Linh tinh chuyện học hành
Hết tuần này, tôi sẽ hoàn tất năm thứ 3 ở đại học của mình. Chỉ còn vài buổi nữa là được nghỉ ôn thi. Thời gian trôi qua thật quá nhanh, khó có thể tin được là chỉ còn một năm nữa sẽ ra trường. Năm nay tôi được học toàn những môn chuyên ngành, khá bận rộn nên thấy thời gian trôi mau cũng đúng thôi. Mấy hôm nay tìm tài liệu chuẩn bị cho môn Material for language teaching (tạm dịch Giáo trình giảng dạy) phát hiện ra nhiều điều lý thú về việc giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh dành cho trẻ em (đề tài bài tập của tôi ở môn này là chọn sách và thiết kế chương trình dạy cho các bé từ 5 – 10 tuổi). Entry này xin kể ra vài suy nghĩ trong quá trình làm bài.
Môn Material này sẽ thật chán nếu như chúng tôi không được giao bài tập về anh văn trẻ em như vậy. Thật biết ơn cô giáo, có lẽ đã nắm bắt được tâm lý của sinh viên, nên đã ra đề tài này. Thật vậy, môn học sẽ rất chán nếu tôi phải lục tung những giáo trình dạy anh ngữ cho sinh viên, người lớn, hoặc ở trình độ cao, vốn đậm tính học thuật và có phần khô khan. Sách cho trẻ em thì khác, luôn đầy sắc màu, cùng những hình ảnh, nhân vật hoạt hình và những bài khác hết sức dễ thương. Không kể đến những giáo trình đã quá quen thuộc với trẻ em Việt Nam như Let’s go, tôi muốn tìm những thứ lạ lẫm hơn, vừa mang mục đích không đụng hàng cho bài thi, vừa muốn tò mò khám phá thế giới đầy màu sắc của những quyển giáo trình anh văn trẻ em. Và đúng thật, tôi đã được lạc vào một thế giới hoàn toàn mới. Mỗi quyển sách tìm được, đọc qua đều khiến tôi mê mẩn và muốn học ngay [thật lạ vì lẽ ra tôi phải muốn dùng ngay những quyển ấy để dạy cho học trò mình].
Cuốn đầu tiên tôi tìm được là You and Me, của nhà xuất bản Oxford University Press (OUP). Đây là nhà xuất bản yêu thích nhất của tôi. Tất cả những sách của OUP đều cực hay, dù đó là sách dành trong trẻ em hay những giáo trình chuyên môn (thật may mắn vì phần lớn tài liệu [tham khảo] của tôi đều đến từ nhà xuất bản này). Giáo trình nước ngoài hơn hẳn việt nam về mọi mặt, từ mặt hình thức như cách trình bày, in ấn, trang trí, màu sắc, ảnh bìa, v.v cho đến cách thể hiện nội dung rõ ràng, và lối viết sách như kể chuyện [dùng ngôi thứ nhất (xưng tôi) để trình bày], cũng như cách mở đầu, kết thúc và chuyển tiếp giữa các chương đều được tác giả quan tâm rất chi tiết. Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở phần sau của entry, và cũng xin nói thêm do không có điều kiện sử dụng sách gốc nên toàn bộ những sách của OUP trước đến nay đều là sách photo, và những giáo trình mà tôi sử dụng cho môn Materail này đều là bản scan ebook, nhưng điều đó vẫn không làm giảm sức hút của chúng.
Trở lại với quyển You and Me Starter. Tôi chọn cuốn sách này vì nó phù hợp với đối tượng mà tôi sắp dạy (trẻ nhỏ từ 5 – 10 tuổi), cũng như những hình ảnh dễ thương của nó. Tiếc một điều là bản scan trắng đen chứ không phải màu, vì thế mà bạn bè tôi vẫn hay chọc quê là học trò sẽ rất chán khi phải học sách đen thủi đen thùi như vậy. Uh, con nít mà, không có màu mè thì sẽ không “dụ” được chúng. Vậy thì thôi không dùng quyển này nữa, chuyển sang quyển khác.
Những quyển tiếp theo nằm trong sự lựa chọn của tôi là Cutting Edge Starter và Super Kids 1. Hai quyển này đều của Longman chứ không phải OUP và có nguy cơ đụng hàng khá cao vì chúng rất phổ biến ở Việt Nam. Hơn nữa Cutting Edge không sử dụng hình vẽ kiểu truyện tranh mà dùng toàn người thật, còn Super Kids thì đầy hình dễ thương, nên tôi sẽ dùng một vài activity trong đó cho chương trình của mình.
Nhưng quyển cuối cùng mà tôi chọn là Incredible English, level 1. Bộ giáo trình này, tất nhiên, là của OUP. Bản mới nhất xuất bản năm 2006. Với bộ sách này tôi càng thêm ngưỡng mộ OUP, vì chỉ cần lên trang chủ của họ (www.oup.com) là sẽ được cung cấp toàn bộ thông tin về các tác phẩm đã xuất bản. Với bộ Incredible English này, tôi còn có thể download nhiều tài liệu phụ thêm như các bản in bài hát, những hình vẽ cần thiết cho các hoạt động cắt dán, xếp hình, tô màu, v.v. Hơn thế nữa, cả bộ [package] Incredible còn bao gồm quyển Teacher’s book cực kì chi tiết. Chỉ đến khi học môn này tôi mới quan tâm đến Teacher’s book, cũng như biết cách phân tích một quyển giáo trình sâu hơn, chứ không đơn thuần như chỉ lật ra xem mục lục như từ trước đến giờ. Teacher’s book của Incredible English vô cùng chi tiết, cung cấp đủ các thông tin về khóa học, cách sử dụng sách, cũng như dành nhiều bí kíp cho giáo viên trong lúc dạy.
Trong quá trình học, các giáo viên có hay nói “thời của chúng tôi thế này … , còn thời nay các bạn có may mắn hơn …”. Ngẫm lại thấy cũng đúng, tôi may mắn lớn lên trong thời đại internet nên mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhiều so với những bậc đi trước. Nhưng thật ra internet chỉ hỗ trợ cho tôi từ bậc đại học, chứ cái thời mới vỡ lòng đi học anh văn thì chắc cũng không khác ngày xưa là mấy. Tôi vẫn còn nhớ ngày đầu tiên đi học lớp anh văn thí điểm ở trường tiểu học, dành riêng cho học sinh khá giỏi của trường. Lúc đó tôi lớp 4, hào hứng đi học những bài ngoại ngữ đầu tiên. Thời gian quá lâu đã khiến tôi không còn nhớ rõ mặt cô giáo ngày đó, chỉ nhớ cô đi xe Chaly màu xanh, dạy rất vui. Ngày đó tôi yêu thích tiếng Anh đến nỗi có quyển tập trúng thưởng nhờ uống Pepsi, có in hình các ngôi sao thần tượng thời đó như Ronaldo, Carlos, tôi để dành mãi không dùng cho môn học nào vì sợ uổng. Đến tiếng Anh thì không còn tiếc của nữa, dành hẳn quyển vở quí giá đó cho môn học yêu thích. Thường cái gì đầu tiên khi ta còn nhỏ thì sẽ ăn sâu mãi mãi, tôi vẫn còn nhớ những từ tiếng Anh đầu tiên mình được học là apple, egg và orange, sẵn để giới thiệu các nguyên âm trong tiếng Anh. Ngày đó tôi thường học từ vựng bằng cách dùng phấn viết đầy sân xi măng, viết xong rồi xóa, rồi lại viết tiếp. Nhờ vậy mà nhớ thật dai những từ vựng đầu tiên.
Những bài học vỡ lòng ngày đó đã dẫn đến những ngày xin mẹ cho vào học trung tâm anh ngữ mỗi chiều, và cứ thế niềm yêu thích ngày một tăng dần và trải qua nhiều giai đoạn, lấy bằng này bằng kia, thi học sinh giỏi, vào lớp chuyên, và đến cả đại học, tôi vẫn gắn bó với nó. Ngày xưa chỉ học sách Streamlines đen trắng dày cộm, nghe băng đọc dở ẹc thôi cũng đã thấy thích lắm rồi, nào có được như bây giờ. Sách vở vô cùng đa dạng, hình ảnh tươi tắn bắt mắt, nhiều bài hát con nít thật dễ thương…
Tự nhiên viết lan man quá chừng. Lâu rồi mới viết entry tự sự như vầy, dạo này trời nóng quá cũng chẳng có cảm xúc viết gì khác.
Đi làm bài tiếp thôi :)
Rảnh dữ hem?? Hok lo học thi đi đồ hêu mập! Híhí, đoán xem t là ai??
ReplyDeletenghe giọng điệu y chang Tewa...hehe..is that you? B-)
ReplyDeleteHồi xưa tao học chung với mày trong trung tâm anh văn trong chùa nè! Hok biết mày còn nhớ hok nữa?
ReplyDeleteChào anh xu mập!
ReplyDeleteAnh xu mập ơi, anh chỉ em cách chèn chatbox và thay theme nhé! Cảm ơn anh nhìu! ^^
@Tồn: how could I forget it? haha. I still remember that you were so good a pupil at that time that nearly outplayed me in the class :)
ReplyDelete@Khuê: uh, tối nay xong việc sẽ sang chỉ cho Khuê nhé ;)
ọc, nghe kể có vẻ hào hứng bây. Môn này tao học thì gọi là Teaching Methodology. Thực tập dạy giáo trình American Headway 2, an phận ko sáng tạo gì ráo.
ReplyDeleteTeaching Methodology is another course, my friend. In that course, we learn how to make a lesson plan and how to teach the four skills L,S,W and R respectively. Materials for language teaching, on the other hand, is to learn how to analyze and investigate a coursebook, how to set a syllabus based on the situation of the class you are to teach, etc.
ReplyDeleteMy mid term task is to evaluate a course book and create a syllabus based on an unit from that book, and end up teaching the whole class an activity within that unit :)
When learning Teaching methodology, we were also allowed to choose our own course book and make the lesson plan by ourselves. It's better than you, hah?
ReplyDeleteSao em ko nói với chị nè, chị có nhiều sách thiếu nhi lắm
ReplyDeletedạ tại em đâu có biết đâu chị hihi. vậy mai mốt em mượn nha ^^ cám ơn chị iu :*
ReplyDelete