Làng đại học và những đổi thay
Hôm trước đi học, nghe bạn bè kể lúc sáng sau khi ngủ gà ngủ ngật trên xe bus như thường ngày đến trường, lúc xe dừng bánh mở mắt ra bước xuống thì thấy mình đang ở chỗ nào đó lạ hoắc. Phải mất vài giây bối rối và thêm mấy giây bình tĩnh quan sát nữa các bạn mới nhận ra bến xe bus đã dời sang chỗ khác, và may quá, bến mới gần trường hơn bến cũ. Làng đại học Thủ Đức đang thay đổi từng ngày. Những cung đường mới, trải nhựa phẳng lỳ, đang được hoàn tất, uốn lượn quanh co theo những triền dốc, xóa lấp dần những khoảng đường đá đỏ mù bụi ngày xưa. Những mảng xanh dần nhường chỗ cho những công trình mới. Cả khu vực này giờ đây như một đại công trường, với hàng trăm công nhân miệt mài ngày đêm cho những tòa nhà mới, những con đường mới. Chỉ mới 3 năm gắn bó với nơi này mà đã chứng kiến biết bao sự thay đổi, như được nhìn một đứa trẻ lớn lơn trước mắt mình, chứng kiến từng giai đoạn phát triển, từng diện mạo mới trong hành trình của nó. Ấy vậy mà đã đến lúc sắp phải rời xa nơi này, trở vào thành phố ồn ào tấp nập.
Với những người đi trước, làng đại học Thủ Đức sẽ gợi lại trong họ hình ảnh một khu rừng hoang tàn với những trường đại học cũ kỹ, xấu xí. Với lứa sinh viên chúng tôi, làng đại học vẫn còn là một khu hoang vắng với những rừng cây bạch đằng rải rác, và những khoảnh đất mênh mông đỏ hoang vu vẫn còn quá nhiều, bao vây lấy những ngôi trường xưa cũ; và xen kẽ giữa những trường, những ký túc xá lại là những khu dân cư tự phát, những xóm trọ nhếch nhác tồi tàn. Làng đại học quả thật khó gây ấn tượng tốt với những người lần đầu tiên đến với nó, và sau đó, đau đớn thay, lại phải gắn bó với nó ít nhất 1 năm.
Nhưng đó là chuyện của 5 – 10 năm trước. Làng đại học hôm nay, và ngày mai, đã khác. Tôi vẫn còn nhớ ngày đầu tiên đặt chân đến nơi này, một sự pha trộn cảm xúc giữa sự hồi hộp, thích thú của một tân sinh viên chân ướt chân ráo trên hành trình tìm đến ngôi trường mới, pha lẫn với sự ngạc nhiên đến bất ngờ vì mới vài phút trước đó thôi còn ở trên xa lộ ào ào xe cộ, mà giờ đây lại ở giữa chốn hoang vu chẳng khác bãi đất quê mình. Khi ấy làng đại học cũng đã thay đổi rất nhiều so với những gì tôi được nghe những người đi trước kể lại, đã có những con đường trải nhựa xa hun hút và những triền dốc dài thoai thoải. Và những hàng cây, những mảng rừng rải rác vẫn không đủ che cho cái nắng đến ngộp người, không đủ lọc bớt những khói bụi mịt mù của từng hàng xe container, xe bus cứ chốc chốc lại bóp còi inh ỏi rồi vụt qua như những hung thần.
Ấy vậy mà đó chính là thời điểm của sự vụt lớn, thay da đổi thịt nhanh đến ngạc nhiên của khu vực này. Tôi mừng vì không phải đến với nó quá sớm, để phải chịu cảnh “ở rừng”, và tôi cũng không buồn vì sắp phải ra đi, sẽ không được sống những ngày quang cảnh ở đây rực rỡ huy hoàng. Hơn tất cả, tôi thấy mình may mắn khi đến làm cư dân ở đây vào đúng giai đoạn này, được chứng kiến từng bước đổi thay của nó. Như đã nói, nó giống như nhìn thấy một đứa trẻ lớn lên trước mắt mình. Sở dĩ tôi so sánh như vậy là vì hằng ngày tôi đều được ngắm em bé con chị chủ canteen ở dãy nhà tôi đang ở chạy lon ton chơi đùa dưới sân. Ngày tôi năm nhất em chỉ còn ẵm ngửa, sang năm 2 đã biết đi, đã chịu cho tôi bế, và đến năm 3 thì em đã có thể ngồi líu lo trò chuyện với tôi. Em bé là thước đo rõ ràng nhất cho sự phát triển và đổi thay của tất cả mọi thứ ở đây, từ những con người gắn bó với nơi này, hay những người đến rồi đi, đến những công trình ngày ngày lại hoàn thiện thêm một chút.
Những con đường đang được xây dựng. Photo: Phi Yến |
Ngày tôi đến, Đại học Bách khoa chỉ vừa xong tòa nhà H1, xung quanh vẫn là mênh mông đồng trống và đất đỏ khô cằn. Con đường cắt ngang ký túc xá vẫn còn là một bãi đất ngổn ngang, sình lầy nước đọng. Còn hôm nay, ngày tôi đi, tòa nhà H2 của Bách khoa đã gần hoàn tất, và bãi đất hoang vu lầy lội hôm nào giờ đã là con đường đẹp bậc nhất nơi đây, với những dàn đèn cao vút [tiếc thay, dạo này chẳng thấy mở nữa]. Những ngả đường trải dài, tỏa đi khắp nơi rồi kết nối lại với nhau, định hình một cách rõ ràng những cung đường huyết mạch dẫn đến mọi nơi trong khu làng đại học.
Ngày tôi đến, Đại học Quốc tế chỉ vừa mới đặt những viên gạch đầu tiên, nằm sau bến xe bus và xung quanh vẫn là bãi chăn thả lý tưởng cho dân du mục. Nào bò nào dê. Còn giờ đây, bến xe bus cũng đã dời đi, giúp cho ngôi trường màu đỏ bordeaux quý phái này hiện lên hiên ngang, sừng sững, và những bãi chăn thả đã không còn, thay vào đó là những con đường sạch trơn màu nhựa mới, dẫn về phía xa và giao với những cung đường quanh co đầy dốc xung quanh hồ Đá. Hồ Đá vẫn còn là hồ tử thần như nhiều năm nay vẫn thế, và thật tiếc thay cho những người coi thường mạng sống của mình. Sao không chỉ đơn thuần đi dạo trên những con đường đẹp đẽ đó, hay đơn giản chỉ là ngồi trên triền dốc nhìn xuống mặt hồ mênh mang sóng nước, hay tham gia thả, hoặc chỉ nhìn thôi, những cánh diều chao lượn trên cao, mà lại trầm mình xuống đó để rồi không còn bao giờ được là cư dân của ngôi làng đang ngày một xinh đẹp này nữa?
Đại học Quốc tế, Photo: XT. |
Đại học Khoa học tự nhiên. Photo: XT |
Ngày tôi đến, ký túc xá chỉ có 15 dãy nhà, xung quanh vẫn còn quá buồn bã quạnh hiu. Ngày tôi đi, 4 dãy nhà mới đã mọc lên, thế chỗ cho những mảnh đất trống đầy cỏ lau, hoa dại ngày xưa. Những ngọn đồi trong khuôn viên kí túc xá vẫn xanh, những khóm hoa vẫn rực rỡ, và tinh thần của cư dân Quốc gia plaza vẫn rực lửa như ngày nào. Vẫn có những sự kiện văn nghệ thường xuyên diễn ra khiến đời sống nơi đây, cả vật chất lẫn tinh thần, không ngừng được nâng cao. Còn đâu cái thuở lên kí túc xá được xem như lên rừng, khi giờ đây có thể sống cả tháng trong này mà không cần phải ra đường, vì chẳng thiếu một dịch vụ nào, từ bơm xe vá áo đến cắt tóc làm đầu.
KTX ngày xưa. Photo: xuxu |
và nay đã khác. Photo: XT |
Và tôi, người đã gắn bó nơi đây 3 năm, ắt hẳn sẽ tìm về để chứng kiến ngày ấy, để đặt chân lên những con đường mới mở, để vào những tòa nhà mới xây, và để chiêm nghiệm về một thời đã sống và đã yêu ở cái mảnh đất này.
Đây sẽ là những dòng đầu tiên tôi viết về nơi này trước ngày ra đi. Và những dòng hoài niệm về những tháng ngày tươi đẹp nơi đây, có lẽ sẽ dành đến khi tôi thực sự không còn dịp bước đi trên những con đường quanh làng đại học này nữa.
Ngày ấy đã không còn xa.
Tui thấy ngoài vài tòa nhà đã hoàn tất và vài con đường được tráng nhựa ra thì mọi thứ vẫn nhếch nhách như hồi tui mới lên đây! Nhưng nói chung xa làng đại học này chắc sẽ nhớ nhiều!
ReplyDeleteuh đúng vậy. nhưng tui thật sự thích những con đường mới mở. chuyện nhếch nhác chính là cái chuyện mà tui viết "ko bít bao giờ mới dứt" đó. nhưng gì thì gì, đi xa chắc chắn sẽ nhớ :)
ReplyDeletecám ơn bút chì nhé, lâu rùi mới thấy còm :D
Lần đầu tiên mih đặt chân lên mảnh đất này đó là 1 nơi hoang tàn, khi ra đi nó vẫn là 1 nơi vắng vẻ...sau vài năm h quay trở lại, đúng là 1 nơi thật khác: xih đẹp, hiện đại, nhộn nhịp...và h chih mih lại góp phần xd DHQG ngay cag rộng mở, tốt đẹp hơn...cảm giác thật là vui giống như bao năm bôn ba j quay trở lại chốn cũ xd lại ngôi nhà năm xưa...:)
ReplyDeletehùi trc năm 1, xuống cái làng này, đúng là như 1 cái làng...tệ hết chỗ nói. bi h đỡ rồi. mai mốt nó khang trang như công viên thì mình lại ra trg....
ReplyDeleteẶc. T viết sai chính tả. Hìhì. Bạn Xu k hỏi t là nữa, chắc là biết rồi hén. hehe.
ReplyDeleteNgày lành. :)
tui chỉ đoán thôi chứ ko chắc lắm. thôi cứ bí ẩn thế đi cho nó hấp dẫn ;)
ReplyDeletehom wa t moi xuong, thay doi wa chung! trang nong Sai thanh>len xw bus ngu trua, xuong duoi dt het pin ko goi ai ra choi het>"<, di dao ktx, bua nay doi thay nhiu wa, ma o duoi mat ghe,
ReplyDeletesao hok chụp hình trường mình đưa lên Xu?
ReplyDeletekì thị nghen ke`ke
sao hok chụp hình trường mình đưa lên Xu?
ReplyDeletekì thị nghen ke`ke
@thanlan: ừa, mát hơn trong sg nhìu hehe
ReplyDelete@quỳnh: hoho, người ta nói "xấu thì che mà tốt thì khoe" mà hehe =))
so với sài gòn, thì đây vẫn là nơi lý tưởng hơn đối với dân tỉnh như e. Ko khói bụi, ko ồn ào và ko đầy những cạm bẫy như trong SG. blog cảm động quá!!
ReplyDeleteCam xuc qua :X! Vikki thi cha chung kien duoc doi thay gi nhieu nhu vay...hjic! Ben nay cai nao cai nay cung ca nam muoi nam, tram nam ko ah...Po tay :(!...
ReplyDeleteaXu, Lang dai hoc la noi tat ca sinh vien cua cac truong tu lai, roi o chung mot khu ha?! Vui qua vay :X:X:X!...aXu co o do ko? Hay chi sinh vien nam nhat bi bat buoc o day ?!...
Chào Kim,
ReplyDeleteEm phải nói là 'với dân tỉnh tụi mình' chứ. hii. a cũng vậy mà :) đúng là nó thích hợp với tụi mình hen, gần gũi như ở quê. nhưng với những ng năng động hơn thì họ sẽ ko chấp nhận bị gò bó ở đó đâu. đó là lý do a sắp phải rời bỏ nó :(
Vikki,
ReplyDeleteuh làng ĐH là khu vực tập trung của các college của Vietnam National University đó em. Theo quy hoạch thì sẽ thành khu khép kín, gồm các trường, KTX, khu dịch vụ giải trí thương mạn, v.v. Khoảng vài 3 năm nữa thì sẽ thành 1 khu cực đẹp và hiện đại. hihi.
Theo bài viết này thì a đã ở đây suốt 3 năm đầu ĐH rùi mờ :P năm sau vào tp để hoàn tất năm cuối ^^
trạm xe buýt đó tạm thời thui anh xu à, nó thảm hơn trạm cũ nữa >.< hic, nó ko chạy qua ktx, ức chế quá đi bộ xa lắc à => xe buýt tụt hậu ^^!
ReplyDeleteuh anh cũng thấy nó để là trạm xe bus tạm. nhưng may cho mấy bạn học nhân văn mà ở tp, còn dân ktx thì xui. hehe. bữa a đi đúng ngày đầu tiên nó dời đó, ở ktx chui ra đứng nửa tiếng chả thấy xe đâu, may sao bà bán nước chỉ đường mới bít, fải lội ra tới ngã ba 621 luôn :(
ReplyDeletelúc về thì lại lội bộ từ bến mới về ktx :((
vậy sau này bến chính thức sẽ ở đâu hén, ko lẽ dân ktx bị thiệt thòi vậy :(
hihi. chính xác là dân tỉnh chúng mình. TĐ từng là mơ ước của e, khi ko có cơ hội ở đây, phải chấp nhận ở trong Sg thì ghét sg lắm. Nhưng mỗi chỗ điều có cái thuận lợi và khó khăn riêng. Bây giờ thú thật thì cũng thích SG với những điểm tốt riêng cuả nó.
ReplyDeleteKhi gắn bó với cái gì quá lâu rồi mà phải xa nó thì buồn thật đấy. e cũng hỉu cảm giác đó. Vì e cũng sắp chuyển nhà, phải xa cái nơi mình từng sống 2 năm trời. Cái cảm giác này đúng là buồn thiệt. hix
hix.may' ban dung` co complain cai' dzu SG on` ao` va` bui bam nua~.(mac du` dung' thiet). tai vi` mi' ban chua co thoi gian de discover het SG ah'. hum nao` contact vs minh`, minh` lam free tour guide cho.dam~ bao~ mi' ban ma ko thay doi y' kien thi` tour guide tui day ko nhan tien` boa.^^
ReplyDeletelần đầu đặt chân vào đất ktx ĐHQG là 5 năm trước. lúc đấy chỉ 1 suy nghĩ là khi vào đại học phải học nơi khỉ ho cò gáy này sao :(
ReplyDeletegiờ chính thức là sv ĐHQG. tự hào. TĐ k hẳn là khỉ ho cò gáy vì giờ đã đổi thay rất nhiều. chỉ mới ở 1 năm thôi mà đã thấy khác rất nhiều. yêu lắm ĐHQG
Tức. ko đc học ngày nào ở cái cơ ngơi mới của KHTN ở Linh Trung
ReplyDelete@Panda: glad to see you love 'our village' too ^^
ReplyDelete@LKD: hehe. chia bùn. tức thiệt hen. t mà là m t cũng tức lém