giao dịch phi pháp (buôn bán ma túy, rửa tiền, tài trợ khủng bố, hối lộ quan chức) là bởi tính gọn nhẹ của nó: số lượng tờ bạc ít, nhưng tạo nên tổng số tiền lớn. The Economist ngày 7-5 nhắc lại chuyện một phụ nữ làm liên lạc cho các chiến binh thánh chiến bị bắt khi đang nhập cảnh vào Thổ Nhĩ Kỳ với 40 tờ 500 euro giấu trong quần lót. Người này sẽ phải mặc ‘nội y’ to hơn để chuyển cùng số tiền đó ở dạng các tờ 100 euro.
Cũng hồi tháng 2, Peter Sands, cựu CEO ngân hàng Standard Chartered và hiện là cố vấn cho chính phủ Anh, lên tiếng kêu gọi các chính phủ loại bỏ các đồng tiền mệnh giá cao để “khiến cuộc sống khó khăn hơn với bọn xấu”. Trong bài viết công bố trên tạp chí của Trường kinh doanh Kennedy (thuộc Đại học Harvard), Sands cho rằng các đồng tiền mệnh giá lớn như 500 euro “là phương thức thanh toán ưa thích của bọn tội phạm”. Cựu CEO này đề xuất bỏ những đồng tiền có mệnh giá lớn hơn 50 USD, hay thậm chí thấp hơn thế. “Nhưng trước mắt các chính phủ nên bắt đầu bằng việc ngưng lưu thông đồng tiền có mệnh giá lớn nhất” - ông nói.
Tạp chí Time đưa ra vài phép tính đơn giản để minh họa bọn tội phạm sẽ vất vả thế nào nếu không còn tiền mệnh giá lớn: một chiếc va-li với đầy các tờ 100 USD có thể chứa tổng cộng 1 triệu USD và nặng khoảng 12kg. Nếu phải dùng tờ 50 USD, một tay rửa tiền hay một kẻ tài trợ khủng bố sẽ cần đến 5 chiếc va-li, lúc này đã nặng hơn 60kg, để vận chuyển số tiền tương tự.
Nhưng việc không còn tiền mệnh giá lớn có ảnh hưởng những người tiêu dùng chân chính khác? Sands, cựu CEO Standard Chartered, khẳng định chắc nịch trong bài viết của mình: “Tiền mệnh giá lớn có thể nói là một thứ lỗi thời trong nền kinh tế hiện đại… chúng có chức năng rất nhỏ trong nền kinh tế chính thống, nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế ngầm”. Sands cho rằng trong thời buổi thanh toán điện tử hiện nay, rất ít người dùng tiền mặt cho các món thanh toán giá trị lớn. Và ở đâu cũng thế, dùng tờ 500 euro để mua một cốc cà phê thật không hay cho lắm, và nếu chủ cửa hàng từ chối nhận thì cũng không phải là chuyện lạ.
Vì thế, với Sands cũng như những người ủng hộ ý tưởng ngưng sử dụng tiền mệnh giá lớn, cái lợi của tiền nhỏ là khiến bọn tội phạm khó giao dịch, vận chuyển và cất giấu hơn, còn với người không có mưu đồ gì bất chính, ít có khả năng họ phải vác hàng bao tiền để mua những món đắt tiền khi có thể thanh toán nhanh chóng qua mạng.
Trong số các tờ bạc mệnh giá cao được kêu gọi ngừng lưu thông, chỉ có tờ 500 euro là nhận được phán quyết. Phía Mỹ hiện chưa có bình luận gì về tương lai của tờ 100 USD, trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) khẳng định sẽ vẫn giữ tờ bạc cao nhất - 1.000 franc Thụy Sĩ (1,023 USD). Thậm chí, cựu chủ tịch SNB, ông Jean-Pierre Roth, đã có phản ứng rất gay gắt trước lời kêu gọi chấm dứt lưu hành tiền mệnh giá lớn nói chung và tờ 1.000 franc Thụy Sĩ nói riêng.
“Thật là ảo tưởng khi cho rằng rút tiền mệnh giá lớn ra khỏi nền kinh tế sẽ giúp giảm tội phạm và trốn thuế, vì dù gì thì vẫn sẽ có các biện pháp che giấu khác để thay thế thôi” - Roth viết trên trang web của ngân hàng BCGE, nơi ông đang là chủ tịch, hôm 26-5.
Các nước cũng đã từng quyết định loại bớt các tờ tiền mệnh giá cao ra khỏi hệ thống. Tại Mỹ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã ngừng lưu thông các tờ bạc 500 USD, 1.000 USD, 5.000 USD và 10.000 USD hồi năm 1969. Canada ngưng phát hành tờ 1.000 CAD năm 2001 và Singapore chính thức loại bỏ tờ 10.000 SGD năm 2014 với lý do chống rửa tiền.
TRƯỜNG SƠN
(Bài đã đăng Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 22/2016)
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.