Con quay Fidget spinner: trò chơi hay công cụ?
Nếu Pokemon Go là cái tên khuấy đảo mùa hè năm ngoái, thì năm nay cả thế giới lại xoay theo vòng quay của con quay Fidget spinner - món đồ chơi nhỏ gọn nhưng không kém phần gây tranh cãi
Fidget spinner có cấu tạo đơn giản gồm ba cánh quạt xoay quanh một trục, được làm bằng nhựa hoặc thép, có loại khi quay có ánh đèn nhấp nháy hay phát ra âm thanh. Cách chơi đơn giản không ngờ: chỉ việc dùng tay xoay phần quạt cho quay mòng mòng. Thế là hết.
Khi bắt đầu gây sốt, giới trẻ bắt đầu mày mò tìm ra cách xoay và “biểu diễn” chiêu trò với con quay. Nhiều video hướng dẫn chơi Fidget spinner đã xuất hiện trên YouTube, có cái đến hơn 5 triệu lượt xem, đủ chứng tỏ sức hút của trò chơi này.
Các cửa hàng bày bán con quay này đều “cháy hàng”. Tính đến ngày 1-6, trong top 20 món đồ chơi bán chạy nhất trên cửa hàng trực tuyến Amazon có đến 18 vị trí là của Fidget spinner.
Quá hot, trường cấm cửa
Con quay được cho là giúp giải tỏa căng thẳng cho những ai không thể ngồi yên, cứ cảm giác thấy “thiếu thiếu” ở bàn tay mỗi khi mất tập trung, mà thường là ta sẽ xoay xoay cây bút hoặc vớ lấy smartphone cho tiện.
Một số nhà sản xuất còn quảng cáo con quay có thể giúp học sinh tập trung hơn khi ngồi trên lớp.
Yếu tố “khoa học” nhất của con quay này chính là các quy luật vật lý giúp nó quay và cân bằng, không hề có những công nghệ thời thượng như thực tế ảo hay trí tuệ nhân tạo, không cần Internet, không gắn với smartphone.
Con quay này là một công cụ “giải độc công nghệ” hiệu quả, góp phần giảm lệ thuộc vào điện thoại thông minh.
Một số nghiên cứu còn cho rằng chơi con quay sẽ giúp người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) tập trung tốt hơn.
Schweitzer và Gibbs cũng đồng tình việc không nên đưa con quay vào trường học.
“Bạn mong đợi gì khi đặt con quay đầy gọi mời trước mặt lũ trẻ? Liệu chúng sẽ quay nó ngay tắp lự, hay lôi bài lịch sử ra học?” - Schweitzer hỏi.
Schweitzer cũng lưu ý các công cụ kiểm soát giác quan chỉ là một phần nhỏ trong liệu trình điều trị cho người mất tập trung.
“Trò chơi này chỉ đơn giản là vui và giải trí - Schweitzer nói - Điều trẻ thực sự cần là vận động như đứng lên, vươn vai cho giãn gân giãn cốt hay đi bộ”.
Fidget spinner có cấu tạo đơn giản gồm ba cánh quạt xoay quanh một trục, được làm bằng nhựa hoặc thép, có loại khi quay có ánh đèn nhấp nháy hay phát ra âm thanh. Cách chơi đơn giản không ngờ: chỉ việc dùng tay xoay phần quạt cho quay mòng mòng. Thế là hết.
Khi bắt đầu gây sốt, giới trẻ bắt đầu mày mò tìm ra cách xoay và “biểu diễn” chiêu trò với con quay. Nhiều video hướng dẫn chơi Fidget spinner đã xuất hiện trên YouTube, có cái đến hơn 5 triệu lượt xem, đủ chứng tỏ sức hút của trò chơi này.
Các cửa hàng bày bán con quay này đều “cháy hàng”. Tính đến ngày 1-6, trong top 20 món đồ chơi bán chạy nhất trên cửa hàng trực tuyến Amazon có đến 18 vị trí là của Fidget spinner.
Quá hot, trường cấm cửa
Con quay được cho là giúp giải tỏa căng thẳng cho những ai không thể ngồi yên, cứ cảm giác thấy “thiếu thiếu” ở bàn tay mỗi khi mất tập trung, mà thường là ta sẽ xoay xoay cây bút hoặc vớ lấy smartphone cho tiện.
Một số nhà sản xuất còn quảng cáo con quay có thể giúp học sinh tập trung hơn khi ngồi trên lớp.
Yếu tố “khoa học” nhất của con quay này chính là các quy luật vật lý giúp nó quay và cân bằng, không hề có những công nghệ thời thượng như thực tế ảo hay trí tuệ nhân tạo, không cần Internet, không gắn với smartphone.
Con quay này là một công cụ “giải độc công nghệ” hiệu quả, góp phần giảm lệ thuộc vào điện thoại thông minh.
Một số nghiên cứu còn cho rằng chơi con quay sẽ giúp người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) tập trung tốt hơn.
Dù được cho là giúp học sinh tập trung, con quay này lại bị nhiều trường học cấm cửa vì tác dụng ngược. Nhiều học sinh mang con quay vào lớp và bắt đầu thi thố nhau xem ai quay lâu, hay làm được nhiều chiêu hơn.
Nhiều trường học ở Anh và nhiều nước đã cấm học sinh mang con quay vào lớp vì lo các em mê chơi, cùng với lo ngại con quay có thể “trật đường ray” và bay lung tung làm người khác bị thương.
The Washington Post ngày 1-6 cho biết ít nhất 11 bang ở Mỹ đã cấm Fidget spinner và con số này sẽ tiếp tục tăng. Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo nguy cơ mắc nghẹn do trẻ nhỏ nuốt toàn bộ hoặc một phần của con quay khi rơi vỡ.
Trò chơi hay công cụ?
Trả lời được câu hỏi Fidget spinner là trò chơi hay công cụ cũng là hiểu được vì sao con quay này có công lẫn tội.
Theo trang Science News for Students, con quay này thuộc nhóm công cụ “điều khiển giác quan” như quả bóng mềm để bóp, hay viên đá cầm giữa các ngón tay mà các chuyên gia trị liệu thường dùng để giúp bệnh nhân bình tĩnh mỗi khi căng thẳng. Trong tiếng Anh, các công cụ này được gọi là fidget.
“Các công cụ này giúp ta chạm vào vật thể và cử động nhẹ, từ đó làm dịu cơ thể và giúp tâm trí tập trung, tỉnh táo” - Science News for Students dẫn lời giải thích của Claire Heffron, chuyên gia vật lý trị liệu ở Cleveland (Mỹ).
Nhà tâm lý trị liệu Julie Schweitzer thuộc Đại học California (Mỹ) cũng cho rằng Fidget spinner và các công cụ điều khiển giác quan khác giúp ích cho người bị ADHD.
“Với những người mắc chứng này, càng vận động thì càng tập trung” - Schweitzer giải thích.
Theo Schweitzer, tác dụng của việc phải làm gì đó với đôi tay của người bị ADHD cũng giống như việc người bình thường hay vỗ vào mặt để tỉnh táo, hoặc có thói quen rung đùi hay lắc chân khi ngồi làm việc để tập trung.
Vấn đề với Fidget spinner chính là các lợi điểm trên là có thật, song chúng “không phải là phương thuốc thần và không dành cho tất cả mọi người” - Varleisha Gibbs, nhà trị liệu người Úc, cảnh báo.
Dù xoay con quay giúp học sinh bị ADHD tập trung hơn, việc có người khác chơi xung quanh lại khiến trẻ mất tập trung.
Lý do, theo Schweitzer, vì trẻ bị ADHD rất dễ phân tâm, nếu thấy bạn bè cùng chơi con quay, nó sẽ hướng mọi sự chú ý vào sự kiện đó thay vì bài giảng của giáo viên.
Nhiều trường học ở Anh và nhiều nước đã cấm học sinh mang con quay vào lớp vì lo các em mê chơi, cùng với lo ngại con quay có thể “trật đường ray” và bay lung tung làm người khác bị thương.
The Washington Post ngày 1-6 cho biết ít nhất 11 bang ở Mỹ đã cấm Fidget spinner và con số này sẽ tiếp tục tăng. Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo nguy cơ mắc nghẹn do trẻ nhỏ nuốt toàn bộ hoặc một phần của con quay khi rơi vỡ.
Trò chơi hay công cụ?
Trả lời được câu hỏi Fidget spinner là trò chơi hay công cụ cũng là hiểu được vì sao con quay này có công lẫn tội.
Theo trang Science News for Students, con quay này thuộc nhóm công cụ “điều khiển giác quan” như quả bóng mềm để bóp, hay viên đá cầm giữa các ngón tay mà các chuyên gia trị liệu thường dùng để giúp bệnh nhân bình tĩnh mỗi khi căng thẳng. Trong tiếng Anh, các công cụ này được gọi là fidget.
“Các công cụ này giúp ta chạm vào vật thể và cử động nhẹ, từ đó làm dịu cơ thể và giúp tâm trí tập trung, tỉnh táo” - Science News for Students dẫn lời giải thích của Claire Heffron, chuyên gia vật lý trị liệu ở Cleveland (Mỹ).
Nhà tâm lý trị liệu Julie Schweitzer thuộc Đại học California (Mỹ) cũng cho rằng Fidget spinner và các công cụ điều khiển giác quan khác giúp ích cho người bị ADHD.
“Với những người mắc chứng này, càng vận động thì càng tập trung” - Schweitzer giải thích.
Theo Schweitzer, tác dụng của việc phải làm gì đó với đôi tay của người bị ADHD cũng giống như việc người bình thường hay vỗ vào mặt để tỉnh táo, hoặc có thói quen rung đùi hay lắc chân khi ngồi làm việc để tập trung.
Vấn đề với Fidget spinner chính là các lợi điểm trên là có thật, song chúng “không phải là phương thuốc thần và không dành cho tất cả mọi người” - Varleisha Gibbs, nhà trị liệu người Úc, cảnh báo.
Dù xoay con quay giúp học sinh bị ADHD tập trung hơn, việc có người khác chơi xung quanh lại khiến trẻ mất tập trung.
Lý do, theo Schweitzer, vì trẻ bị ADHD rất dễ phân tâm, nếu thấy bạn bè cùng chơi con quay, nó sẽ hướng mọi sự chú ý vào sự kiện đó thay vì bài giảng của giáo viên.
Schweitzer và Gibbs cũng đồng tình việc không nên đưa con quay vào trường học.
“Bạn mong đợi gì khi đặt con quay đầy gọi mời trước mặt lũ trẻ? Liệu chúng sẽ quay nó ngay tắp lự, hay lôi bài lịch sử ra học?” - Schweitzer hỏi.
Schweitzer cũng lưu ý các công cụ kiểm soát giác quan chỉ là một phần nhỏ trong liệu trình điều trị cho người mất tập trung.
“Trò chơi này chỉ đơn giản là vui và giải trí - Schweitzer nói - Điều trẻ thực sự cần là vận động như đứng lên, vươn vai cho giãn gân giãn cốt hay đi bộ”.
BOX
Cô giáo Mandy Veza lại “đi ngược dòng”, đưa Fidget spinner làm giáo cụ dạy toán, khoa học và kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề cho học sinh Trường tiểu học Roslyn (Úc).
Theo trang stuff.co.nz, cô Veza cho học trò đo chu vi, đường kính các vòng quay, ghi lại số giây của mỗi lượt quay hay tự làm con quay. Bài tập kế tiếp là viết thư gửi thầy hiệu trưởng, kể cho thầy nghe mình thích hay ghét con quay Fidget spinner.
Cô giáo Mandy Veza lại “đi ngược dòng”, đưa Fidget spinner làm giáo cụ dạy toán, khoa học và kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề cho học sinh Trường tiểu học Roslyn (Úc).
Theo trang stuff.co.nz, cô Veza cho học trò đo chu vi, đường kính các vòng quay, ghi lại số giây của mỗi lượt quay hay tự làm con quay. Bài tập kế tiếp là viết thư gửi thầy hiệu trưởng, kể cho thầy nghe mình thích hay ghét con quay Fidget spinner.
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.