Các nước tổ chức ngày Valentine như thế nào?




Sắp đến Valentine rùi, các bạn đã có kế hoạch gì chưa? Tặng thiệp, quà, đi chơi với nhau? Nếu chưa biết phải làm gì thì hãy xem lovers các nước đón Valentine thế nào nhé, biết đâu bạn sẽ học hỏi được điều gì mới thì sao?

Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, Valentine là ngày mà phụ nữ, và cả đàn ông – dù ít phổ biến hơn, tặng kẹo, sôcôla hoặc hoa cho người mà họ thích. Điều này gần như đã trở thành “nghĩa vụ” đối với phụ nữ. Phụ nữ làm việc ở các văn phòng thường tặng sôcôla cho tất cả các đồng nghiệp nam, điều này thỉnh thoảng cũng gây tốn kém khá lớn. Loại sôcôla này được gọi là giri-choko (義理チョコ), trong tiếng Nhật giri có nghĩa là bổn phận (obligation) và choko, viết tắt của chokorēto (チョコレート) – nghĩa là sôcôla. Loại sôcôla này ngược với honmei-choko, vốn chỉ dành tặng cho người yêu hoặc những người đặc biệt thân thiết. Bạn bè, đặc biệt là nữ, trao đổi sôcôla với nhau, loại này được gọi là tomo-choko (友チョコ), dĩ nhiên, tomo có nghĩa là “bạn bè” trong tiếng Nhật.

Ngoài ngày Valentine 14-2, ở Nhật còn có một ngày Valentine khác, gọi là Valentine Trắng (White Day), diễn ra vào ngày 14-3. Vào ngày này, các chàng trai phải “đáp lễ” lại đối với những người đã tặng sôcôla cho họ vào ngày 14-2. Tuy nhiên, một số người lại chỉ tặng sôcôla cho bạn gái của họ. Ban đầu, món quà đáp lễ được quy định là sôcôla trắng hoặc kẹo dẻo (marshmallow), vì thế mới gọi là ngày Valentine trắng. Tuy nhiên, các chàng trai “nham hiểm” đã cố tình hiểu theo một nghĩa khác và...đồ lót đã trở thành một món quà phổ biến (éc éc).

Tại Hàn Quốc, có một ngày Valentine khác, gọi là ngày Valentine Đen (Black Day), vào ngày 14-4. Vào ngày này, những chàng trai xấu số, ko nhận được 1 tí quà nào vào ngày Valentine sẽ tập trung lại và ăn Jajangmyun (một món ăn Trung Quốc, mì gói và nước sốt màu đen). Ở Triều Tiên, ngày 11-11 được gọi là Ngày Pepero, các cặp iu nhau sẽ tặng những món quà lãng mạn cho nhay vào ngày này.

Ở Trung Quốc, cũng có một ngày tương tự ngày Valentine. Đó là “Đêm của những số 7” (The night of sevens), vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Ở Nhật cũng có một ngày tương tự như vậy, nhưng là vào ngày 7 tháng 7 dương lịch. Lại có một phiên bản khác của Valentine ở Trung Quốc, vào ngày 15 tháng giêng. Đây cũng là “ngày nghỉ Tết cuối cùng” - 'Last Day of Chinese New Year' - của người Tàu, vì họ thường tổ chức ăn Tết trong khoảng 15 ngày. Trong những ngày này, các cô gái, theo cách truyền thống, sẽ viết tên và địa chỉ lên một...quả quít, trong khi những cô gái thời @ sẽ viết thêm số điện thoại và cả...e-mail vào đó. Cuối cùng họ sẽ ném những quả quít này xuống sông để tìm người iu. Và nhiệm vụ của các chàng trai là vớt những quả quít này lên để tìm người ý hợp tâm đầu. Truyền thống này đến ngày nay vẫn có đấy, mọi người có muốn thử ko? ^^

Trong nền văn hóa Ba tư (Iran), thật tiếc là ngày Valentine phải được tổ chức một cách kín đáo, vì luật Hồi giáo cho rằng việc tổ chức Valentine là một “hành động bắt chước phương Tây mù quáng”.

Theo truyền thống của người Do Thái, ngày 15 của tháng Tu B’Av (ko biết là gì luôn, nhưng muh thường là gần cuối tháng 8 dương lịch) là ngày lễ của tình yêu. Thời xưa thì phụ nữ sẽ mặc đầm trắng và nhảy múa trong vườn nho, nơi mà các chàng trai đang chờ đợi họ. Trong văn hóa Israel hiện nay, đây là ngày để thổ lộ, cầu hôn và tặng thiệp hoặc hoa cho nhau.

Ở Brazil, thật bất ngờ, ko có ngày Valentine. Thay vào đó là "Dia dos Namorados" (tạm dịch: Ngày của quà tặng, hoặc Ngày bạn trai/gái), được tổ chức vào ngày 12 tháng 6. Đây là ngày mà các cặp iu nhau sẽ tặng quà như đồ lót (once again...hehehe), sôcôla, thiệp và cả hoa cho nhau. Ngày này được chọn có lẽ vì nó là ngày trước ngày Thánh Anthony – vị thánh của tình yêu. Vào ngày này phụ nữ sẽ trình diễn những lễ nghi đặc biệt để tìm một người chồng tốt (ngày nay là để tìm bạn giai hehehe)

Tại một nước Nam Mỹ khác là Colombia, ngày "Día del amor y la amistad – ngày của tình bạn và tình iu" sẽ được tổ chức vào thứ sáu và thứ 7 trong tháng chín (hông thấy nói ngày nào). Tại đất nước này, truyền thống Amigo secreto – người bạn bị mất, à ko, bí mật ^_^ - khá phổ biến. Trong truyền thống này, những người tham gia sẽ được chọn ngẫu nhiên một người để tặng quà (hông hiểu lắm).

Mexico cũng tổ chức một ngày tương tự như Colombia, nhưng là vào ngày 14-2.

Ở Phần Lan, ngày Valentine được gọi là "Ystävänpäivä" (đọc được chết liền), nghĩa là ngày của tình bạn. Như tên gọi của nó, ngày này chủ yếu là dành cho bạn bè chứ hok phảo mí ngừ iu nhau ^^.

Ở Slovenia, có một thành ngữ, đại ý là thánh Valentine mang đến “keys of roots”, (éc...ko bít dịch chỗ này...đại khái là mang đến “sức sống” cho rễ cây), vì vậy vào ngày 14-2, thực vật và hoa lá bắt đầu nảy nở. Do đó, ngày Valentine được tổ chức như là ngày làm việc đầu tiên trong vườn nho và bắt đầu vụ mùa. Người ta cũng cho rằng đây là ngày...tỏ tình của chim chóc. Tuy nhiên, chỉ mới đây thôi nó mới được tổ chức như ngày lễ của tình yêu. Theo truyền thống, ngày lễ tình yêu là ngày 12-3, ngày của thánh Gregory. Một thành ngữ khác nói rằng "Valentin - prvi spomladin" (Valentine — vị thánh đầu tiên của mùa xuân), vì ở một số nơi (đặc biệt là White Carniola), thánh Valentine đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân.

Ở Rumani, ngày lễ truyền thống cho những người iu nhau là ngày Dragobete, được tổ chức vào ngày 24-2. Ngày lễ này được đặt tên theo một nhân vật trong truyện cổ Rumania, người được cho là con trai của Baba Dochia (ai vậy trời). Chữ “drag” trong tên của ông cũng là chữ “drag” trong “dragoste - tình yêu” (eh..giống Dragostea Din Tei quá ta). Những năm gần đây, Rumania cũng đã tổ chức ngày Valentine, mặc dù đã có lễ truyền thống Dragobete. Điều này đã nhận được sự phản đối từ nhiều tổ chức, đặc biệt là các tổ chức quốc gia như Noua Dreaptǎ, nơi cho rằng Valentine chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài, và mang nặng tính thương mại. (í..giống mí ngừ hồi giáo ghê)

Ở Na uy, ngày Valentine được gọi là “Valentinsdagen”. Nó ko được tổ chức rộng rãi, nhưng nhiều người vẫn dành thời gian để ở bên người iu của họ, hoặc gửi thiệp cho nhau 1 cách bít mật.

Ngày lễ Valentine cũng có những truyền thống địa phương riêng tại Anh. Ở Norfolk, một nhân vật gọi là Jack sẽ đến gõ cửa từng nhà và phát kẹo và quà cho trẻ em. Mặc dù vậy, có rất nhiều trẻ sợ hãi trước một người bí ẩn như anh.

Cuối cùng, ở Việt Nam. Theo ý xu thì ngày này ở Vietnam cũng chỉ là một hình thức ăn theo phương tây mà thui. Và dĩ nhiên, nó nhận đc ko ít sự phản đối từ các bậc “trưởng lão”…hehehe…tuy nhiên giới trẻ tụi mình thì cứ vô tư, thời hội nhập muh.

Thanks for reading my article, now what I wanna say is:

“HAVE A LOVELY AND ROMANTIC VALENTINE’S DAY WITH YOUR LOVER”

Comments

  1. yea,tao thích cái black day của Hàn Quốc.....giống trong truêện

    ReplyDelete
  2. ừ...tao cũng ko ngờ là có ngày đó

    ReplyDelete

Post a Comment

Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.

Popular posts from this blog

[Truyện ngắn] Am cu ly xe - Thanh Tịnh