Posts

Showing posts from 2017

“Hãy cứu lấy Internet”

Image
Lời kêu gọi “Hãy cứu lấy Internet” hay “Hãy giữ sự tự do của Internet” hoặc những tít báo kiểu “Internet sẽ không còn giống như ta từng biết” đang tràn ngập các trang tin công nghệ ở Mỹ từ hạ tuần tháng 11. Tại sao vậy?

Robot Sophia: Kinh ngạc và khiếp sợ

Image
Sophia - một “cô gái robot” vừa được trao quyền công dân Saudi Arabia - đang khiến truyền thông tốn giấy mực và xới lại cuộc tranh luận gay gắt về giới hạn của trí tuệ nhân tạo (AI) và phát triển robot.

Xả súng, màu da và tôn giáo

Image
Thảm kịch Las Vegas không phải là vụ xả súng đầu tiên xảy ra dưới triều tổng thống Donald Trump, nhưng nó là vụ đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ hiện đại chứ không chỉ trong 8 tháng từ khi nhà tỉ phú bước vào Nhà Trắng. 

[Review] Ghi chép nhỏ của người cưỡi ngựa

Image
#xuđọc - Review  Ghi chép nhỏ của người cưỡi ngựa của Phan Thị Vàng Anh.

Mọi thứ đều có thể... giả mạo

Image
Trong thời tin tức giả (fake news), đôi khi “trăm nghe trăm thấy” cũng vẫn bị lừa như thường.

“Vừng ơi mở ra”

Image
Nếu 40 tên cướp có mật khẩu tốt hơn “Vừng ơi mở ra”, có lẽ kho báu đã không về tay Ali Baba.

“Bệnh” thời công nghệ đã đến mức nào?

Image
Vì sao mạng xã hội chia sẻ hình ảnh như Instagram hay Snapchat được cho là “tốt cho selfie nhưng hại cho tinh thần”?

Emoji: Tiến bộ hay bước lùi của ngôn ngữ?

Image
Emoji, những biểu tượng nhỏ xíu dùng để thể hiện cảm xúc trong giao tiếp điện tử, đang dần trở thành một thứ ngôn ngữ mới. Nhưng phải chăng sử dụng hình ảnh thay lời nói thật ra lại là một bước lùi của ngôn ngữ?

Càng quên càng nhớ

Image
Đừng tự trách bản thân vì tính đểnh đoảng, nhớ trước quên sau mà hãy lấy đó làm mừng: theo một nghiên cứu mới, hay quên là bình thường và thậm chí còn giúp chúng ta thông minh hơn.

[Review] Kẻ khủng bố là ai?

Image
Đây là bài điểm sách đăng báo đầu tiên của mình.

Vừa mặc đẹp, vừa cứu Trái đất

Image
Theo một báo cáo năm 2015 của trang web môi trường Ecowatch, thời trang là ngành công nghiệp gây ô nhiễm thứ hai thế giới sau dầu khí.

Từ "Uber toilet" đến nhà vệ sinh không cần nước

Image
Thị dân hiện đại và người nghèo nơi xa xôi hẻo lánh mong chờ “cuộc cách mạng” nào cho nhu cầu thiết yếu hàng đầu của con người – chuyện đi vệ sinh?

Không có luật bù trừ cho giấc ngủ

Image
“Thức khuya hôm nay, ngủ bù ngày mai” gây hại cho sức khỏe nhiều hơn chỉ là cảm giác uể oải vào hôm sau.

Công nghệ màn hình: Cuộc đua của những viễn mơ

Image
Khái niệm về màn hình co giãn được mà Samsung vừa giới thiệu một lần nữa cho thấy cuộc đua tìm kiếm thế hệ tiếp theo cho công nghệ màn hình chưa bao giờ thiếu những ý tưởng điên rồ. Khi màn hình cong đã khá phổ biến với các sản phẩm tivi và smartphone, các nhà sản xuất đang theo đuổi tầm cao mới: màn hình có thể bẻ hoặc gấp, thậm chí giãn ra hay co lại mà vẫn thể hiện hình ảnh như thường. Tại Display Week - nơi hội tụ các nhà sản xuất màn hình vừa kết thúc hôm 25-5, Samsung trình diễn sản phẩm mẫu của màn hình co giãn được (stretchable screen) với kích thước 9,1 inch. Người dùng có thể ấn màn hình cho lõm xuống hoặc lồi lên trong tầm 12mm và nó tự co trở lại vị trí cũ. Samsung đã sử dụng công nghệ silic đa tinh thể nhiệt độ thấp (LTPS) làm biến dạng các điểm ảnh cần thiết để co giãn màn hình. Dù chỉ là bản mẫu, màn hình của Samsung khiến giới công nghệ cực kỳ ấn tượng. Theo trang Mashable, với một màn hình có thể linh động về kích cỡ như vậy sẽ có nhiều ứng dụng hữu ích. “V

Con quay Fidget spinner: trò chơi hay công cụ?

Image
Nếu Pokemon Go là cái tên khuấy đảo mùa hè năm ngoái, thì năm nay cả thế giới lại xoay theo vòng quay của con quay Fidget spinner - món đồ chơi nhỏ gọn nhưng không kém phần gây tranh cãi

Xây lâu đài không cát

Image
Thế giới rồi sẽ không còn cát, nguồn nguyên liệu cốt yếu của bêtông. Giới khoa học hiểu rõ nguy cơ này và đã bắt đầu tìm kiếm giải pháp bêtông không cần cát, xanh hóa bêtông, hay thậm chí tìm vật liệu xây dựng mới, xanh hơn, bền vững hơn.

Tất cả sẽ không còn dây!

Image
Để bảo vệ cho hành động táo bạo “khai tử” jack cắm tai nghe 3,5mm trên chiếc iPhone đời mới nhất, Apple cho rằng đó là sự khởi đầu cho một “tương lai không dây” mà họ hướng tới từ lâu.

Tắm lạ, khỏe thật - Phần 4: Tắm hồng ngoại

Image
Chuyện xông hơi cho ra mồ hôi để thấy khỏe người không phải là mới mẻ. Nhưng nếu thay hơi nước nóng bằng tia hồng ngoại, cũng giúp “nóng trong người” và đổ mồ hôi thì sao? 

“Bỗng dưng muốn khóc” vì mã độc tống tiền: tiên trách kỷ

Image
Câu chuyện mã độc tống tiền (ransomware) WannaCry khiến hàng chục vạn máy tính “bỗng dưng muốn khóc” trung tuần tháng 5 là “hồi chuông cảnh tỉnh” với mọi người dùng về tầm quan trọng của bảo mật.

Tắm lạ, khỏe thật - Phần 3: Tắm âm thanh, tắm muối

Image
Các phương pháp cổ điển như dùng muối chữa đàm hay ra mồ hôi giải bệnh đã phát triển thành những xu hướng “tắm lạ” nào?

Làm gì khi không thể cấm túi nilon?

Image
Cấm sử dụng túi nilon là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường, song ai cũng phải thừa nhận rằng giải pháp này không bao giờ có thể thực hiện được triệt để. Một lối tiếp cận khác là chế tạo nilon xanh, thân thiện môi trường, hoặc tìm ra ứng dụng đột phá cho nilon tái chế.

Công nghệ cho người "mong ước kỷ niệm xưa"

Image
Những món đồ công nghệ cũng có thể là tấm vé đi tuổi thơ với nhiều người. Nhưng đánh vào hoài niệm của người dùng để khiến họ móc hầu bao tìm lại chút kỷ niệm xưa, như một số thương hiệu vừa làm, có thật là lựa chọn đúng?

Tắm lạ, khỏe thật - Phần 2: Tắm cát

Image
“Tắm cát”, tưởng là người anh em của tắm bùn, nhưng không phải thế. Người tắm cát sẽ tự vùi mình vào lòng đất - có thể là sa mạc hay bờ biển - để giải độc cơ thể.

Facebook còn muốn ta "sống ảo" đến mức nào?

Image
Con người sẽ “trở nên tốt hơn” hay ngày càng “sống ảo” khi ranh giới giữa thật và ảo được xóa nhòa hơn bao giờ hết, khi tầm nhìn mới của Facebook là muốn con người không nhìn đời bằng con mắt của họ, mà qua camera smartphone và kính thực tế ảo (virtual reality - VR)?

Tắm lạ, khỏe thật - Phần 1: Tắm rừng

Image
Những kiểu “tắm lạ”, hòa mình vào những thứ không - phải - là - nước, lại là một xu hướng mới trong trị liệu sức khỏe bởi hiệu quả giải stress và điều trị được nhiều chứng bệnh.

App sằp hết thời

Image
Điện thoại thông minh có phải đã hết thời như tuyên bố gần đây của một kỹ sư công nghệ Microsoft, một “nhân vật” tưởng như không thể thiếu trong công nghệ di động hiện đại?

Startup Trung Quốc và cuộc đua “xe đạp ơi”

Image
Nền kinh tế chia sẻ đã cho ra đời những hình thức vận tải mới như Uber hay Grab, và cả các phiên bản phái sinh như “xe ôm công nghệ” cho thị trường Việt Nam, vậy còn xe đạp thì sao? Hai công ty startup (khởi nghiệp) Trung Quốc - Mobike (trụ sở Thượng Hải) và Ofo (Bắc Kinh) đã đặt cược vào mô hình “Uber xe đạp” và đang tạo ra một cuộc chạy đua song mã giành giật khách hàng trong nước, nơi xe đạp từng là biểu tượng thuở hàn vi của nền kinh tế hiện đứng thứ 2 thế giới. Cần cứ lấy - trả đâu cũng được Mô hình “thuê xe đạp thông minh” của Mobike và Ofo nhìn chung giống nhau: người dùng tải ứng dụng để mở khóa xe và sử dụng, sau đó trả tiền thuê theo giờ. Điểm đặc biệt và cũng là điều cả Mobike và Ofo đều tự hào: khách hàng có thể đậu và trả xe bất kỳ chỗ nào, thay vì phải chạy đến đúng trạm như các mô hình cho thuê xe đạp khác. Mobike thậm chí còn có điểm cộng so với đối thủ: ứng dụng của hãng cho phép người dùng tìm xe đang trống thông qua GPS. Tờ Wall Street Journal mô tả cuộc chiến

Tôi dư một ít bánh, bạn cần dùng không?

Image
Trên thế giới này, người thừa, kẻ thiếu thực phẩm chẳng có gì lạ. Làm cách nào để có thể chia sẻ những thực phẩm dư thừa ấy cho người cần?

Review Khi loài vật lên ngôi

Image
Khi loài vật lên ngôi là quyển tiểu thuyết khoa học giả tưởng cực kỳ xuất sắc, đậm chất trào phúng giễu nhại nhưng có hàm lượng tri thức khổng lồ và nhiều thông điệp ẩn chứa. Tiểu thuyết kể lại toàn bộ quá trình khi một chủng đặc biệt của loài sa giông có thể bắt chước tiếng người, sử dụng hai tay và đứng trên hai chân, được phát hiện và bị con người lợi dụng làm công cụ săn ngọc trai và xây dựng công trình lấn biển, cho đến khi chúng tiến hóa, thông minh dần, tiếp cận văn minh và cuối cùng là "lên ngôi".  Sa giông cuối cùng nổi dậy và tạo nên cuộc chiến với loài người. Đọc quyển này giống như được xem toàn bộ quá trình của 1 dân tộc, sinh ra, tiến hóa và đến nấc cuối cùng của bậc thang văn minh. Tác giả mượn chuyện sa giông để nói chuyện con người, từ các thể chế chính trị, luồng tư tưởng, quan điểm về chủng tộc... Đọc cực kỳ bổ não.  Chất lượng bản dịch tiếng Việt cũng tuyệt vời.  Best book I've read so far this year!

Những cỗ máy hacker

Image
Thượng tuần tháng 8, nhiều sự kiện an ninh mạng quy mô toàn cầu diễn ra gần như cùng lúc tại Mỹ, cảnh báo được đưa ra: trong chiến tranh mạng, sẽ đến ngày hacker máy móc thay thế các hacker là con người, độ nguy hiểm nâng lên gấp bội.

Nếu tôi chết xin hóa thân thành đất

Image
Người ta thường nói chết là “trở về cát bụi” và cách chúng ta làm hiện nay đang đầu độc thêm Trái đất. Một ý tưởng mới nảy sinh: thân xác chúng ta sẽ trở thành đất dinh dưỡng cho cây cối và bảo vệ đất mẹ nơi đã sinh ra ta.

Ăn kiêng tốt cho não như tập thể dục

Image
Một nhà thần kinh học đăng lên Facebook: “Ăn kiêng tốt cho não và cả cơ thể bạn đấy”, chắc chắn nhiều người sẽ vào “like”, trừ nhà sản xuất thực phẩm và các hãng dược. Vì sao thế?

Đi tìm những cái nhất thế giới

Image
 David McCandless, nhà thiết kế và giám đốc sáng tạo hiện đang sống ở London, đã kỳ công tổng hợp một bản đồ với mỗi quốc gia được “gắn nhãn” là thứ mà nó đứng đầu thế giới dựa theo 9 tiêu chí: hàng hóa, tâm lý, sinh thái, ẩm thực, kinh tế, nhân học, công nghệ, điều tốt đẹp và xấu xí. Bản đồ đăng trên trang InformationIsBeautiful.net do McCandless làm chủ, phơi bày cái nhất (cả tốt lẫn xấu) của từng quốc gia, khiến người đọc thích thú nhưng cũng dễ cau mày vì nhiều thông tin có thể gây mích lòng. Đáng khoe và khó khoe Nhiều thông tin trên bản đồ thuộc loại dễ đoán, như Cuba đứng đầu về lượng bác sĩ, Thụy Điển là “trùm” nhạc pop, và Afghanistan lại có cái nhất không mong muốn: sản xuất thuốc phiện nhiều nhất. Theo bản đồ, Nhật Bản không có đối thủ về ẩm thực (cũng dễ hiểu vì quốc gia này có số lượng nhà hàng 3 sao Michelin nhiều nhất thế giới), còn Singapore về nhất theo tiêu chí có nhiều người khỏe mạnh nhất. Bản đồ có thể được dùng làm kho câu hỏi đố vui lý thú. Hãy thử

2017: Kể chuyện bằng VR

Image
Công nghệ thực tế ảo (VR) được cho là sẽ định nghĩa lại cách kể chuyện bằng hình ảnh - tức làm thay đổi cách sản xuất và thưởng thức video trong năm 2017.

[Review] Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất

Image
Review nhanh vế quyển sách 'đọc mở hàng' năm 2017.

Một năm đọc sách - 2016

Image
Nhìn lại một năm vui cùng sách vở.