Tất cả sẽ không còn dây!
Để bảo vệ cho hành động táo bạo “khai tử” jack cắm tai nghe 3,5mm trên chiếc iPhone đời mới nhất, Apple cho rằng đó là sự khởi đầu cho một “tương lai không dây” mà họ hướng tới từ lâu.
Ở một thế giới các thiết bị kết nối hoàn toàn với nhau mà chẳng cần dây nhợ lòng thòng, cần sự phát triển đồng bộ của các công nghệ khác như kết nối Wi-Fi, 4G, sạc không dây, pin...
Tầm nhìn không dây
Tại buổi ra mắt iPhone 7 ngày 7-9, phó chủ tịch Apple Philip Schiller nhắc đến tương lai mà hãng theo đuổi: các thiết bị mang thương hiệu Apple sẽ thôi lòng thòng dây nhợ. “Đã gọi là thiết bị di động thì chẳng có lý gì khi ta phải tự lấy dây (cáp) buộc mình với chúng cả” - Schiller nói.
Loại bỏ jack cắm headphone nghĩa là người dùng iPhone 7 chỉ có thể nghe nhạc thông qua AirPods - tai nghe không dây được giới thiệu kèm theo dòng iPhone mới nhất của Apple.
Tai nghe này giống hệt dòng tai nghe EarPods do Apple sản xuất từ năm 2012, chỉ khác một điểm duy nhất: chúng không có dây. Người dùng chỉ việc nhét hai nút tai nghe vào tai và âm nhạc sẽ được phát qua Bluetooth.
Trong đoạn video quảng cáo cho AirPods, Jony Ive, thiết kế trưởng của hãng, cho rằng loại bỏ dây nhợ khỏi các thiết bị cuối cùng sẽ mang đến “kết nối trơn tru giữa bạn và thiết bị” và chốt lại “Chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu của một tương lai thực sự không dây mà chúng tôi đã đeo đuổi nhiều năm qua”.
Sau buổi ra mắt iPhone 7, cụm từ “tương lai không dây” lập tức nóng trở lại trên các trang mạng về công nghệ. Nhiều chuyên gia tin rằng tai nghe không dây thực sự là bước đầu tiên của Apple trong mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái mà tất cả thiết bị gắn ở nhà đều có thể giao tiếp và kết nối không dây với nhau.
Hãy nhớ chính Apple đi tiên phong trong việc loại các ổ đĩa và cổng cắm ra khỏi dòng máy tính xách tay MacBook của mình, buộc người dùng phải chuyển sang giao tiếp không dây hoặc tận dụng công nghệ điện toán đám mây.
“Loại bỏ jack cắm tai nghe là cách Apple muốn nói rằng một ngày nào đó, mọi trải nghiệm với smartphone sẽ là không dây” - Tim Bajarin, chuyên viên phân tích thuộc Công ty nghiên cứu thị trường Creative Strategies, nói với New York Times.
Theo Bajarin, nếu Apple thực sự xem kết nối không dây là một phần quan trọng cho việc phát triển tương lai của hãng, không khó để tưởng tượng “Quả táo cắn dở” sẽ hướng tới việc “kết nối toàn bộ các thiết bị khác nhau của hãng với phần mềm viết riêng cho các xe thông minh - CarPlay”.
New York Times cho rằng sau bước đi đầu tiên này, Apple sẽ tung ra nhiều thay đổi đột phá về công nghệ trong tương lai, nhất là sang năm, khi iPhone tròn 10 tuổi. Một trong những đổi mới đó, theo Bajarin, có thể là thiết bị sạc không dây cho iPhone, điều mà đối thủ Samsung đã làm ngay từ khi tung ra Galaxy S6 hồi năm ngoái.
Tự sạc trong không khí
Chuyên gia Bajarin không phải là người duy nhất quan tâm đến công nghệ sạc không dây. Theo trang Mashable, để một tương lai không dây thực sự diễn ra, ngoài các thiết bị không dây cần phải thêm hỗ trợ từ nhiều công nghệ khác, như sạc không dây hoặc pin bền hơn. Chẳng ai muốn cứ phải đem thiết bị kết nối không dây đi cắm sạc nhiều lần (vì mau hết pin) cả.
Trong khi Apple lập tức vấp phải nhiều chỉ trích khi dám “xóa sổ” jack cắm tai nghe, Stan Schroeder, biên tập viên cấp cao của trang tin công nghệ Mashable, tin rằng hành động của Apple là “can đảm”, và hãng công nghệ hàng đầu thế giới có lý do để làm điều đó.
“Vậy công ty này có thể đang bí mật nghiên cứu cái gì để có thể bảo đảm cho quyết định trông có vẻ như tồi tệ đó? - Schroeder viết trên Mashable ngày 8-9 - Thuyết âm mưu của tôi là: Apple biết chắc sớm muộn gì cũng sẽ có công nghệ đột phá về sạc không dây, pin hoặc cả hai, nên họ muốn đi tắt đón đầu”.
Tác giả bày tỏ tin tưởng Apple đã vạch sẵn tầm nhìn cho ngày mà “cả MacBook, iPhone lẫn mọi thiết bị cầm tay khác đều có phiên bản hoàn toàn không dây - khi đó ta có thể đặt chúng ở bất kỳ đâu trong phòng và chúng sẽ tự sạc”.
Điều này cũng đòi hỏi sự phát triển tương ứng ở công nghệ pin, và Schroeder thừa nhận “chỉ cải tiến chút chút chứ chưa thấy đột phá, dù các nhà sản xuất đã rất cố gắng”. Song, chỉ cần 1 trong 2 công nghệ sạc và pin phát triển đột phá, Schroeder tin rằng sẽ chẳng cần lắm dây nhợ làm gì. “Nếu thiết bị có thể tự sạc “trong không khí”, chỉ cần một cổng kết nối là đủ nhu cầu” - Schroeder kết luận.
Để củng cố giả thuyết của mình, tác giả chỉ ra Apple đã đăng ký nhiều bằng sáng chế liên quan đến sạc không dây từ năm 2012 và 2013, và đã có nhiều báo cáo về các phòng thí nghiệm bí mật của hãng ở San Jose, nơi nhiều khả năng dành cho việc nghiên cứu công nghệ không dây.
Hồi tháng 1, Bloomberg cũng cho rằng Apple sẽ tung ra sạc không dây cho iPhone “ngay trong năm 2017”. Cuối cùng, Schroeder khẳng định Apple đang tập cho người dùng quen với việc “làm mọi thứ thông qua kết nối không dây”, từ dùng AirDrop để gửi nhận file đến AirPods để nghe nhạc không sợ rối dây tai nghe.
Máy tính trong tai mình
Sự kiện Apple nhảy vào lĩnh vực tai nghe không dây cũng khiến gợi nhớ đến một thị trường công nghệ tuy chưa thu hút được nhiều chú ý nhưng không kém phần hứa hẹn: hearable - tức những thiết bị không dây có thể đeo vào tai một cách kín đáo, cho phép người dùng điều khiển bằng giọng nói và “trả lời” lại cũng bằng giọng nói thẳng vào tai người dùng.
Nếu đã xem bộ phim Her (2013), ta có thể dễ dàng hình dung công nghệ này. Thực tế, AirPods cho phép người dùng gõ nhẹ vào bên hông để “đánh thức” Siri, sau đó ra lệnh cho trợ lý ảo này điều chỉnh âm lượng, chơi một bài/playlist trong máy, gọi ai đó trong danh bạ hay hỏi đường.
Mọi giao tiếp giữa ta và máy chỉ một mình ta biết - một lợi thế và điểm đặc trưng của hearable nếu so với các thiết bị wearable (như Google Glass hay smartwatch). Reuters cho rằng từ những nền tảng ban đầu này, bước kế tiếp là làm sao để tai nghe thông minh hơn.
Để củng cố giả thuyết của mình, tác giả chỉ ra Apple đã đăng ký nhiều bằng sáng chế liên quan đến sạc không dây từ năm 2012 và 2013, và đã có nhiều báo cáo về các phòng thí nghiệm bí mật của hãng ở San Jose, nơi nhiều khả năng dành cho việc nghiên cứu công nghệ không dây.
Hồi tháng 1, Bloomberg cũng cho rằng Apple sẽ tung ra sạc không dây cho iPhone “ngay trong năm 2017”. Cuối cùng, Schroeder khẳng định Apple đang tập cho người dùng quen với việc “làm mọi thứ thông qua kết nối không dây”, từ dùng AirDrop để gửi nhận file đến AirPods để nghe nhạc không sợ rối dây tai nghe.
Máy tính trong tai mình
Sự kiện Apple nhảy vào lĩnh vực tai nghe không dây cũng khiến gợi nhớ đến một thị trường công nghệ tuy chưa thu hút được nhiều chú ý nhưng không kém phần hứa hẹn: hearable - tức những thiết bị không dây có thể đeo vào tai một cách kín đáo, cho phép người dùng điều khiển bằng giọng nói và “trả lời” lại cũng bằng giọng nói thẳng vào tai người dùng.
Nếu đã xem bộ phim Her (2013), ta có thể dễ dàng hình dung công nghệ này. Thực tế, AirPods cho phép người dùng gõ nhẹ vào bên hông để “đánh thức” Siri, sau đó ra lệnh cho trợ lý ảo này điều chỉnh âm lượng, chơi một bài/playlist trong máy, gọi ai đó trong danh bạ hay hỏi đường.
Mọi giao tiếp giữa ta và máy chỉ một mình ta biết - một lợi thế và điểm đặc trưng của hearable nếu so với các thiết bị wearable (như Google Glass hay smartwatch). Reuters cho rằng từ những nền tảng ban đầu này, bước kế tiếp là làm sao để tai nghe thông minh hơn.
Theo CNBC, người tiên phong trong lĩnh vực hearable chính là Bragi, một công ty khởi nghiệp của Đức, với sản phẩm tai nghe không dây thông minh The Dash năm 2014 và mới đây là The Headphone.
“Đó thực sự là một máy tính nhỏ đặt trong tai bạn - CEO Bragi, Nikolaj Hviid, nói về The Dash với CNCB - Nó theo dõi cử động, nhịp tim, lưu lượng máu, huyết áp và cả hơi thở của bạn và sẽ đưa ra lời khuyên bạn nên làm gì để giữ sức khỏe, hoặc giúp bạn tập thể dục đúng cách”.
Bragi cũng vừa hợp tác với IBM để trang bị trí thông minh nhân tạo Watson của hãng này vào dòng tai nghe không dây mới của mình để thiết bị hearable có thể “dò dấu hiệu sự sống để phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ và cả dịch ngôn ngữ”.
Ngày 9-9, Bragi cũng post lên Facebook bản so sánh AirPods với The Dash và The Headphone theo các tiêu chí kết nối Bluetooth, chất lượng âm thanh, các tính năng theo dõi sức khỏe. Rốt cuộc công ty Đức kết luận sản phẩm của Apple chẳng làm được gì ngoài có kết nối Bluetooth!
Hearable không nhất thiết phải là tai nghe. Công ty khởi nghiệp BioSensive Technologies (Canada) hồi đầu năm đã tung ra dòng “khuyên tai thông minh” có khả năng theo dõi nhịp tim và hoạt động sức khỏe của người dùng.
5G là mảnh ghép còn thiếu
Thật thiếu sót nếu bàn về “tương lai không dây” mà lại không nhắc đến hạ tầng Internet, yếu tố cốt lõi giúp mọi thứ có thể kết nối với nhau.
Chúng ta đã có kết nối Wi-Fi, sóng 4G bắt đầu phổ biến, nhưng “(công nghệ mạng di động) 5G (mới) chính là mảnh ghép còn thiếu của bức tranh tương lai không dây” - chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) Tom Wheeler khẳng định tại Super Mobility 7-9, hội nghị thường niên của ngành công nghiệp không dây Mỹ.
Theo Wheeler, người dùng Internet hiện buộc phải lựa chọn 1 trong 2: hoặc tốc độ cao (kết nối có dây), hoặc tính di động (không dây). Theo tạp chí PCWorld, ngành công nghiệp không dây vẫn còn nhiều việc phải làm để tiến đến công nghệ 5G, với mốc thời gian dự kiến sớm nhất là năm 2020.
Liên minh Wi-Fi từng cho biết sẽ ra mắt kiểu Wi-Fi mới tiết kiệm năng lượng có tên Wi-Fi HaLow vào khoảng năm 2018. The Verge cho rằng Wi-Fi HaLow là “câu trả lời của Liên minh Wi-Fi với Bluetooth”, bởi công nghệ kết nối không dây mới này “có đầy đủ các tính năng như Bluetooth nhưng tầm hoạt động xa hơn và khả năng xuyên tường tốt hơn”.
Trong tương lai không dây, kết nối Internet ngoài việc phải nhanh và mạnh hơn, còn phải được phủ rộng khắp hơn. Facebook đang làm điều đó thông qua dự án Aquila - máy bay không người lái chạy năng lượng mặt trời, mang sóng Internet đến những vùng xa xôi hẻo lánh nhất khắp thế giới. Aquila đã có chuyến bay thử thành công kéo dài 90 phút hồi tháng 7, và đang tiếp tục phát triển để mỗi chuyến bay “mang Internet về với buôn làng” có thể kéo dài ba tháng.
|
Comments
Post a Comment
Để đề phòng blog bị lỗi ko comment được, trước khi bấm Post comment các bạn nên copy nội dung comment lại trước.